Thanh Hóa: Nhọc Nhằn Nghề đan Quại Cói Nuôi Con ăn Học

Khi đồng hồ mới điểm sang đầu giờ chiều, nhiều phụ nữ ở xã Hoằng Xuyên (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã rục rịch ra đồng cắt cói, dưới cái nắng gay gắt. Cói sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô và dùng để đan quại.

Theo người dân địa phương, thời gian để thu hoạch cói trung bình khoảng 3 – 4 tháng. Khi cói cao khoảng 30cm, người trồng phải bón thêm đạm, phân để cói nhanh tốt. Khi cói cao khoảng 1,5 m – 2 m, thân cây cứng cáp, thì có thể thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm có thể thu hoạch được 3 vụ.

Cói sau khi cắt được phơi dưới nắng to khoảng 3 – 4 nắng.

Cói sau khi cắt được phơi dưới nắng to khoảng 3 – 4 nắng.

Là một trong những người gắn bó với nghề trồng cói để đan quại khoảng 2 năm nay, bà Trịnh Thị Lục (56 tuổi), ở thôn Thượng Đại, xã Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa), trải lòng:

“Nghề trồng cói để đan quại vô cùng khó nhọc, vì phải thu hoạch dưới thời tiết nắng nóng. Nếu thu hoạch và phơi vào những hôm trời mưa, cói sẽ bị đỏ và hư hỏng”.

Theo bà Lục, để cói sạch đẹp và đồng đều, người cắt phải nhặt hết phần lá khô úa, sau đó cắt bỏ bớt phần gốc và cột thành bó. Cói cắt về sẽ được phơi dưới nắng to khoảng từ 3 – 4 nắng.

“Sau khi phơi đủ nắng, cói phải được bảo quản trong túi kín để tránh bị mốc. Để đan quại, chúng tôi phải ngâm cói đã bảo quản trong nước cho mềm, để ráo rồi mới đan. Trung bình mỗi một dây quại dài 50m tốn khoảng 2,6 – 3 kg cói, nhưng giá chỉ 120.000 đồng/dây”, bà Lục chia sẻ.

Để cói sạch đẹp, người cắt phải nhặt thật sạch những lá khô úa.
Để cói sạch đẹp, người cắt phải nhặt thật sạch những lá khô úa.

Bà Lục hiện là lao động chính trong nhà, ngoài làm ruộng bà Lục tranh thủ đan quại, để có thêm thu nhập nuôi hai con đang tuổi ăn học và trang trải cuộc sống.

Là người cùng xã, bà Trịnh Thị Tam (63 tuổi), ở thôn Tây Đại cũng tranh thủ trồng cói - đan quại. Bà Tam chia sẻ: “Công việc này không kể giờ giấc, vất vả nhưng chỉ được 120.000 đồng/dây, nếu không trồng mà mua cói về đan, thì chỉ được từ 80.000 – 90.000 đồng. Mỗi ngày chỉ đan được một dây thôi”.

Trước kia, bà Tam từng có thời gian tham gia phục vụ kháng chiến ở bệnh viện trực thuộc Sư đoàn 384, đóng quân tại Lào. Sau khi trở về, bà Tam đảm nhận một số chức vụ ở địa phương và làm thêm ruộng.

Khi vợ chồng người em trai không may qua đời vị bệnh ung thư, để lại ba con thơ côi cút, bà Tam trở thành nơi nương tựa của các cháu mồ côi. Được biết, bà không lập gia đình, ở vậy cho đến giờ. Hiện, cháu lớn của bà Tam mới ra trường, công việc chưa ổn định, hai cháu còn lại vẫn đang tuổi ăn học.

Em Trịnh Thị Bích Phượng tranh thủ phụ giúp mẹ những lúc rảnh rỗi.

Em Trịnh Thị Bích Phượng tranh thủ phụ giúp mẹ những lúc rảnh rỗi.

Tham gia công tác phụ nữ ở thôn Thượng Đại, chị Tạ Thị Bích (34 tuổi) cũng tranh thủ đan quại vừa có thêm thu nhập vừa có thời gian chăm sóc, dạy bảo các con.

“Tuy thu nhập từ công việc này không đáng kể so với nhiều ngành nghề khác, nhưng bù lại mình có thời gian ở nhà chăm sóc và dạy các con học”, chị Bích chia sẻ.

Chứng kiến nỗi vất vả, khó nhọc của mẹ, nhiều học sinh cũng tranh thủ phụ giúp gia đình những lúc rảnh rỗi. Em Trịnh Thị Bích Phượng (lớp 7B, Trường THCS Hoằng Xuyên), chia sẻ: “Từ khi mẹ bắt đầu công việc này, em cũng thường xuyên phụ giúp mẹ những lúc rảnh. Em luôn biết ơn và mong mẹ luôn khỏe mạnh để nuôi nấng em khôn lớn”.

Chị Tạ Thị Bích chọn nghề đan quại tuy thu nhập không nhiều nhưng có thời gian dạy bảo con cái.

Chị Tạ Thị Bích chọn nghề đan quại tuy thu nhập không nhiều nhưng có thời gian dạy bảo con cái.

Ông Lê Văn Ba – Chủ tịch UBND xã Hoằng Xuyên, cho biết: “Nghề trồng cói ở địa phương chủ yếu là để đan quại. Quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu rải rác ở các hộ gia đình. Phụ nữ ở địa phương tranh thủ lúc rảnh rỗi làm để có thêm thu nhập. Sau khi đan quại cói, bà con nhập cho một công ty ở tỉnh Nam Định để xuất khẩu”.

Theo ông Ba, xã Hoằng Xuyên hiện nay có quy mô khoảng 7.600 người, phân bổ ở 10 thôn. Nghề nghiệp chủ yếu ở địa phương vẫn là nông nghiệp và tranh thủ trồng cói để đan quại lúc rảnh rỗi.

Từ khóa » Dạy đan Cói