MÔN THÁI ẤT THẦN KINH CỦA TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH ...

Nguồn gốc khoa Thái Ất Thần Kinh

Thái Ất là khoa chiêm tinh, có nguồn gốc từ rất xa xưa và được phát triển bởi những chiêm tinh gia từ thế kỷ thứ 5 TCN ở cả các quốc gia Âu cũng như Á. Thái Ất thần kinh hay Thái Ất nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất. Dự trù trước Những biến đổi của Thiên văn, Thời tiết, Dịch bệnh, Mùa màng và các biến động xã hội, con người. Từ đó có phương án điều chỉnh giúp cho quốc thái dân an, con người sống thuận quy luật tự nhiên.

Trong bộ môn này, sao Thái Ất được gắn với ngôi sao sáng nhất – sao Bắc thần, được gọi là Thần Trời. Đồng thời là biểu tượng của đấng quân vương cai trị thế gian. Người xưa quan niệm rằng tinh tú trên trời đều có quyền cai trị các phương vị trực thuộc và tương ứng với từng địa phần trên mặt đất. Trong sách Thái Ất thần kinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộ môn Thái Ất không có nguồn gốc Hán tộc.

Thái Ất và những sự kiện lịch sử phong kiến Việt Nam

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sự tổng hợp các kiến thức, tiếp thu sự phát triển của Đạo học, Dịch học và học thuyết Âm Dương – Ngũ hành, tổng hợp trong Thái Ất Thần Kinh. Lê Quý Đôn cũng đánh giá rất cao tác phẩm này. Nguyễn Trãi dùng thạch đầu bàn bày binh bố tránh đánh Minh, hiến kế cho vua Lê Lợi. 

Đặc biệt, về điển cố Nguyễn Hoàng hỏi chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm ứng phó với chúa Trịnh. Khi ấy đã 77 tuổi đang ở ẩn tại Am Bạch Vân. Trạng Trình không nói không rằng. Cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo: Hoành Sơn nhất đái khả dĩ dung thân. 

Một dải Hoành Sơn có thể dung thân được. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng xin với anh rể Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào. Nhờ đó mà dựng nên nhà Nguyễn ở phương Nam. Đây là dự đoán trên cơ sở khoa Thái Ất, được lịch sử chứng minh. Sau này, triều Nguyễn ổn định, các sách sử thời đó viết lại với ý ca ngợi hơn. Ta vốn dĩ quen thuộc với câu: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Tử “vạn đại” thay cho từ “khả dĩ” triều Nguyễn muốn củng cố vương triều trường tồn của mình. 

Thái Ất Thần Kinh chỉ dành cho các bậc quân vương và các tướng lãnh cao cấp mới được đọc. Ở trong nói, chứa đựng những thông tin liên quan đến khoa học quân sự và vận mệnh quốc gia. Sự tồn vong, thời điểm kết thúc một triều đại. Vì lý do đó khiến khoa học “Thái Ất” được viết một cách rất thâm sâu, khó đọc và chỉ lưu hành trong tay một số rất ít các bậc vương giả.

Những lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhờ học tính theo Thái Ất, ông tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau này. 

Ông đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Lúc nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể”. Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được ba đời. Quả nhiên mãi đến năm 1688, sau 3 đời giữ đất Cao Bằng, nhà Mạc mới bị diệt.

Đối với Lê – Trịnh, vua Lê Trung Tông chết không có con nối. Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê, nhưng sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông nói với chú tiểu, thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. Giữ là bề tôi của vua Lê thì lợi hơn. Trịnh Kiểm nghe theo, sai người tìm người tôn thất nhà Lê trong chi Lê Trừ. Người anh Lê Lợi đưa lên ngôi, là vua Lê Anh Tông.

Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền chính sự. Còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự. Hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm, Lê tồn Trịnh tại.  

Phạm vi dự đoán của Thái Ất

Phép tính toán Thái Ất là tìm vị trí một số vì sao, có khoảng trên dưới 20 sao. 

Cơ sở dựa vào cách tính quẻ ất riêng. Bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục. Xác định các sao lập thuật thái ất, thành quẻ ất theo ngày, giờ, tháng, năm. Thái Ất kể năm, Thái Ất kể tháng, Thái Ất kể ngày, Thái Ất định kế, Thái Ất kể thần,…  Thái Ất có thể dự đoán trên nhiều lĩnh vực, từ cá nhân (số mệnh) đến vận mệnh quốc gia. 

Theo Lê Quý Đôn, xem Thái Ất có 4 cách:

Tuế kế (kể năm): để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Đó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh. Thời vận và cục diện xã hội. 

Nguyệt kế (kể tháng): để xem lành hay dữ. Đó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị. 

Nhật kế (kể ngày): để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy. Thái Ất kể ngày có thể luận về mệnh hạn người đời. Đo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết. Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình. Vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy. Biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Đạo Người. 

Thời kế (kể giờ): để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh. Thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp. Trong binh pháp, nó xác định được địch – ta, chủ -khách, lợi- hại, được – mất, thịnh – suy, trị loạn. Cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ.

Xem thêm: Tục đốt vía lấy may

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Bói Thái ất Thần Kinh