Món Ngon Quảng Trị | Làng Nại Cửu

Người con quê hương Quảng Trị đi xa quê không thể nào không nhớ đến những món ăn quê hương đã in đậm vào máu thịt của mình, sau đây xin liệt kê 1 số món ăn đặc trưng của Quảng Trị:

1 – Mắm cà: món đầu tiên phải kể đến là mắm cà.

+ Cách chế biến: làm mắm cà không cẩn thận sẽ khiến lát mắm bị đen, thường làm theo tỉ lệ 3.1, tức là 3 chén cá, 1 chén muối (nhà mình hay làm chén). Cá chọn cá tươi, làm sạch rồi băm nhuyễn sau đó trộn với muối theo ti lệ trên. Khoảng 1 tháng ta đem trộn với cà đã phơi qua nắng. Cà phơi nắng phải chọn thời điểm nắng to nhưng không được phơi lâu vì như thế cà sẽ dai khi ăn (có thêm ớt trái phơi khô nữa thì càng tốt). Khi trộn mắm với cà nhớ phải ép cà xuống không để bị khô nước. Lấy nang măng ép lên và đậy nắp kín. Đem hủ mắm ra phơi nắng vài ngày. Sau đó cất chỗ thoáng mát khoảng 3 tháng là ăn được. (theo lời bạn Võ Thu Hồng trên Facebook, cảm ơn bạn đã đóng góp rất chi tiết).

Xin bổ sung thêm theo kinh nghiệm của người đưa bài: mắm cà thường được làm bằng cá trích hoặc cá nục, cá phải tươi và không được ướp chất bảo quản nếu không mắm sẽ bị thối. Cà dĩa to, cắt lát nhỏ bằng 2 ngón tay, đem phơi 1 nắng (héo vừa chứ không được phơi khô để lát cà hút nước mắm vào trong). Mắm sau khi làm sạch băm nhỏ trộn theo tỉ lệ trên (3 cá, 1 mắm, 1 muối), bỏ vô hủ bịt kín đem chưng chỗ thoáng mát, 1 tháng sau thì trộn với cà. Lát cà sẽ hút nước mắm nên vàng trông rất ngon.

Sau 3 tháng gắp lát cà ra trộn với đường, bột ngọt, ớt bột, tỏi, dầu ăn đem kho ăn rất ngon. Chẹp 😀

2 – Mắm thính:

Huế, Quảng Trị nổi tiếng với các món mắm như mắm cà, mắm ruốc… trong đó mắm thính là món ăn khá độc đáo, nhưng cách làm lại cực kỳ đơn giản.

Những con cá nục tươi rói giúp món mắm thính thơm ngon hơn

Những con cá nục tươi rói giúp món mắm thính thơm ngon hơn

Mắm thính được làm bằng cá nục. Người ta chọn những con cá thật tươi, to bằng hai ba ngón tay, rửa sạch, bỏ ruột, đuôi và vây, để ráo. Sau đó, cứ bỏ một lớp cá vào thẩu, thì rắc một lớp muối, một lớp thính… liên tiếp cho đến khi đầy. Đậy nắp thẩu thật kín, đem phơi nắng vài ba ngày cho muối và thính mau thấm vào cá, sau đó đem để vào nơi thoáng mát cho tới khi cá chín. Khoảng thời gian cá chín cỡ trên 1 tháng. Cá chín thịt mềm, màu nâu vàng, có mùi thơm đậm đà.

Trong bữa ăn, mắm thính dùng ăn kèm với rau sống, quả vả, khế chua, rau thơm… Muốn ăn nóng thì bắc lên bếp nấu cho vừa sôi là được. Từ mắm thính có thể chế biến thành món mắm dưa. Chọn loại dưa hường, rửa sạch, cắt đôi, cắt thành từng miếng nhỏ hình tam giác, ướp muối sau đó được trộn với mắm thính. Thành phẩm sẽ là món mắm dưa đặc biệt. Mới đầu chưa quen thì thấy là lạ, sau khi ăn mắm thính hay mắm dưa lại có cảm giác ăn ngon, muốn ăn thêm nữa. Mùa đông về, nếu không tiện đi chợ thì mắm thính là món mặn chính trong nhà. Thính để làm mắm có 2 loại: thính bắp và thính gạo. Do đó mắm thính cũng có hai loại: mắm thính bắp và mắm thính gạo. Mỗi loại đều có một mùi vị riêng, thơm ngon đặc trưng.

(theo Vietgle)

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Cá Nục Muối Quảng Trị