Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh - Văn Mẫu
Có thể bạn quan tâm
Trong tập thơ dịch Ngục trung nhật ký của Hồ Chi Minh, có một bài thơ viết sau khi Bác ra tù được xếp vào cuối tập thơ như lời kết của cuốn sách. Đó là bài Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) Bài thơ được dịch như sau:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
Lòng sông gương sáng bụi không mờ
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa.
Bài thơ lấp lánh một vẻ đẹp cổ điển, vừa ghi lại được những xúc động trong tâm hồn tác giả lúc mới ra tù, vừa như một lời báo tin, nhắn nhủ với đồng chí, bạn bè về bản thân mình sau bao ngày bị đày ải giam cầm giữa chốn ngục tù nơi đất khách.
Như chúng ta đều biết, sau mười bốn tháng bị gông cùm với bao vất vả, khó khăn, Bác Hồ đã được trả lại tự do. Những ngày đầu, do bị giam quá lâu làm Người " chân yếu, mắt mờ, tóc bạc" (Tố Hữu), đi lại không vững, vì thế Bác phải tập leo núi để tự rèn luyện thêm sức lực Bài thơ được viết khi leo núi Tây Phong Lĩnh và được gửi về nước một cách bí mật. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn Tư nhân dân mà ra có kể lại rằng: "Từ khi Bác bị báứt, Trung ương Đảng ta mất hẳn liên lạc, thậm chí do tin tức sai tưởng Bác đã mất trong tù. Mãi hơn một năm sau, một hôm cơ quan Trung ương nhận đươc mội tớ báo Trung Quốc bên lề có ghi một câu: "Chúc chư huynh ở bên nhà mạnh khoẻ và cố gắng công tác. Ở bên này vẫn bình yên" Và bên dưới có ghi bài thơ chữ Hán này
Mở đầu bài thơ là hai câu miêu tả, hai nét chấm phá về núi và sông mà như thu gọn vào tầm mắt tất cả mây trời, non nước:
"Vân ủng trùng sơn sơn ủng vân
Giang tâm như kính tịnh vô trần"
Câu thơ dịch khá sát: "Núi ấp ôm mây mây ấp núi - Lòng sông gương sáng bụi không mờ". Trên những ngọn núi cao, mây thường bao phủ bốn mùa. Mây ở lưng chừng núi, núi vượt lên trên mây. Mây và núi hoà quện với nhau lẩn quất trong nhau. Và từ ở trên cao, nhìn xuống, một dòng sòng lấp lánh như mặt gương trong và sáng. Hai câu thơ tạo nên một bức tranh tả thực sinh động, chỉ bằng một vài nét như phóng bút mà ghi lại được linh hồn tạo vật. Trong bức tranh ấy vừa có cái hùng vĩ của mây của núi, lại vừa có vé đep mềm mại trong sáng dịu dàng của dòng sông; có cả cao sơn và lưu thuỷ và hơn nữa sơn thuỷ ở đây còn rất hữu tình. Đối cảnh sinh tình, lấy cảnh ngụ tình vốn là những thủ pháp quen thuộc của thơ ca phương Đông xưa nay. Hình ảnh một dòng sông lấp lánh, sáng trong không chút bụi mờ trong bài thơ vừa là cảnh đấy và cũng,chính là tình đấy; vừa là tả thực, vừa như một biểu trưng về sự sáng trong của tâm hồn người viết. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, phải chăng đó cỏn là một ẩn dụ, một lời nhắn gửi sâu kín cho đồng chí, đồng bào trong nước về phẩm chất tâm hồn của chính nhà thơ: sau bao nhiêu thử thách gian nan, vất vả, đắng cay, Hồ Chí Minh vẫn giữ trọn được tấm lòng sáng trong, thuỷ chung với cách mạng, với Tổ quốc, với nhân dân. Câu thơ ngắt nhịp 4/3 như một lời khẳng định vang lên quả quyết và dứt khoát, chứa chất một niềm kiêu hãnh tự hào "tịnh vô trần" (không một hạt bụi). Đứng giữa đất trời, mây núi mịt mùng, Người vẫn thấy mình trong trẻo, thanh khiết, không hề vẩn đục. Một lời tự kiểm điểm, tự đánh giá về bàn thân mình sau một chuỗi ngày bị kẻ thù giam cầm đày đoạ chăng?
Nếu như hai câu thơ đầu tạo nên trong lòng người đọc cảm giác mạnh mẽ, cương quyết... thi hai câu sau lại như trầm lắng, thiết tha bởi tình cảm của người viết:
Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
Dạo vọng Nam thiên ức cố nhân.
Lời thơ dịch hoàn toàn chính xác: "Bồi hôi dạo bước Tây phomg Lĩnh - trông lại trời Nam nhớ bạn Xưa" Mấy chừ "bồi hồi" "dao vọng" "cố nhân" trong nguyên bản, đọc lên nghe da diết và nặng trĩu một nỗi nhớ khôn nguôi. Hai câu cuối tiếp nối hai câu đầu một cách tự nhiên mà cũng hết sức chặt chẽ hợp với logíc phát triển của tâm trạng trữ tình. Từ xa xưa, leo núi nhớ bạn, nhớ quê hương (đăng sơn, ức hữu) là chuyện thường thấy trong thơ. Nhưng đây không phải là chuyện đăng sơn, ức hữu chung chung mà là nỗi lòng canh cánh ngóng trông về Tổ quốc, nóng lòng được bay về với đồng bào, đồng chi ở phía trời Nam. Đây không phải là một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ. Sau sự "rà soát" tự kiểm điểm, tự đánh giá tư tưởng và tấm lòng của mình, Người thấy thanh thản vì vẫn giữ trọn được sự sáng trong, không nhuốm bụi trần, bỗng cảm thấy "bồi hồi" và da diết nhớ "bạn cũ", nhớ những người đồng chí phía Nam quê nhà. Phải giữ được tấm lòng trong sạch, kiên trung không phải hổ thẹn với Tổ quốc, với nhân dân, với chính mình, mới có thể náo nức một nỗi nhớ da diết đến thế.
Con người leo núi ấy là một con người vừa thoát cành ngục tù với thân hình tiều tuy "chân yếu, mắt mờ" thế mà lời thơ, hình ảnh thơ thật sang trọng, ung dung. Đấy chính là chất thép, là nghị lực phi thường, là tinh thần Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trong gian nan của cuộc đời cách mạng và đó cũng là tình cảm đậm đà và hồn thơ bay bổng của Người hướng về Tổ quốc, về đống chí, đồng bào
Nhà thơ Hoàng Trung Thông chắc cũng nhận thấy như thế khi đọc các bài thơ trong Nhật ký trong tù:
Tôi đọc trăm bài trăm ỷ đẹp
Ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.
(Đọc thơ Bác)
Từ khóa » Bài Thơ Ra Tù Tập Leo Núi
-
Bài Thơ "Mới Ra Tù Tập Leo Núi" Của Hồ Chí Minh
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh (Đề 02)
-
BÌNH BÀI THƠ MỚI RA TÙ TẬP LEO NÚI CỦA HỒ CHÍ MINH
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh.
-
Hai Lúa - Bài Thơ Ra Tù Tập Leo Núi Của Bác Hồ “Vân ủng... - Facebook
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng Sơn)
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh
-
MỚI RA TÙ, TẬP LEO NÚI - Tài Liệu Text - 123doc
-
Phân Tích Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi Của Hồ Chí Minh
-
Bài Thơ: Tân Xuất Ngục Học đăng Sơn - 新出獄學登山 (Hồ Chí Minh
-
Bình Giảng Bài Thơ Mới Ra Tù, Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng ...
-
Phân Tích Bài Thơ: Mới Ra. Tù, Tập Leo Núi - CungHocVui
-
Về Bài Thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi (Tân Xuất Ngục, Học đăng Sơn) Của ...
-
Phân Tích Bài Thơ “Ra Tù, Bác Tập Leo Núi” Của Hồ Chí Minh