Mối Quan Hệ Giữa Nội Dung Và Hình Thức Của Tính Cách

Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

Nội dung chính Show
  • I. Khái niệm nội dung và hình thức
  • II. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
  • III. Ý nghĩa phương pháp luận

– Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

Ví dụ, khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung); cách thức liên kết hoá học của chúng là: H – 0 – H (hình thức).

– Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, nghĩa phương pháp luận

+ Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật: không có sự vật nào tồn tại mà chỉ có nội dung mà không có hình thức nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung của mỗi sự vật bao giờ cũng cần xem xét nó theo phương thức kết hợp nhất định và ngược lại. Việc nghiên cứu thuần tuý nội dung hay hình thức thuần tuý chỉ mang ý nghĩa là sự trừu tượng hoá trong một quá trình nhận thức xác định.

Ví dụ, khi nghiên cứu một đối tượng, trước hết người ta có thể tiến hành phân tích xem nó được cấu thành từ những yếu tố, bộ phận,… nào. Sau đó tiến hành nghiên cứu xem chúng được liên kết với nhau theo cách thức nào để tạo nên sự tồn tại của đối tượng đó, nhờ đó hiểu được toàn diện đối tượng ấy, giải thích được tính chất chung được tạo ra từ sự liên kết các yếu tố, bộ phận đó.

+ Cùng một nội dung nhưng có thể có những phương thức kêt hợp khác nhau; ngược lại, các nội dung khác nhau nhưng có thể có sự đồng dạng về phương thức kết hợp giữa chúng. Tuy nhiên điều đó không phải là tuyệt đối, phi nguyên tắc.

Ví dụ, một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau.

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp mới.

Vì vậy, vấn đề mấu chốt trong nhận thức và thực tiễn là nghiên cứu sự vật từ quá trình biến đổi nội dung của nó và xác lập sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Ví dụ, dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

I. Khái niệm nội dung và hình thức

1. Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những yếu tố, những mặt và những quá trình tạo nên sự vật. 2. Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố của nó. Ví dụ, nội dung của một cơ thể động vật là toàn bộ các yếu tố vật chất như tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan cảm giác, các hệ thống v.v. tạo thành cơ thể đó. Còn hệ thống các mối liên hệ giữa các tế bào, các bộ phận cơ thể, các khí quan, các hệ thống, các quá trình sinh, hóa, lý diễn ra trong nó là hình thức của cơ thể.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Một là, sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có một hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung nhất định, cũng như không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định, nội dung nào đòi hỏi hình thức đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là toàn bộ những mặt, những yếu tố, những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật. Còn hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung. Điều đó có nghĩa là các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Vì vậy, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau được.

Tuy nhiên, khi khẳng định nội dung và hình thức tồn tại không tách rời nhau, không có nghĩa là chúng ta khẳng định một nội dung bao giờ cũng chỉ gắn liền với một hình thức nhất định, và một hình thức luôn luôn chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Cùng một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức thể hiện, ngược lại, cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.

Ví dụ, nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, về nội dung, là chuyên chính của đa số, nhưng có thể có nhiều hình thức thể hiện như công xã Pari, nhà nước xô viết hay nhà nước dân chủ nhân dân. Ngược lại, cùng một hình thức văn nghệ dân tộc nhưng trong chế độ cũ nó mang nội dung tư tưởng lạc hậu, thậm chí phản động, còn dưới chủ nghĩa xã hội, nó mang nội dung tư tưởng tiến bộ cách mạng.

Hai là, nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật.

Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định, chậm biến đổi hơn nội dung. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung sẽ kéo theo sự biến đổi của hình thức cho phù hợp với nó. Ví dụ: trong mỗi phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung, và quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, nó luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất đến một mức độ nào đó sẽ mâu thuẫn sâu sắc với quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất do biến đổi chậm hơn, và lúc này trở nên lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Để giải phóng và phát triển hơn nữa lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ sản xuất cu, thay vào đó là quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Như vậy, sự biến đổi của nội dung quy định sự biến đổi hình thức.

Ba là, sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.

Tuy nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức không thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào nội dung, hình thức có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở lại nội dung. Nếu hình thức phù hợp với yêu cầu phát triển của nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển; và nếu ngược lại, thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.

Ví dụ: trong các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp đối kháng, lúc đầu quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất, là hình thức phát triển của nó. Nhưng do lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự không phù hợp ấy tiếp tục tăng lên và cuối cùng dẫn đến xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cho cách mạng xã hội nổ ra. Cuộc cách mạng ấy thủ tiêu quan hệ sản xuất cũ và thay vào đó quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, nó trở thành yếu tố thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

Bốn là, nội dung và hình thức có thể chuyển hóa cho nhau.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức còn biểu hiện ở sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Cái trong điều kiện này hay quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện khác hay quan hệ khác là hình thức, và ngược lại.

Ví dụ: trong mối quan hệ với tác phẩm văn học thì việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa tác phẩm là hình thức bên ngoài của tác phẩm, nhưng xét trong quan hệ khác, việc trang trí màu sắc, kiểu chữ, hình ảnh trên bìa của một tác phẩm như thế nào lại là nội dung công việc của người họa sỹ trình bày, vẽ bìa.

III. Ý nghĩa phương pháp luận

+ Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung. + Phải biết sự dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn. Bởi lẽ, cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, phải chống chủ nghĩa hình thức. + Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới nội dung. Do vậy, nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình thức. Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.

+ Khi hình thức đã lạc hậu, nhất định phải đối mới cho phù hợp với nội dung, tránh bảo thủ.

Xem thêm

Câu 1: Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa phương pháp luận? Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận? Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận? Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó? Câu 10: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận Câu 11: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa phương pháp luận Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức? Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận Câu 15: Quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất? Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội? Câu 18: Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội. Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

Từ khóa » Ví Dụ Nội Dung Và Hình Thức