Mở Rộng Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Room To Read Trong Các ...
Có thể bạn quan tâm
Vừa hướng dẫn học sinh tham gia tiết "Cùng đọc" tại thư viện, cô giáo Vũ Thị Thu Hà, giáo viên Trường Tiểu học Ninh An (huyện Hoa Lư) - giáo viên đạt giải nhất Giao lưu giáo viên Tiểu học dạy giỏi tiết đọc thư viện cấp tỉnh năm học 2021-2022 cho biết: Để tiết "Cùng đọc" tại thư viện hiệu quả, tôi đã tìm những câu chuyện phù hợp với học sinh tiểu học, tìm hiểu kỹ nội dung cốt truyện cũng như cách truyền đạt để cho học sinh hứng thú với câu chuyện.
Đặc biệt, khi đọc, giáo viên phải thể hiện giọng đọc truyền cảm kết hợp với nét mặt, cử chỉ, biểu hiện của cơ thể hóa thân vào nhân vật để các em học sinh thấy cái hay, hứng thú với câu chuyện. Với học sinh Tiểu học, giáo viên chú ý chọn những câu chuyện dân gian, những câu chuyện về các con vật, từ đó học sinh được cùng đọc với cô giáo, được mô phỏng những tiếng của nhân vật là các con vật, tạo sự hào hứng trong tiết học.
Thư viện thân thiện có nhiều khác biệt rõ nét với thư viện truyền thống. Như được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện, tạo điều kiện cho các em tiếp cận sách dễ dàng, phù hợp với sở thích và khả năng đọc. Sách được trưng bày trên kệ, được thiết kế và phân loại theo chiều cao, trình độ đọc của học sinh và được dán theo từng mã màu tương ứng. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn thấp, vật phẩm giáo dục cũng được trang bị và sắp xếp nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện, cuốn hút học sinh.
Ngoài ra, thư viện còn được bố trí các góc hoạt động khác nhau, như góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo..., khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau và phát huy tính sáng tạo của các em.
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Linh, Trường Tiểu học Khánh Hòa (huyện Yên Khánh) - giáo viên đạt giải nhất tại Giao lưu giáo viên Tiểu học dạy giỏi tiết đọc thư viện cấp tỉnh năm học 2021-2022 cho biết: Để tiết đọc thư viện hiệu quả, giáo viên phải đầu tư về giáo án, thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với tâm lý học sinh nhất.
Đặc biệt, giáo viên chú trọng tới giáo án và tâm lý học sinh. Tiết đọc thư viện không quá nặng nề như các tiết học trên lớp, do đó giáo án giáo viên sẽ kết hợp giữa nội dung câu chuyện với tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, học sinh vừa được giao lưu với bạn lại vừa tự mình làm việc để đạt hiệu quả cao.
Mô hình thư viện thân thiện Room to Read do Bộ GD & ĐT phối hợp với tổ chức Room to Read triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Bắt đầu từ năm học 2019-2020, mô hình được ngành GD & ĐT Ninh Bình triển khai thí điểm ở 16 trường Tiểu học. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 60/145 trường Tiểu học đưa vào sử dụng Thư viện thân thiện Room to Read.
Cô giáo Đinh Thị Hải Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Hòa (huyện Yên Khánh) cho biết: Những năm qua, Trường Tiểu học Khánh Hòa luôn chú trọng công tác xây dựng thư viện trường học, tạo điều kiện phát triển văn hóa đọc cho học sinh. Năm 2018, thư viện nhà trường được công nhận là thư viện xuất sắc. Đến năm học 2019-2020, nhà trường đăng ký thí điểm thư viện thân thiện theo mô hình Room to Read.
Để khích lệ và hướng học sinh phát triển văn hóa đọc, nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất như giá sách, bàn đọc, đặc biệt quan tâm bổ sung số lượng sách và truyện theo mã màu. Nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện từ nguồn ngân sách nhà trường và nguồn xã hội hóa từ cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể địa phương. Số tiền đầu tư cho thư viện Room to Read của trường gần 100 triệu đồng.
Hàng năm, nhà trường đã tổ chức các chuyên đề như phát động Tuần lễ học tập suốt đời, tổ chức hoạt động chào mừng ngày Sách Việt Nam, mời cha mẹ học sinh tham gia các tiết đọc tại lớp cùng con mình… Năm học 2021-2022, toàn trường có 704 học sinh/22 lớp, trong đó số sách thư viện Room to Read nhà trường đạt khoảng 300-400 đầu sách. Nhờ hoạt động hiệu quả thư viện, chất lượng giáo dục nhà trường có bước chuyển biến tích cực, luôn là trường đứng trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhà giáo Phạm Thị Tuất, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Những năm qua, rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ được ngành Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình thư viện thân thiện được đánh giá là phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh và kỹ năng học tập suốt đời. Mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh.
Hồng Vân - Minh Quang
Từ khóa » Thư Viện Room To Read
-
Hiệu Quả Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Room To Read
-
[PDF] ROOM TO READ VÀ MÔ HÌNH THƯ VIỆN THÂN THIỆN
-
Thư Viện Mây Room To Read - Home | Facebook
-
THƯ VIỆN THÂN THIỆN ROOM TO READ CỦA TRƯỜNG ...
-
Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Room To Read Tiếp Lửa Phong Trào đọc ...
-
Hiệu Quả Từ Mô Hình Thư Viện Room To Read - Trường TH Long Cốc
-
"Thư Viện Thân Thiện" Do "Room To Read" Hỗ Trợ
-
THƯ VIỆN ROOM TO READ - Trường Tiểu Học Trung Hà
-
Tổ Chức Room To Read Tại Việt Nam Giám Sát Hỗ Trợ Thư Viện Thân ...
-
Nhân Rộng Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Room To Read Trong Các ...
-
Thư Viện Thân Thiện Của Room To Read Giúp Học Sinh Quảng Trị ...
-
Kệ Sách Thư Viện Theo Mô Hình Thư Viện Thân Thiện Room To Read
-
Tổ Chức Room To Read Về Thăm Và Hỗ Trợ Công Tác Thư Viện