MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.29 KB, 10 trang )
MỚI RA TÙ , TẬP LEO NÚI - Hồ Chí Minh1.TÁC GIẢ .a) Tiểu sử Hồ Chí Minh tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung . Thời kì đầu họat dộng cách mạng tên Nguyễn Ái Quốc .Người sinh ngày 19-5-1890 tại Kim Liên , Nam Đàn Nghệ An ,qua đời ngày 2-9-1969. Song thân của Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hòang Thị Loan . Khi học và dạy học lấy tên là Nguyễn Tất Thành .b) Quan điểm sang tác văn học Xem văn nghệ là một họat động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng .Đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức .Quảng đại quần chúng .Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật .Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện , tránh lối viết cầu kì , xa lạ , nặng nề . Hình thức của tác phẩm phải trong sáng ,hấp dẫn , ngôn từ phải chọn lọc . Tác phẩm văn chương phải thể hiện tinh thần dân tộc .c) Sự nghiệp văn học .Văn chính luận :chủ yếu với mục đíh đấu tranh chính trị .Tác phẩm tiêu biểu :Nhân đạo , Đời sống thợ thuyền …đặc biệt là Tuyên Ngôn Độc Lập .Truyện và kí : Pari , Lời than vãn của bà Trưng Trắc ,…Thơ ca :Nhật kí trong tù gồm 133 bài , Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài , Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài .Trong đó nổi bật hơn hết là tập thơ Nhật Kí Trong Tù .Tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hòan cảnh thử thách nặng nề nhất của chốn lao tù , đồng thời tố cáo bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng và xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch .2.TÁC PHẨM .Phiên âm : Vân ủng trùng sơn , sơn ủng vân ,Giang tâm như kính , tịnh vô trần;Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh,Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.Dịch thơ : Núi ấp ôm mây , mây ấp núi ,Lòng sông gương sáng bụi không mờ ;Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh ,Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa .a)Hòan cảnh sáng tác và xuất xứ : Nếu như các bài Chiều tối , Giải đi sớm , Cảnh chiều hôm được viết khi Hồ Chí Minh ở trong tù thì bài Mới ra tù , tập leo núi (Tân xuất ngục học đăng sơn ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh làm sau khi ra tù (khoảng giữa tháng 9 năm 1943), nó không nằm trong Nhật kí trong tù nhưng thường được đặt ở cuối bản dịch tập thơ này như bài kết thúc. Về mặt phong cách nghệ thuật, "Mới ra tù, tập leo núi " không khác gì các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù .Trong tập hồi ký Những chặng đường lịch sử (NXB Văn học, Hà Nội, 1976), Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết về ý nghĩa ngụ ý nhắn tin (về nước) của bài thơ như sau: "Bữa ấy, tôi về cơ quan hội báo tình hình thì thấy anh Đồng, anh Vũ Anh và anh Lã đang xúm xít quanh một tờ báo. Các anh chuyển tờ báo và hỏi tíu tít:- Anh xem có đúng là chữ của Bác không ? Đó là một tờ báo ở Trung Quốc mới gửi về, bên mép trắng có một hàng chữ Hán viết tay. Tôi nhận ngay ra đúng là chữ Bác, Bác viết: "Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. ở bên này bình yên".Phía dưới lại có bài thơ Tân xuất ngục học đăng sơn .Mặt khác trong cuốn Vừa đi đường vừa kể chuyện, T.Lan lại cho biết hoàn cảnh cảm hứng của bài thơ như sau:"Khi được thả ra, mắt Bác nhìn kém, chân bước không được, Bác quyết tâm tập đi, mỗi ngày 10 bước, dù đau mà phải bò, phải lết cũng phải được 10 bước mới thôi. Cuối cùng Bác chẳng những đi vững mà còn trèo được núi. Lần đầu tiên lên đỉnh núi, Bác cao hứng làm bài thơ Tân xuất ngục học đăng sơn.b) Nội dung Vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn :Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp ,Mây , gió , trăng , hoa , tuyết , núi , sông .(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi “)Đây chính là câu thơ của Hồ Chí Minh . Thật vậy , thiên nhiên trong bài thơ góp một vai trò rất quan trong . Từ thuở xa xưa và cho đến tận bây giờ, thiên nhiên luôn luôn là một nguồn cảm hứng để cha ông chúng ta sáng tác nên những bài văn , những dòng thơ vượt thời gian , vượt không gian . Nó như những cơn gió , nhè nhẹ xuyên vào trái tim mỗi người chúng ta , xoa dịu đi những khó khăn , gian khổ mà dân tộc ta đã phải gánh chịu ròng rã bao nhiêu năm trường . Thông qua những hình ảnh của núi sông , đất trời bài thơ dẫn người đọc đến tâm trạng , suy tư của Bác . Cũng mang một tâm trạng bồi hồi thương cảm , nhớ quê hương , thương bạn hiền đó mà Hồ Chí Minh đã thổ lộ hết những tâm tư ấy qua bài “ Tân xuất ngục học đăng sơn” . Qua đó , chúng ta sẽ thấy được nỗi niềm của Bác , một tâm trạng cô đơn một mình giữa đất trời đang hướng về Tổ Quốc thân yêu , nơi có những người bạn hiền đang ngày đêm mong mỏi tin của Bác.Mở đầu cho sự bộc lộ dòng cảm xúc , Bác đã vẽ ra trước mắt người đọc một phong cảnh thiên nhiên thật đơn sơ với nét đẹp cổ địển nhưng mang đậm chất trữ tình và lãng mạn , nó đã được Bác vẽ nên bằng ngòi bút văn chương , với những nét chấm phá đơn sơ nhưng lại là linh hồn của thiên nhiên và tạo vật : “Núi ấp ôm mây , mây ấp núi,Lòng sông gương sáng , bụi không mờ;” Hai câu thơ ấy đã vẽ lại trong trí tưởng tượng của người đọc một bức tranh phong cảnh thật đặc sắc , có thể nói như một cảnh tượng trên “tiên giới” mà chúng ta đã được nghe bà kể trong những câu chuyện cổ tích ngày xưa . Đưa tầm mắt ra xa , Bác nhìn thiên nhiên với một khỏang không gian rộng lớn , một bức tranh phong cảnh hữu tình . Núi ấp ôm mây , mây ấp núi” , một hình ảnh mây và núi như đang kề tựa vào nhau . Mây thì bay cao trên bầu trời , núi thì sừng sững đứng giữa trời đất , thế mà mây và núi lại có thể “ôm ấp” , hòa quyện vào vào nhau, hình ảnh ấy đã làm cho phong cảnh của đất trời them tình tứ , làm cho lòng người như dịu lại , quên đi những đau khổ cuôc đời và mơ ước đến những ngày tháng mới tươi đẹp hơn , hạnh phúc hơn và qua đó , đã tăng thêm nghị lực cho bác , giúp bác có thêm tinh thần để vượt qua được những khó khăn , để có được ngày mai tươi sáng hơn , đẹp như cảnh đẹp của thiên nhiên đang hiện ra trước mắt Bác . . Hình ảnh “núi” và “mây” đã được Bác miêu tả thật tài tình : “Núi” biểu hiện cho những gì cao to và vững chắc , “mây” biểu hiện cho những gì lãng mạn , thanh cao và nhẹ nhàng , ngoài ra động từ “ấp ôm” và “ấp” thể hiện một sự hợp nhất trong yêu thương , như luôn sẵn sang đùm bọc , che chở cho nhau khi gặp những điều khó khăn , thử thách . Đó cũng là những gì Bác mong muốn sẽ đến trong cuộc sống của dân tộc ta . Thiên nhiên trước mắt Bác luôn luôn tạo nên một nét đẹp kì diệu . Nét đẹp ấy được bắt gặp bởi cái nhìn của một con người, giữa muôn vàn lao khổ vẫn không thôi trìu mến cuộc đời. Đấy cũng là cái nhìn của con người làm chủ hoàn cảnh, hòa hợp cùng hoàn cảnh. Cho dù Bác đang có tâm trạng phấn khởi hay suy tư thì ta đều thấy cảnh vật thiên nhiên trong thơ đều mang một vẻ đẹp không thay đổi . Để có thể miêu tả thiên nhiên như thế chắc chắn Bác phải có một tấm lòng yêu thiên nhiên thiết tha và sự gắn bó sâu sắc . Chính vì thế mà Người luôn dùng thiên nhiên để diễn tả tâm trạng của mình . Nếu như hình ảnh núi mây ấp ôm nhau đã tạo một bức tranh đẹp thì nó lại càng đẹp hơn khi có dòng sông êm đềm :“ Lòng sông gương sáng , bụi không mờ”Một dòng chảy nhẹ ngang chân núi ,và lòng sông trong như chiếc gương phản chiếu mọi sự vật Nó như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã tạo ra để phản chiếu cảnh đẹp nên thơ , phản chiếu nền trời in “mây” và “núi” đang hòa quyện vào nhau . Hơn thế nữa , qua bút pháp tài tình của Bác , Bác đã diễn tả đây không phải là một dòng sông bình thường , nhưng nó là một dòng sông trong vắt , không vương một chút bụi trần , nước sông chảy đến đâu thì rửa sạch hết tất cả những nhơ bẩn của cuộc đời đến đó , mang lại sự tươi mát , niềm hanh phúc cho con người , nhất là người dân đất Việt thân yêu của chúng ta , ví với tấm lòng trung trinh của Bác trong sáng tuyệt vời , trải rộng niềm tin và hy vọng cho cả dân tộc . Nếu như bức tranh thiên nhiên trong bài thơ có nét chấm phá ở trên cao thì chính dòng sông đã làm nên một nét chấm phá ở phía dưới . Chính điều đó đã làm cho câu thơ trở nên hài hòa hơn .Ở đây có một đặc điểm mà ai trong chúng ta cũng phải tự đặt cho mình một câu hỏi “tại sao” trong phần dịch thơ Bác không viết dòng sông mà lại viết lòng sông, Phải chăng ở đây có ngụ ý gì ?Thật vây , chính khi viết “lòng sông” , tác giả muốn biểu hiện rõ hơn cái cảm giác thẳm sâu của sông, trong một cái nhìn từ trên cao xuống . Mặt khác , cách viết này còn gợi nên một hình ảnh đặc biệt khác thường . Nó không chỉ là một lòng sông trong vắt mà nó còn được hiểu như là một tấm lòng . Đó chính là tấm lòng của Bác , một "lòng sông gương sáng" đang tự giãi bày dưới trời mây . Sau những năm tháng tù đày, lầm lũi trong những cảnh đời khổ cực, Người vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng trung thành với đất nước, tâm hồn trong sáng của người chiến sĩ cách mạng. Vì thế, giữa chốn non nước cao đẹp này, Người có thể chiêm ngưỡng, nhìn ngắm thiên nhiên với tâm hồn thanh thản, trong sáng , nhất là khi nghĩ về bạn bè, đồng chí .Cũng chính vì thế , khi đọc bài thơ trên người đọc rất ấn tượng như nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai nhận xét : “ Đằng sau bức tranh phong cảnh này , đằng sau những tầng lớp mây núi trập trùng , đằng sau dòng nước trong dưới chân Tây Phong lĩnh , ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn cũa độc giả chính là tâm trạng vừa trong trắng sâu sắc , vừa cao cả của con người “. Lời nhận xét trên thật đúng . Tâm hồn Bác rất trong sáng . Nó trong sáng bởi nó chứa đựng một tấm lòng yêu nước , không lúc nào Bác không nghĩ về đất nước , dân tộc khi Người ở xa . Như vậy qua hai khổ đầu bằng nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, nhân hóa và so sánh tác giả đã làm bật lên trong bài thơ phong cảnh sơn thủy hùng vĩ và hữu tình . Chính phong cảnh ấy đã làm cho bài thơ mang một nét đẹp cổ điển mà trong thơ ca xưa thường có . Hơn nữa nét đẹp ấy càng ngời sáng hơn khi có sự xuất hiện của nhân vật trữ tình :“Bồi hồi dạo bước Tây Phong LĩnhTrông lại trời Nam nhớ bạn xưa”Bật lên trong hai câu thơ trên là hình ảnh một người đang từng bước leo lên núi . Và người đó chính là Bác Hồ . “Bồi hồi” là tình trạng không bước đi được mau lẹ mà quanh co , trở đi trở lại như có thứ gì níu kéo bước chân Bác . Đó là hình ảnh tả thực . Từ “bồi hồi” diễn tả một tâm trạng . Mười bốn tháng bị giam cầm trong nhà ngục tối tăm, hẳn là Bác phải bùi ngùi , xót xa biết bao, chỉ mong có ngày về quê hương gặp bạn bè , đồng chí và trên hết là có thể tự do làm chút gì đó cho dân tộc , cho đất nước . Tiếp theo sau đó , Bác đã “độc bộ” , bước từng bước cô độc trên đỉnh núi tây Phong xa xăm mù mịt , cách biệt quê nhà , bước từng bước mà trầm tư suy nghĩ về cách mạng Việt Nam , về tương lai dân tộc và con đường tiến lên của cả nhân loại cần lao . Nhiều tập hồi kí cho biết , những ngày mới ra tù , Bác Hồ rất yếu , nhưng người quyết tâm tập leo núi để có sức khỏe , nhanh chóng trở về Tổ quốc . Cuộc luyện tập như thế rất gian khổ , nhiều khi phải bò , phải lết .Vậy mà trong thơ , hình ảnh của Người thật ung dung , đàng hòang , hiên ngang như thể đang dạo chơi ngọan cảnh vậy . Từ đó ta mới thấy được tinh thần của một nhà cách mạng thật vĩ đại , có thể vượt lên mọi đau đớn của thể xác , bất chấp mọi khó khăn thử thách , đang dang tay chờ đón Bác trên những nẻo đường phía trước . Phải chăng đây chính là chất thép mà Người hay đề cập :“Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong .”( Cảm tưởng đọc “ Thiên gia thi “ )Câu thơ trên không hề có chữ “thép”, càng không hề lên giọng “thép”. Nhưng dù có thế, hay đúng hơn, chính vì thế, mà bài thơ mang chất thép tuyệt vời . Vì thế mà “ chất thép “ phải được hiểu một cách linh họat như Hòai Tanh đã từng nói : " Khi Bác nói trong thơ nên có thép, ta cũng cần phải hiểu thế nào là chất thép ở trong thơ. Có lẽ phải hiểu rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép, mới là có tinh thần thép".Thật vậy , chất thép trong câu trên đã được thể hiện rất rõ thong qua tinh thần và nghị lực của Bác . Trong một hoàn cảnh khó khăn như của Bác Hồ lúc ấy, phải có một tinh thần gang thép mới có thể vượt qua. Nhưng người ta, nếu có thể vượt qua, thì hẳn sẽ phải coi sự vượt qua đó xứng đáng là một chiến công lớn lao, đáng để mình kiêu hãnh.Điều đó càng cho ta thấy chất thép trong con người Bác thật phi thường , chính vì Bác đã vượt qua những gian khổ phi thường đến thế mà vẫn ung dung như không, vẫn không tỏ ra phải có một cố gắng nào, không cần vận dụng đến một sức mạnh đặc biệt nào. Vì thế, càng không lên giọng thép, bài thơ càng mang chất thép.Cùng với tinh thần thép đã được diễn tả ở trên , nhà thơ không quên nói về những điều trữ tình . Với ngôn ngữ thơ trang trọng, giàu biểu cảm, mỗi chữ là một nét, một mảnh tâm hồn của người chiến sĩ vĩ đại. “Bồi hồi”,một từ ngữ mà trong đó gợi lên biết bao điều cho chúng ta suy tư . Chắc hẳn đó là sự lo nghĩ về quê hương của một con người có một tấm lòng nặng tình non nước .Cũng như các nhà thơ xưa , khi đi xa đều nhớ về đất nước như Chế Lan Viên đã viết:“Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước ,Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà …” (Chế Lan Viên).Đó là một tâm trạng thương nhớ đất nước vời vợi . Nó khắc khỏai trong long người đi xa . Nhìn cây cối , nhìn cảnh vật làm họ bồi hồi nhớ về quê nhà . Và đó cũng là tâm trạng sâu kín của Bác Hồ . Tâm trạng ấy đang hướng về Tổ quốc , nơi có những người bạn thân thương :“Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.”Với cụm từ vừa gợi hình , vừa gợi cảm “ trông lại trời Nam” , nhà thơ đã diễn tả hình ảnh của mình đang trông về Tổ quốc , với nỗi nhớ thương,niềm hy vọng và chờ mong giây phút gặp lại bạn bè , đồng chí thân thương đang họat động cách mạng ở quê nhà . Quả thực tình cảm ấy thật to lớn . Nó to lớn đến nỗi cho dù người đi xa mấy năm trời đi nữa thì tình cảm ấy vẫn tồn tại bền vững , nó gợi cho những người đang ở xa quê hương , nhớ về cội nguồn , con người và bạn bè của mình . Tình bạn ấy không chỉ được nhà thơ nhắc đến trong bài thơ này thôi đâu mà nó còn được viết ở một số bài trong tập Nhật kí trong tù mà điển hình nhất là trong Nhớ bạn :Ngày đi bạn tiễn đến bên sông,Hẹn bạn về khi lúa đỏ đồng ;Nay gặt đã xong , cày đã khắp ,Quê người tôi vẫn chốn lao lung .(Nhớ bạn )Tình bạn thật cao quý đối với con người . Nó gắn kết con người với nhau . Khi chia tay vẫn hẹn ước gặp lại , nhưng cho dù không gặp lại thì họ vẫn nhớ đến nhau , họ cảm thấy lao lung trong lòng khi hòan cảnh không cho phép họ gặp lại . Nhưng cho dù gặp hay không nữa thì tình bạn vẫn rất quan trọng và cao quý. Và có lẽ chính vì thế mà nó đều được hầu hết các tác giả chọn làm đề tài để ngẫu hứng thành thơ .Cũng vì thế mà ta lại bắt gặp nó trong bài thơ này . Khác hẳn với các câu trên , khi đọc Câu thơ cuối cùng , đọc lên theo nguyên tác, sẽ thấy có một âm điệu nghe rất thích. Có người từ câu thơ này đã liên tưởng đến những câu thơ có từ thời Đường , Tống như :Dao tri huynh đệ đăng cao xứ (ở nơi xa cũng biết nơi anh em đang lên cao đấy) (Vơng Duy, thi sĩ đời Đường)Sự liên tưởng đó làm cho nỗi bồi hồi trong hai câu thơ càng trở nên vô hạn vì trong nó như hiện về, như mơ màng đồng vọng tiếng lòng nhớ tri kỉ của các thi nhân trên dưới nghìn năm trước.Thì ở đây cũng thế , bài thơ gợi lên một nỗi buồn sâu kín , mà nói đúng hơn nỗi buồn ấy xuất phát từ nơi tác giả . Đó chính là nỗi buồn phải xa cách đất nước , bạn bè , đồng chí . Nhưng trong cảm xúc ấy lại có một niềm vui kín đáo , niềm vui của một người luôn giữ vững ý chí sắt đá và lòng trung kiên qua những giai đọan thử thách , niềm vui được giải thóat , tự do , niềm vui hy vọng gặp lại bè bạn . Vì thế tòan bài thơ mang một nét đẹp kì diệu . Nó là nét đẹp của niềm vui , của thiên nhiên hòa lẫn với nét đẹp của con người , tâm hồn .tạo nên một bức tranh thật là hữu tình và ấn tượng trong lòng người đọc . Sự liên tưởng ấy có ý nghĩa gì không ?Sự liên tưởng đó làm cho nỗi bồi hồi trong hai câu thơ càng trở nên vô hạn vì trong nó như hiện về, như mơ màng đồng vọng tiếng lòng nhớ tri kỉ của các thi nhân trên dưới nghìn năm trước. Chất liệu làm nền cho bài thơ là cảnh vật thiên nhiên . Thiên nhiên trong thơ của Bác vừa bình dị nhưng lại rất nên thơ và gần gũi biết bao với cuộc sống của những người dân quê chân lấm tay bùn . Mây núi trùng điệp ôm ấp nhau , dòng sông quanh co uốn lượn , nước sông thì trong vắt như một tấm gương khổng lồ không chút bụi nhơ . Giữa cảnh trời mây bang bạc , trên đỉnh núi hung vĩ , phía dưới là cảnh dòng sông êm đềm , nổi bật hình ảnh của Bác , một cụ già gầy gò , chân yếu , mắt mờ , tóc bạc đang tha thiết ngóng trông về phương trời Nam , bồi hồi , ngậm ngùi nhớ về quê hương và bạn bè thân hữu. Những câu thơ như những dòng chảy êm xuôi đi vào lòng người , như một dòng suối chảy êm ả , nối liền một mạch từ cảnh đến tình , rồi cảnh tình hòa hợp . Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ . Cảnh sắc thiên nhiên , mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên toát lên một tâm hồn cao quý , tấm lòng yêu nước , yêu đồng bào , đồng chí thiết tha , toát lên một nghị lực phi thường , thể hiện được chất trữ tình và chất thép trong thơ của Bác . “mới ra tù tập leo núi” đã hết rồi những thử thách chốn tù ngục , nơi đã làm cho cơ thể Bác hao mòn đến kiệt sức . Nhưng trách nhiệm với quê hương , với tổ quốc vẫn còn đó, bài thơ là một nổ lực giúp Bác tiếp tục vượt lên khó khăn , chấp nhận những thử thách mới . Với tình cảm ấy , Bác nhớ tới quê hương và bạn bè , và tình yêu quê hương , đồng đội ấy sẽ là nguồn động lực , tiếp sức cho Bác bước vào một cuộc chiến mới . T.H.V.A- Lop 12. Nk 06-07
Tài liệu liên quan
- Luyện thi: Mới ra tù tập leo núi
- 3
- 714
- 3
- David Beckham chuẩn bị ra tự truyện mới
- 1
- 306
- 0
- Phân tích bài thơ Mới ra tù, tập leo núi của Hồ Chí Minh - văn mẫu
- 2
- 1
- 3
- MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI
- 10
- 1
- 0
- Bài 2:BÀI THƠ MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI potx
- 5
- 746
- 0
- Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) pps
- 4
- 709
- 0
- BÀI BÁO CÁO THƯC TẬP-KHẢ NĂNG CHUYỂN HÓA CÁC HỢP CHẤT TRONG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA VI SINH VẬT
- 28
- 482
- 0
- Bình giảng "Mới ra tù tập leo núi"
- 2
- 305
- 0
- Về bài thơ Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Hồ Chí Minh
- 1
- 754
- 0
- Bình giảng bài Tân xuất ngục, học đăng sơn (Mới ra tù, tập leo núi) của Hồ Chí Minh.
- 3
- 402
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(60 KB - 10 trang) - MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Thơ Ra Tù Tập Leo Núi
-
Bài Thơ "Mới Ra Tù Tập Leo Núi" Của Hồ Chí Minh
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh (Đề 02)
-
BÌNH BÀI THƠ MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI CỦA HỒ CHÍ MINH
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh.
-
Hai Lúa - Bài Thơ Ra Tù Tập Leo Núi Của Bác Hồ “Vân ủng... - Facebook
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh - Văn Mẫu
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng Sơn)
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh
-
Bài Thơ: Tân Xuất Ngục Học đăng Sơn - 新出獄學登山 (Hồ Chí Minh
-
Bình Giảng Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng ...
-
Phân Tích Bài Thơ: Mới Ra. Tù, Tập Leo Núi - CungHocVui
-
Về Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng Sơn) Của ...
-
Phân Tích Bài Thơ “Ra Tù, Bác Tập Leo Núi” Của Hồ Chí Minh