Mức Hưởng BHYT Khi đi Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Trung ương
Có thể bạn quan tâm
Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương
Cho tôi hỏi những bệnh viện nào được xếp hạng là tuyến trung ương thế ạ? Nếu tôi có thẻ BHYT hộ gia đình mà tự đến bệnh viện này để khám chữa bệnh BHYT thì được hưởng BHYT hay không?
- Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
- Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng BHYT trái tuyến không?
- Mức thanh toán trực tiếp khi khám, chữa bệnh tại tuyến trung ương
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài bảo hiểm. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Về bệnh viện tuyến trung ương
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT:
“Điều 6. Cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến trung ương và tương đương
1. Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế, trừ các bệnh viện quy định tại Khoản 3 Điều này;
2. Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa;
3. Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;
4. Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.”
Như vậy, theo quy định trên các bệnh viện được quy định tại điều trên là bệnh viện tuyến trung ương. Bạn căn cứ vào quy định trên để xác định đâu là bệnh viện tuyến trung ương; hiện nay bao gồm một số bệnh viện như: bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện 198, bệnh viện Nhiệt Đới, …
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172
Về khám chữa bệnh BHYT
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Theo quy định trên, nếu bạn tự ý đi khám chữa bệnh tại tuyến trung ương mà không phải nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hoặc không có giấy chuyển tuyến thì bạn được xác định là đi khám bệnh BHYT trái tuyến trung ương. Vì vậy, bạn sẽ được BHYT chi trả 32% chi phí nếu điều trị nội trú, còn nếu bạn khám bệnh hoặc điều trị ngoại trú thì sẽ không được BHYT chi trả.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tư vấn của bạn khi đi khám chữa bệnh BHYT trái tuyến trung ương. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua Email có tính phí
Mức hưởng BHYT khi cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương
Mức hưởng BHYT khi khám trái tuyến tại bệnh viện Nhiệt Đới
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Tags:hưởng BHYT khi cấp cứu tại bệnh viện tuyến trung ương · làm thế nào để xác định bệnh viện tuyến trung ương · mức hưởng bhyt khi khám chữa bệnh trái quyến trung ương · những bệnh viện được xác định là bệnh viện tuyến trung ương · tổng đài tư vấn bảo hiểm hiểm y tế trực tuyếnTừ khóa » đi Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bhyt
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không ...
-
Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không?
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến Là Gì? Được Thanh Toán Bao Nhiêu %?
-
Mức Hưởng BHYT Sẽ Tăng 100% Khi đi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến
-
Quyền Lợi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến Với Người Tham Gia BHYT
-
Hỏi đáp - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Thông Tuyến Huyện Trong Khám Chữa Bệnh BHYT - Bảo Hiểm Xã Hội
-
Mức Hưởng BHYT Khi Khám Bệnh Không đúng Tuyến
-
Hưởng BHYT Khi Khám Trái Tuyến - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Mới: Mức Hưởng BHYT Khi đi Khám, Chữa Bệnh Trái Tuyến Từ 2021
-
Hiểu đúng Về Chính Sách Thông Tuyến Tỉnh Về Khám Chữa Bệnh Bảo ...
-
Công Dân, Doanh Nghiệp Hỏi - Bộ Y Tế Trả Lời
-
Khám Bệnh Trái Tuyến Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế? - Báo Lao Động
-
Khám Chữa Bệnh Trái Tuyến được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Thế Nào?