Mời Bạn đọc Tải Về File Excel Lập Báo Cáo Tài Chính Theo Thông Tư 133

Mục lục Hiển thị 1. Đối tượng áp dụng Thông tư 133 2. Hệ thống báo cáo tài chính theo thông tư 133 3. Cơ sở lập báo cáo tài chính 4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 Mời bạn đọc tải về file Excel lập Báo cáo tài chính theo TT 133 TẠI ĐÂY. Xem thêm

Trong bài viết này, Ketoan.vn xin chia sẻ với bạn đọc mẫu file Excel lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 để hỗ trợ các bạn lập báo cáo tài chính nhé.

Businessman analyzing company financial report with augmented reality graphics Premium Photo

1. Đối tượng áp dụng Thông tư 133

Báo cáo tài chính là tài liệu cho thấy toàn bộ tài sản, nguồn vốn, luồng tiền của doanh nghiệp. Đồng thời còn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá việc đầu tư của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Tất cả những thông tin trên không những quan trọng cho doanh nghiệp mà còn cho đối tác, các nhà đầu tư tiềm năng và cơ quan chức năng.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Và không phân biệt lĩnh vực, thành phần kinh tế. Bên cạnh đó việc lập báo cáo phải tuân thủ theo Luật kế toán. Nếu bạn sử dụng dịch vụ kế toán thì trên báo cáo phải có tên doanh nghiệp và số giấy chứng nhận hành nghề của đơn vị cung cấp dịch vụ.

2. Hệ thống báo cáo tài chính theo thông tư 133

Theo quy định, bộ BCTC bắt buộc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong trường hợp hoạt động liên tục) bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a – DNN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNN).
  • Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – DNN).
  • Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN) thì không bắt buộc.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng Mẫu B01b – DNN thay cho Mẫu B01a – DNN.

3. Cơ sở lập báo cáo tài chính

  • Sổ kế toán tổng hợp
  • Sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
  • Báo cáo tài chính năm trước.

Với đối tượng là các DN siêu nhỏ thì bộ BCTC bắt buộc sẽ bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNSN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNSN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNSN).

Lưu ý:

DN siêu nhỏ có thể sửa đổi hoặc bổ sung BCTC cho phù hợp tuy nhiên phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Trong thời hạn 90 ngày (kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính), doanh nghiệp nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê.

Với các DN có trụ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp báo cáo cho các cơ quan trên thì bạn cần nộp cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong trường hợp được yêu cầu.

* Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 có 2 mẫu là: Mẫu B01a – DNN và Mẫu B01b – DNN (trình bày báo cáo tài chính ngắn hạn và dài hạn) và theo quy định DN có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Theo quy định, các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng các mẫu dưới đây để Báo cáo tình hình tài chính:

  • Mẫu B01a-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính theo tính thanh khoản giảm dần.
  • Mẫu B01b-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Mời bạn đọc tải về file Excel lập Báo cáo tài chính theo TT 133 TẠI ĐÂY.

Xem thêm

Làm sai Báo cáo tài chính có bị phạt và phải nộp lại không?

Mời tải về mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200

Hướng dẫn định khoản tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ theo hướng dẫn của Thông tư 107

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Tải về hệ thống chứng từ kế toán tài sản cố định chuẩn theo Thông tư 133

Từ khóa » File Excel Công Thức Báo Cáo Tài Chính