Mới: Mức Hưởng BHYT Khi đi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến Từ 2021
Có thể bạn quan tâm
Mức hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến từ năm 2021
Từ năm 2021, người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được thanh toán theo mức hưởng như sau:
- Theo Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), trường hợp người có thẻ BHYT khi đi KCB trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT (mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Hiện hành là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
- Những trường hợp sau đây khi KCB trái tuyến được hưởng BHYT như đúng tuyến:
+ Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi mức hưởng của thẻ BHYT (bao gồm chi phí điều trị ngoại trú và nội trú).
+ Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong phạm vi mức hưởng của thẻ BHYT.
+ Người có thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện đi KCB BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị trong phạm vi mức hưởng của thẻ BHYT.
+ Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên.
Châu ThanhNguồn tin : TIN TỨC PHÁP LUẬTTừ khóa » đi Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bhyt
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không ...
-
Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không?
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Là Gì? Được Thanh Toán Bao Nhiêu %?
-
Mức Hưởng BHYT Sẽ Tăng 100% Khi đi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến
-
Quyền Lợi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến Với Người Tham Gia BHYT
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Thông Tuyến Huyện Trong Khám Chữa Bệnh BHYT - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Mức Hưởng BHYT Khi Khám Bệnh Không đúng Tuyến
-
Hưởng BHYT Khi Khám Trái Tuyến - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Mức Hưởng BHYT Khi đi Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Trung ương
-
Hiểu đúng Về Chính Sách Thông Tuyến Tỉnh Về Khám Chữa Bệnh Bảo ...
-
Công Dân, Doanh Nghiệp Hỏi - Bộ Y Tế Trả Lời
-
Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế? - Báo Lao Động
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Thế Nào?