​Những Lý Do Khiến đôi Môi Bạn Vẫn Khô Nứt Giữa Mùa Hè - Tuổi Trẻ ...

Đáng buồn là hiện tượng này không chỉ xảy ra trong những tháng mùa đông lạnh giá, vì việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa hè cũng làm khô môi. Bởi vì vùng da ở môi cực kỳ mỏng và không giống với các vùng da khác, bên cạnh đó môi không có tuyến bã nhờn tiết dầu nên rất dễ bị khô.

Dưới đây là một số thói quen nhiều người lầm tưởng là dưỡng ẩm môi, nhưng sự thật còn khiến tình trạng môi khô tệ hơn.

1. Liếm môi

Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng liếm môi sẽ làm môi bạn khô hơn, nước bọt có chứa các enzyme tước đi độ ẩm trên môi và gây kích ứng. Bạn nên thay đổi thói quen này bằng cách thoa son dưỡng bất cứ khi nào bạn có ý định liếm môi.

2. Không dưỡng môi khi đi máy bay

Không khí trên máy bay thường có độ ẩm rất thấp. Dưới tác dụng của độ ẩm thấp và độ cao, làn da bạn sẽ mất nước và da môi không là ngoại lệ.

Vì vậy, bạn nên mang theo son dưỡng môi và uống đủ nước trong suốt chuyến bay để giữ ẩm đôi môi của bạn từ bên trong đến bên ngoài.

3. Chỉ thoa một lớp son màu

Nếu chỉ thoa son màu suốt cả ngày sẽ làm khô vùng da môi. Điều đó không có nghĩa là bạn không được đánh son môi, mà bạn cần phải lưu ý thoa một lớp son dưỡng trước khi sử dụng các loại son màu.

4. Kem đánh răng

Đánh răng giúp vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa sâu răng, nhưng sử dụng các loại kem đánh răng không phù hợp có thể tàn phá đôi môi của bạn.

Hãy lựa chọn loại kem đánh răng không gây kích ứng cho đôi môi, đặc biệt là nên cẩn trọng trong việc sử dụng các loại kem đánh răng ngăn ngừa mảng bám và làm trắng răng.

Một khi nhận thấy loại kem đánh răng mà bạn đang sử dụng làm môi bị khô thì ngay lập tức hãy đối sang sử dụng một nhãn hiệu khác với các thành phần khác nhé.

5. Son dưỡng môi không phù hợp

Có nhiều loại son dưỡng chứa quá nhiều hương liệu hoặc thành phần hóa học gây rát, ngứa và làm sưng môi. Vì vậy, bạn phải tránh xa các loại dưỡng môi có chứa các thành phần, hương liệu nhân tạo và tìm mua các loại dưỡng môi giàu thành phần dưỡng ẩm chiết xuất tự nhiên như bơ ca cao hoặc yến mạch.

6. Không chống nắng cho môi

Một trong những sai lầm lớn nhất làm khô môi là do bạn không bảo vệ đôi môi khỏi các tác hại của tia UV. Để duy trì một đôi môi căng mọng suốt cả ngày, bạn nên chọn son dưỡng có chỉ số chống nắng.

7. Sử dụng thuốc

Nhiều loại thuốc theo toa như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, thuốc chống lo âu, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và các thuốc giảm đau có tác dụng phụ làm khô môi.

Do đó, bạn cần phải hỏi kỹ bác sĩ về nguy cơ gây khô môi của các loại thuốc kể trên trước khi sử dụng để xây dựng một kế hoạch dưỡng ẩm hàng ngày cho đôi môi.

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Khô Môi Vào Mùa Hè