Mở Rộng Sản Xuất Kinh Doanh, Nên Bắt đầu Từ đâu? - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Mở rộng sản xuất, kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề này cần sự đầu tư bài bản và là thử thách không dễ dàng nếu bạn là nhà kinh doanh ở quy mô cá nhân hoặc hộ gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia.
Mở rộng cơ sở sản xuất là một thử thách lớn, cần lên kế hoạch tỉ mỉ |
Các vấn đề về phương án mở rộng
Trước khi mở rộng kinh doanh, bạn cần lập một bản kế hoạch chi tiết về các bước thực hiện. Đầu tiên, cần xem xét tình hình kinh doanh của bản thân bạn có đang thực sự tốt hay không. Những vấn đề bạn cần trả lời bao gồm: Lợi nhuận có ổn định hay tháng nhiều tháng ít? Chi phí đầu tư so với doanh thu đạt được?…
Mở thêm chi nhánh: Phương án này giúp bạn tiếp xúc với nguồn khách hàng mới và tăng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, việc quản lý và phân phối vật tư sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Đây là phương án thường chỉ phù hợp với các cửa hàng kinh doanh.
Mở rộng quy mô: Phương án này giúp bạn tăng công suất sản xuất và tận dụng các nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, nếu không tính toán hợp lý bạn có thể gây xáo trộn lớn đến cơ sở cũ. Đây là phương án thường được các nhà xưởng lựa chọn.
Mở rộng sản phẩm: Nếu đã thành công trong việc sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nhất định, bạn có thể nghĩ đến chuyện nghiên cứu các mặt hàng liên quan, ví dụ có thể kinh doanh thêm đồ dùng trẻ em khi đã thành công ở đồ dùng mẹ bầu. Tuy nhiên, để có được ý tưởng sản phẩm khả thi là điều không dễ dàng.
Các vấn đề về nhân lực và cơ sở vật chất
Bạn cần hiểu rõ, điều hành chuỗi kinh doanh hoặc một cơ sở sản xuất lớn, đa ngành sẽ khác xa việc vận hành cơ sở kinh doanh nhỏ. Nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ các vấn đề về nhân lực và vật chất, thì cơ ngơi kinh doanh của bạn rất dễ rơi vào tình trạng mất kiểm soát.
- Quản lý vật tư và hàng hóa: Số lượng hàng hóa và chi nhánh tăng lên sẽ khiến việc điều phối hàng giữa các kho trở nên phức tạp. Tình trạng thất thoát, tồn kho khó kiểm soát hơn và chi phí vận chuyển sẽ tăng lên.
- Quản lý doanh thu, chi phí: Sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn không đủ nhân lực tin cậy để trực tiếp kiểm soát được tình hình sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh cùng lúc.
- Quản lý nhân viên: Số lượng nhân viên nhiều hơn cũng khiến bạn khó kiểm soát năng lực và tay nghề.
Phương án giải quyết vấn đề này sẽ bao gồm các phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhân sự và đội ngũ nhân viên nòng cốt… Đây là những điều bạn cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi bắt tay vào mở rộng kinh doanh nếu không muốn nhận lấy thất bại.
Các vấn đề về vốn
Vấn đề quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ là việc lựa chọn nguồn vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Nếu có cơ hội mở rộng khả thi, bạn không nên bỏ qua chỉ vì chưa tích lũy đủ vốn. Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng những nguồn vốn thiếu an toàn và chi phí cao. Lãi vay sẽ tạo áp lực lên giá bán hàng hóa và sức cạnh tranh của bạn.
Một lợi thế không phải ai cũng biết đó là các ngân hàng thương mại lớn thường có những gói vay với lãi suất vô cùng ưu đãi cho cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Đơn cử như gói tín dụng “Kết nối vươn xa” của BIDV với lãi suất chỉ từ 6%/năm đối với khách hàng mới hoặc từ 7%/năm đối với khách hàng hiện hữu, áp dụng với các khoản vay ngắn hạn đến 12 tháng. Nếu không muốn áp lực trả lãi trong ngắn hạn, khách hàng có thể tham gia gói vay trung dài hạn “Vững bước tương lai” (từ nay đến 31/12/2019) với lãi suất từ 7.3%/năm, áp dụng cho những khoản vay tối thiểu 36 tháng.
Gói vay “Kết nối vươn xa” (áp dụng với các khoản vay ngắn hạn đến 12 tháng, từ cuối tháng 11/2019 - 03/2020): Nếu là khách hàng mới vay sản xuất kinh doanh, các khách hàng được hưởng lãi suất chỉ từ 6%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 06 tháng hoặc từ 6.6%/năm đối với các khoản vay từ 06 tháng đến 12 tháng. Nếu là khách hàng hiện hữu, các khách hàng tham gia gói vay được hưởng lãi suất chỉ từ 7%/năm đối với khoản vay có kỳ hạn dưới 06 tháng hoặc từ 7.5%/năm đối với các khoản vay từ 06 tháng đến 12 tháng. Gói vay “Vững bước tương lai” (áp dụng với các khoản vay trung dài hạn có kỳ hạn vay tối thiểu 36 tháng, từ nay đến 31/12/2019): các khách hàng vay sản xuất kinh doanh, vay nhu cầu nhà, vay mua ô-tô được hưởng lãi suất từ 7,3%/năm trong vòng 06 tháng đầu tiên kể từ thời điểm giải ngân lần đầu hoặc 7,8%/năm trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm giải ngân lần đầu theo gói tín dụng. |
Xuân Thạch
Từ khóa » Ví Dụ Về Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh
-
LÀM THẾ NÀO ĐỂ MỞ RỘNG QUY MÔ KINH DOANH? - BQ Training
-
10 Yếu Tố Giúp Bạn Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Thành Công - IPOS
-
Khi Nào Doanh Nghiệp Nên Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh?
-
[Kinh Doanh Bán Lẻ] 5 Phương Pháp Mở Rộng Kinh Doanh Bạn Nên Thử
-
Cho Ví Dụ Về Việc Mở Rộng Quy Mô Ngành Nghề Của Các Doanh ...
-
4 Loại Công Cụ Hữu ích Giúp Mở Rộng Quy Mô Doanh Nghiệp Nhỏ Của ...
-
4 Lý Do Thành Công Trong Chiến Lược Mở Rộng Quy Mô Doanh Nghiệp
-
8 điều Cần Cân Nhắc Trước Khi Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Cửa ...
-
Doanh Nghiệp Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất Và Nâng Cao Chất ... - IPC1
-
Mở Rộng Quyền Kinh Doanh Trong Luật Doanh Nghiệp Năm 2014
-
Quy Mô Sản Xuất Là Gì? Cách Lựa Chọn Quy Mô Sản Xuất Phù Hợp
-
Quy Mô Thị Trường Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Cách Xác định
-
Mở Rộng Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh, Nên Bắt đầu Từ đâu