Món ăn Truyền Thống Của Người Tày - Wiki Phununet

Bánh gio

Mùa xuân, Tây Nguyên nắng đỏ. Nắng thắp bừng lên ngọn lửa trên những thân gạo trơ trụi đầu làng. Miếng bánh thơm lừng, mát rượi dần thấm trên đầu lưỡi, nơi cuống họng… Và rồi, Tết ngồn ngột miền biên cương nắng gió bị xua tan bởi hương vị thanh nồng, thơm ngái của món bánh có tên gọi dân dã: Bánh gio.

Món bánh gio là đặc sản của người Tày, tiếng Tày là “Pẻng Tầu”. Người Tày có câu: “Khỏe mạnh cả năm mới được ăn bánh gio”. Ý nói, bánh gio chỉ được ăn vào dịp Tết. Con người không khỏe mạnh và tồn tại được đến ngày Tết thì chẳng thể được ăn món đặc sản dân tộc này.

Nước gio thu được sau khi lọc. Gạo nếp sẽ được ngâm trong thứ nước đặc biệt này khoảng một đêm trước khi dùng để gói bánh. Ảnh Lê Hòa

Nước gio thu được sau khi lọc. Gạo nếp sẽ được ngâm trong thứ nước đặc biệt này khoảng một đêm trước khi dùng để gói bánh. Ảnh: Lê Hòa

Theo phong tục truyền thống của người Tày, Tết dù nhà có nghèo đói, thiếu thốn đến đâu cũng phải có được món bánh gio. Bánh gio nhất thiết phải có mặt trên mâm cúng ngày Tết, giống như bánh chưng của người Việt.

Khi gói bánh, phải dàn đều gạo để có hình khối đẹp mắt. Ảnh: Lê Hòa

Khi gói bánh, phải dàn đều gạo để có hình khối đẹp mắt. Ảnh: Lê Hòa

Dù xa xứ lên Tây Nguyên lập nghiệp hàng chục năm nay, bà Trần Thị Vân (thôn Bắc Thái-xã Ia Lâu-Chư Prông) vẫn giữ nguyên nếp cũ của dân tộc mình, làm món bánh gio cúng ông bà tổ tiên và cho gia đình, con cháu thưởng thức mỗi khi Tết đến. Bà kể, sở dĩ có tên gọi là bánh gio bởi bánh không thể thiếu gio (tro). Gio dùng để làm bánh là một loại gio đặc biệt, được đốt từ thân cây tầm gửi, cây sấu, cây lai… Gio sau khi đốt đem bỏ vào một chiếc xô, lèn chặt và đổ nước lên trên. Nước thấm qua lớp gio, rỉ xuống tạo thành một thứ nước có màu nâu vàng như mật ong loãng. Gạo nếp sau khi tuyển chọn kỹ sẽ được bỏ vào ngâm trong nước gio này. Bánh ngon nhất là làm từ gạo nếp cái hoa vàng xứ Bắc.

Bánh sau khi gói được bó chặt thành từng bó, tựa như bánh tét miền Nam. Ảnh Lê Hòa

Bánh sau khi gói được bó chặt thành từng bó, tựa như bánh tét miền Nam. Ảnh: Lê Hòa

Sau một đêm, gạo được đổ ra hong cho ráo nước. Bánh được gói bằng lá dong, tạo thành thỏi dài khoảng 20cm, to bằng hai ngón tay. Khi gói bánh, tay phải nén chặt và tản gạo thật đều để sau khi ra lò, bánh dền và có hình khối đẹp. Chất lượng bánh cũng phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay khéo léo của người gói.

Món bánh gio nhìn thật hấp dẫn và ngon mắt. Ảnh: Lê Hòa

Món bánh gio nhìn thật hấp dẫn và ngon. Ảnh: Lê Hòa

Gio cùng với lá dong, gạo nếp sẽ làm nên hương vị và màu sắc đặc trưng cho chiếc bánh. Bánh gio chỉ cần bỏ vào nồi nước đun chừng 6 tiếng là vớt ra, treo trên giá cho ráo. Bánh khi nấu chín có màu vàng tựa như mật, những hạt gạo nếp quện quánh vào nhau, trong suốt tựa như hổ phách. Bánh gio dùng ăn nguội, chấm với mật mía. Để làm món bánh gio không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo trong cách “điều chế” nước gio. Nước gio đặc quá, bánh sẽ mặn, mất ngon. Còn nếu nước quá loãng, bánh sẽ không có được hương vị, độ ngon mát cũng như màu sắc cần thiết. Bánh gio có thể tích trữ cả tuần không hư hỏng. Khi ăn, bánh có vị thanh mát, có chút nồng nồng, ngai ngái của nếp, gio, lá dong quyện lẫn vào nhau.

Bánh gio là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết của người Tày. Ảnh: Lê Hòa

Bánh gio là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Tết của người Tày. Ảnh: Lê Hòa

Thật thú vị khi ở Tây Nguyên, chúng ta lại được thưởng thức một món ăn truyền thống ngày Tết đặc sắc của người Tày ở vùng cao phía Bắc Tổ quốc.

Từ khóa » Các Món ăn Dân Tộc Tày