Môi Khô Nứt Nẻ Ngay Cả Trong Mùa Hè đừng Chủ Quan! - Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- 1. Không chống nắng hay giữ ẩm cho môi
- 2. Thói quen liếm môi thường xuyên khiến môi khô nứt nẻ
- 3. Uống ít nước
- 4. Do dùng kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate
- 5. Do dư thừa vitamin A trong cơ thể
- 6. Nguyên nhân do bệnh lý
- 7. Đang sử dụng thuốc
Vùng da ở môi cực kì nhạy cảm và dễ chảy máu nếu như không được chăm sóc cẩn thận hoặc có những thói quen gây hại như liếm môi, không giữ ẩm đúng cách hoặc cũng có thể là do bệnh lý.
Dưới đây là những lý do phổ biến khiến môi khô nứt nẻ ngay cả trong mùa hè mà bạn cần chú ý:
1. Không chống nắng hay giữ ẩm cho môi
Hiện nay có rất nhiều loại son có chỉ số SPF chống nắng cho môi (>30) khá hiệu quả, tuy nhiên một số chị em lại không chú ý tới bước này nên vô tình khiến môi bị tổn thương dưới tác hại của tia cực tím làm môi khô nứt nẻ nhiều hơn.
Bên cạnh đó việc tẩy da chết hay dưỡng ẩm cho môi cũng đóng vai trò quan trọng để có một làn môi mọng và căng bóng. Nếu không tẩy da chết hay dưỡng ẩm khiến môi cũng rơi vào tình trạng khô ráp, rất mất thẩm mỹ.
Bạn có thể tẩy da chết hay dưỡng ẩm bằng các sản phẩm chăm sóc môi chuyên dụng hoặc từ các hỗn hợp tự nhiên như sáp ong, bơ,... định kỳ, nhất là vào buổi tối.
Lưu ý: Không lựa chọn các son dưỡng có chứa thành phần các hương liệu tổng hợp vì nó có thể gây kích ứng, tình trạng khô nứt môi có thể trầm trọng hơn như ngứa, rát hay sưng môi.
2. Thói quen liếm môi thường xuyên khiến môi khô nứt nẻ
Nếu bạn là người có thói quen liếm môi liên tục thì xin chia buồn với đôi môi của bạn. Việc liếm môi không những không giúp môi tăng độ ẩm mà còn làm cho môi bị co khô lại, bong tróc do trong nước bọt có chứa enzyme, các amylase hay muối vô cơ không tốt cho môi.
3. Uống ít nước
Uống ít nước cũng là một lý do khiến đôi môi khô nứt nẻ vào mùa hè. Thường thì bạn nên uống từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày hoặc tuỳ thể trạng người vận động thể thao hay ngoài trời,.... Nếu để ý bạn sẽ thấy khi uống ít nước môi thường xuất hiện các rãnh (vân) môi rõ ràng hơn bên cạnh việc khô ráp hay nứt nẻ.
Do vậy nếu thấy tình trạng này bạn nên ngay lập tức bổ sung nước cho cơ thể bên cạnh việc thoa son chống nắng và dưỡng ẩm nếu phải hoạt động ngoài trời trong thời gian dài.
4. Do dùng kem đánh răng chứa sodium lauryl sulfate
Có thể bạn không biết lựa chọn kem đánh răng có chúa sodium lauryl sulfate cũng có thể khiến môi bị khô nứt nẻ. Thành phần này có thể gây kích ứng cho vùng da tiếp xúc với kem đánh răng.
5. Do dư thừa vitamin A trong cơ thể
Việc bổ sung vitamin A cho cơ thể quá mức cần thiết có thể gây ra tình trạng khô môi. Thường thì chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên tiêu thụ 25.000 IU vitamin A mỗi ngày bao gồm cả thực phẩm, đồ uống hay thực phẩm chức năng.
6. Nguyên nhân do bệnh lý
Những người đang gặp vấn đề về tuyến giáp, vẩy nến cũng sẽ gây biểu hiện môi khô nứt nẻ, dễ bong tróc hơn người khác.
Bên cạnh đó bệnh viêm góc môi cạnh, đái tháo đường hay Perleche cũng có thể gây ra khô ráp cho môi.
Do vậy nếu như tình trạng môi vẫn tiếp tục khô ráp và không có dấu hiệu giảm bớt bạn nên tìm tới sự tư vấn của bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
7. Đang sử dụng thuốc
Một số loại thuốc uống kê đơn chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine hay thuốc chống lo âu, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ có thể gây ra tác dụng phụ là khô môi.
Do vậy khi được bác sĩ kê đơn thuốc bạn nên hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ có thể có để có thể bảo vệ và chăm sóc môi được kỹ càng hơn, đối phó với tác dụng phụ gây ra.
4 bước chăm sóc môi không bị thâm do tô sonTác giả: Anh Dũng Theo Phụ nữ Việt Nam Link bài gốc Link bài gốc Copy link
- Chia sẻ
- môi nứt nẻ
- son dưỡng môi
- bổ sung vitamin A
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc giảm đau
- Bổ sung vitamin
- Đái tháo đường
Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Kiến thức chung Viêm gan bí ẩn Đậu mùa khỉ Đăng ký nhận tin
Vui lòng nhập Email của bạn
Hoàn thànhBài viết đọc nhiều
Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết Dừng ngay những thói quen khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng này Sáng 8-3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất Tiêm vaccine Covid-19 gây đau đầu có phải triệu chứng bất thường?Bài viết cùng chủ đề Kiến thức chung
Nhức mỏi, căng cứng cơ là bệnh gì? Khi nào cần khám bác sĩ? Mặt đỏ bừng sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Nổi mẩn ngứa sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Có phải dấu hiệu gan kém?Tin tức và công nghệ update
Bệnh viện Nhi Trung ương: Làm chủ kỹ thuật cao mang đến cuộc sống mới cho các 'chiến binh nhí' Nghiên cứu mới: Giảm cân hiệu quả hơn nhờ ngủ đủ giấc Bệnh sán lợn có chữa được không và chữa như thế nào?Bảo vệ phổi đúng cách
5 loại vitamin có tác dụng bảo vệ phổi khi thời tiết chuyển lạnh Người bị bệnh phổi cần lưu ý gì để khỏe mạnh vào mùa đông? Hơn 60 nghìn người Việt chết vì ô nhiễm không khí, PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh hướng dẫn 5 nguyên tắc phòng tránhBệnh theo mùa
8 cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa bùng phát trong mùa lạnh 3 thói quen mùa lạnh khiến xương khớp sớm lão hóa, bệnh tật liên tục "bủa vây" Trời lạnh trẻ bị ho phải làm sao để giảm nhẹ và dứt điểm cơn ho tại nhà?Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm ALT/GPT là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm? Các chỉ số xét nghiệm gan bao nhiêu là bình thường? Tìm hiểu quy trình xét nghiệm chức năng gan và những điều cần lưu ýPhòng tránh các bệnh truyền nhiễm
Mất khứu giác có nguy hiểm không? Các loại bệnh lây truyền qua đường không khí Mùa bệnh truyền nhiễm: 8 triệu chứng cho thấy bạn nên nghỉ làm ở nhàXét nghiệm kiểm tra chức năng phổi
Tăng thông khí (hyperventilation) là gì? Những điều cần biết về tăng thông khí Tìm hiểu tổng quan về phương pháp sinh thiết phổi Các phương pháp kiểm tra chức năng phổi tại nhà đơn giản và hiệu quảLàm sao để giữ cơ thể khoẻ mạnh?
3 thói quen mùa lạnh khiến xương khớp sớm lão hóa, bệnh tật liên tục "bủa vây" Ngâm chân bằng nước muối gừng để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe 4 việc cần làm sau khi thức dậy để phòng bệnh mùa lạnh, đột quỵ tránh xa Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.Đọc nhiều nhất
Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thaiTừ khóa » Nguyên Nhân Bị Khô Môi Vào Mùa Hè
-
Các Nguyên Nhân Gây Khô Môi, Nứt Nẻ Và Cách Phòng Tránh
-
Các Nguyên Nhân Gây Khô Môi Dù đông Hay Hè | Vinmec
-
Mùa Hè Mà Môi Vẫn Cứ Khô Nứt Nẻ? Đó Là Vì Những Nguyên Nhân ...
-
Những Nguyên Nhân Gây Khô Nứt Môi Giữa Mùa Hè
-
Bí Kíp Môi Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Hè & Mùa đông Nhanh Nhất | 1h Sáng
-
Vì Sao Môi Bạn Vẫn Khô Nứt Giữa Mùa Hè?
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách điều Trị - Ferrovit
-
Những Lý Do Khiến đôi Môi Bạn Vẫn Khô Nứt Giữa Mùa Hè - Tuổi Trẻ ...
-
Bật Mí Nguyên Nhân Gây Khô Môi Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt điểm Khô Môi để Trang điểm Dễ Dàng Hơn
-
Cách Khắc Phục Hiện Tượng Khô Môi - Pharmacity
-
10 "thủ Phạm" Khiến đôi Môi Nứt Nẻ
-
Môi Khô Vào Mùa Hè Là Bị Sao? Giải Pháp Hiệu Quả Là Gì? - Emcos
-
Lý Giải Hiện Tượng Da Bị Khô Và Nứt Nẻ Khi Dùng Máy Lạnh Vào Mùa Hè