Mở Lớp Dạy Nghề đan Cói, Bèo Bồng Xuất Khẩu Cho Chị Em Phụ Nữ Xã ...

Ảnh 1.jpg

Lớp dạy nghề bước đầu thu hút 24 học viên, lựa chọn 2 học viên/mỗi chi hội là hội viên hội phụ nữ xã Hoằng Xuân tham gia. Tham gia lớp học, các học viên sẽ nắm vững kỹ thuật, mỹ thuật các sản phẩm đan từ nguyên liệu cói hoặc bèo. Thành phẩm đặt ra yêu cầu khá khắt khe, đó là: đúng kích cỡ yêu cầu, tròn, đều, đẹp, chắc tay, chỉ cần một mấu cói thừa ra trên sản phẩm cũng sẽ phải làm lại. Nhìn chung, công việc này không khó, không vất vả nhưng cần kiên trì, tỉ mỉ. Lớp học nghề do các kỹ thuật viên HTX công nghiệp mỹ nghệ xuất khẩu Trung Kiên xã Hoằng Trung hướng dẫn.

Ảnh 2.jpg

Việc tổ chức mở các lớp dạy nghề ngắn hạn tại xã Hoằng Xuân sát với nhu cầu đăng ký thực tế của phụ nữ nông thôn sẽ giúp việc gắn kết giữa dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng một bộ phận nông nghiệp sang làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tay nghề kỹ thuật và việc làm thường xuyên, qua đó góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Được biết, để công tác dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn đạt hiệu quả cao, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện đã tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của lao động nữ ở nông thôn đối với công tác đào tạo nghề; đa dạng hóa các hình thức dạy nghề phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương… Hiện nghề đan cói xuất khẩu cũng đang được duy trì cho lao động nữ tại xã Hoằng Đức.

Thanh Quý – Trung tâm VHTT TT&DL

Từ khóa » Dạy đan Cói