Môn Tiếng Việt Lớp 1 - CGD - TMT - QLNT - Sở GD&ĐT Hải Dương

Số hóa Giới thiệu Học sinh Giáo viên Thư viện Thiết bị Tài nguyên Trang vàng Thi online Xem điểm Hệ thống PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC KIẾN QUỐC Video hướng dẫn Đăng nhập

CHUYÊN ĐỀ

“Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phần vần

môn Tiếng Việt Lớp 1 - CGD”

I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

Học sinh lớp 1 được học theo chương trình sách giáo khoa CGD, với yêu cầu cao hơn về nội dung và mục tiêu, rèn các kĩ năng cơ bản của từng việc học, nhằm phát huy tốt các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết một cách vững chắc.

1. Năm học 2016-2017 ngành giáo dục huyện Ninh Giang chỉ đạo thực hiện Chương trình tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục.Qua 1 năm thực hiện chương trình, tôi thấy phương pháp dạy học tiếng Việt 1 - công nghệ giáo dục giúp cho giáo viên nắm vững kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng, giờ học diễn ra sôi nổi, hào hứng..

Tuy nhiên GV nhiều năm dạy theo chương trình hiện hành, quen với phương pháp đó nên khi dạy GV còn nhầm lẫn giữa chương trình hiện hành với chương trình công nghệ giáo dục.

2. Khi tập huấn cũng như đọc ở các tài liệu đều cho rằng dạy Tiếng Việt 1 -CGD là dạy đúng thiết kế không được thêm, bớt. Tuy nhiên, GV mới được tiếp cận còn nhiều bỡ ngỡ. Ngoài quy trình theo thiết kế, mỗi GV cũng phải linh hoạt trong vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để có những giờ học đúng với sách thiết kế mà nhẹ nhàng hiệu quả.

3. Để phát huy sức mạnh của tập thể, nâng cao trình độ CM của GV. Tôi đã cùng tập thể tổ thực hiện Chuyên đề... “Chuyên đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phần vần môn Tiếng Việt Lớp 1 - CGD”.

II. THỰC TRẠNG

1. Đối với GV

a. Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất nhà trường có đủ phòng học 2 buổi/ngày.

- Khối 1 có 4 giáo viên chủ nhiệm đều là những người nhiệt tình trong công việc, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn do phòng đề ra, trong đó có một giáo viên đã dạy CNGD.

Về chương trình dạy CNGD việc sử dụng kí hiệu thay cho lời nói của GV đỡ mất thời gian. Quy trình đọc và phân tích tiếng rất kĩ, HS học sôi nổi.

b. Khó khăn:

- Do đổi mới chương trình mới nên GV cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy.

- Thời lượng dạy học trên lớp không nhiều về nhà PHHS không biết kèm thêm để học sinh luyện thêm ở nhà.

- Kiến thức bài dài và khó, GV lại không khai thác tranh ảnh hay đồ dùng trực quan để HS hiểu.

2. Đối với HS

a. Thuận lợi:

- Sách vở hs đầy đủ.

- HS có độ tuổi đồng đều nhau, tập trung ở gần trường thuận tiện cho việc đi học

b. Khó khăn:

- Một số em chưa quen vói môi trường học tập mới ở tiểu học, phần lớn HS học chậm, không biết đọc, biết viết, chuyển sang học chương trình tiếng việt GDCN cã em chưa nắm được bảng chữ cái.

- Trình độ dân trí trong địa bàn trường quản lí chưa cao dẫn tới việc quan tâm cho con em học tập còn hạn chế.

- Một số em do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn; một số em do bố mẹ đi làm xa dẫn tới không có ai lo cho việc học hành của các em. Chính những điều đó đã làm cho việc học của các em ngày càng giảm sút.

A. MÔT SỐ GIẢI PHÁP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD

Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD học sinh phải đạt những yêu cầu sau:

1.1. Học sinh phải đọc thông, viết thạo.

1.2. Học sinh nắm chắc các luật chính tả.

1.3. Học sinh nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD:

- Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng bao gồm:

+ Tiếng

+ Âm và chữ

+ Vần

3. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – CGD (gồm 4 bài)

- Bài 1: Tiếng

- Bài 2: Âm

- Bài 3: Vần

- Bài 4: Nguyên âm đôi

4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1 - CGD

4.1. Phương pháp mẫu:

- Lập mẫu, sử dụng mẫu.

- Làm mẫu, tổ chức cho học sinh làm theo mẫu đã có.

4.2. Phương pháp:

- Tổ chức việc học của các em bằng những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác.

B. PHẦN CỤ THỂ: PHẦN VẦN

I. MỤC TIÊU CỦA PHẦN VẦN:

- H nắm chắc được 5 mẫu vần:

1. Mẫu 1 /ba/: Vần chỉ có âm chính

- H nắm được tất cả các nguyên âm và phụ âm, biết được các chữ ghi âm theo thứ tự của bảng chữ cái a, b, c, d…..

- Nắm luật chính tả e, ê, i.

* Từ âm a (N. âm), âm b (P. âm) ---------> ba.

- Kết hợp với các dấu thanh ---------> ba, bà, bá, bả, bã, bạ.

- Phân biệt tiếng /chữ (âm bờ, tiếng ba/ chữ bờ, chữ ba).

* Đến âm e (N. âm), xuất hiện luật chính tả:

- Đứng trước: a, o, ô, ơ, u, ư… là âm cờ được ghi bằng chữ cờ (c).

- Đứng trước các âm e, ê, i là âm cờ được ghi bằng chữ ca (k).

+ Đọc: cờ-ê-kê (tiếng kê)/viết ka-ê-kê (chữ kê), nhắc HS: âm cờ được ghi bằng con chữ c

- Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự.

- Khi đọc các câu, từ (trong phần đọc ứng dụng) phải đọc trơn (Mẹ à, Dì Hà chả kể gì cả), không đánh vần từng tiếng, nếu học sinh không đọc được là do học phần trước không kỹ, phải quay về các thao tác như những bài đầu. Khi dạy, bắt buộc giáo viên phải phát âm chuẩn, dùng từ chuẩn, khi nói: các em đọc âm…, vần…, tiếng…/ các em viết chữ ghi âm…, viết chữ ghi tiếng…, chữ ghi từ...; âm cờ được ghi bằng con chữ cờ (c), con chữ ka (k), cờ- e-ke; …

* Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc âm - chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ma, mà, má, mạ…). Gồm 23 phụ âm và 11 nguyên âm (chỉ nguyên âm đơn, riêng khi dạy ở âm cờ có xuất hiện âm đệm u là điểm để phân biệt với vần sau này); dạy tiếng Việt là dạy chữ ghi âm, nghe sao viết vậy, học sinh phải được nhìn, nghe và luyện phát âm đúng (khi giáo viên phát âm mẫu); điểm ngoại lệ là dạy những âm được ghi bằng hai, ba chữ cái: ch, kh, ng, ngh, gh, nh, ph, th…(thường được dạy liền nhau để dễ phân biệt và gắn liền với luật chính tả: c-ch; g-gh; ng-ngh); nếu học sinh không nhớ giáo viên phải nói rõ là các âm được ghi bằng hai, ba chữ cái đồng thời thường xuyên cho học sinh nêu lại luật chính tả: g/gh, ng/ngh: tương tự cấu trúc như với ck; riêng đối với những trường hợp như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài, cũng bắt đầu được dạy từ giai đoạn này. Về các giai đoạn sau này, nội dung dạy học cũng luôn được lặp lại, yêu cầu học sinh nhắc lại thường xuyên khi học các mẫu 2,3,4,5.

2. Mẫu 2 /oa/: Vần có âm đệm, âm chính

- H biết phân loại nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi.

- H biết làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi.

- Âm đệm ghi bằng hai chữ o/u.

- HS nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.

Trọng tâm của giai đoạn này bắt đầu dạy các tiếng có âm đệm, nguyên âm đôi; dạy cách phát âm dựa vào các nguyên âm: a, e, ê, i, o, ô, u,…và xét đến âm tròn môi, âm không tròn môi; dạy cho học sinh cách đọc, viết các tiếng có âm đầu, âm đệm và âm chính.

*. Luật ghi âm /c/ (cờ) trước âm đệm.

Âm /c/ (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu) và âm đệm viết bằng chữ u. VD: qua, quyên,….

- Đọc: cờ-oa-qua (tiếng qua)/viết cu-ua-qua (chữ qua),

- Kết hợp với các dấu thanh để có các tiếng tương tự.

Điều quan trọng là giáo viên phải dạy phát âm đúng quy trình thì sau này học sinh sẽ đọc tốt.

3. Mẫu 3 /an/: Vần có âm chính, âm cuối

- HS nắm được các âm chính là nguyên âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i. Các cặp âm cuối là phụ âm n/t, m/p, ng/c, nh/ch. Các âm cuối là nguyên âm: i/y, o/u.

- HS nắm được các vần có âm cuối: t, p, c, ch chỉ kết hợp được với 2 thanh là thanh sắc và thanh nặng. Các vần có các âm cuối âm cuối còn lại kết hợp được với cả 6 thanh.

- Trọng tâm giai đoạn này là dạy vần, tiếng chứa vần: an/at; am/ap; anh/ach; eng/ec; ai/ay…(phát âm không tròn môi, có âm cuối khác nhau, đọc và viết khác nhau gắn với luật chính tả, với từng từ ngữ có nghĩa khác nhau). Đến giai đoạn này, học sinh được học các tiếng có đầy đủ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Mẫu 3:

- Khi dạy đến giai đoạn này, việc đánh vần (phân tích tiếng) được thực hiện theo cách “cuốn chiếu”: tháng: thang-sắc-tháng (trước đó với tiếng thang thì đánh vần: th-ang-thang). Nếu học sinh quên cách đánh vần tiếng tháng: thang-sắc-tháng thì giáo viên hướng dẫn quy trình quay về đánh vần theo cơ chế hai bước (bỏ dấu thanh để đánh vần tiếng thang: th-ang-ang). Sau đó làm ngược lại.

- Mô hình ở mẫu 3: Khi dạy các bài ở mẫu 3, giáo viên phải chú ý dạy phát âm đúng các vần (chủ yếu là cặp vần cùng một bài), các tiếng chứa vần (những bài có số vần cần học nhiều - chủ yếu là để học sinh dễ so sánh, nhận biết, giáo viên có thể giãn ra thành nhiều tiết nhưng phải dạy liền nhau).

4. Mẫu 4 / oan /: Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối

- H biết cách làm tròn môi vần có âm chính âm cuối để tạo thành vần mới: vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối.

- HS nắm được luật chính tả về âm đệm, luật chính tả về dấu thanh.

Trọng tâm là dạy cho học sinh kỹ thuật làm tròn môi từ các vần không tròn môi ở mẫu 3 để có các vần mới và có tiếng, từ mới (các tiếng từ có vần được ghi bằng nhiều chữ cái gắn với luật chính tả với từng từ ngữ có nghĩa khác nhau).

5. Vần có nguyên âm đôi. Dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học.

- HS nắm được luật chính tả về nguyên âm đôi khi vần có âm cuối và vần không có âm cuối, luật chính tả e, ê, i.

- H nắm được: đối với vần có nguyên âm đôi /iê/ còn có luật chính tả ghi /i/ với tiếng có âm đầu và tiếng không có âm đầu, vần có âm đệm và vần không có âm đệm.

  • Ngoài các mục tiêu riêng của các mẫu vần đã nêu ở trên, H còn cần đạt được các mục tiêu chung cho tất cả các mẫu vần đó là:

- Biết ghép phụ âm với các vần để tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh để tạo thành các tiếng khác nhau.

- Biết phân tích tiếng thành hai phần: Phần đầu, phần vần.

- Biết phân tích cấu tạo tiếng.

- Biết đọc trơn, rõ ràng đoạn văn trong bài đọc.

- Nghe viết được tất cả các tiếng có vần đã được học.

Mẫu 4 Có 3 nguyên âm đôi : iê, uô, ươ

* Dạy nguyên âm đôi (mang tính chất 2 âm: i,ê; 1 N.âm: ): Học các vần: iên- iêt, ia, uya-uyên-uyêt.

Xẩy ra các trường hợp (Luật chính tả):

- Có âm cuối, giữ nguyên iê: biếng, tiến, liếm, nghiêng…

- Không có âm cuối thì biến thành ia: kia, thia, via

- Có âm đầu, giữ nguyên iê: biếng, tiến, liếm

- Không có âm đầu thì được ghi bằng yê: yên, yểng.

- Có âm đệm và âm cuối thì được ghi bằng yê: khuyên, chuyển.

- Có âm đệm nhưng không có âm cuối thì được ghi bằng ya: khuya.

* Tương tự, khi dạy các nguyên âm đôi khác, như:

uô : Học các vần uôn-ôt, ua.

- Có âm cuối, giữ nguyên : đuổi, buổi, suốt, xuống…

- Không có âm cuối thì biến thành ua: mua, chua, khua, tua

- Đứng trước nó là âm cờ được ghi bằng chữ cu (q), âm đệm ghi bằng con chữ u.

Ví dụ:

+ qua: trọng âm rơi về âm a khác với cua: c-ua (ua là nguyên âm đôi - khi phát âm nghe khá rõ uô).

+ quốc (u là âm đệm, khi phát âm, ô lấn sang â) khác với cuốc: c-uô-c (khi phát âm nghe khá rõ âm uô).

ươ: Học các vần ươn-ướt, ưa

- Có âm cuối ươ: lương, thưởng, mướn

- Không có âm cuối: ươ biến thành ưa: mưa, thưa, đưa…

Về luật chính tả không thể dựa vào cấu trúc ngữ âm hoặc một quy luật cụ thể, rõ ràng mà phải dựa trên ngữ nghĩa như tr/ch; v/d/gi; r/d; s/x và các dấu thanh, đọc từ phiên âm tiếng nước ngoài,…thì chủ yếu dạy học sinh qua việc giáo viên phát âm chuẩn và các từ ngữ có nghĩa, có hình ảnh được lặp lại nhiều lần ở trong bài học (mặc dù đối với dạy tiếng Việt lớp 1 CGD, chưa quan tâm nhiều đến việc dạy nghĩa, không sa đà vào giải nghĩa).

II. QUY TRÌNH DẠY PHẦN VẦN:

Bài vần gồm 2 công đoạn:

Công đoạn 1: Lập mẫu:

*Mục đích yêu cầu: Làm theo đúng quy trình 4 việc, làm chuẩn xác từng thao tác, thực hiện các mẫu phải chuẩn mực cho các tiết học trong bài.

Việc 1: Lập mẫu

- Giới thiệu vần.

- Phân tích vần.

- Vẽ mô hình vần.

- Tìm tiếng mới có chứa vần.

Việc 2: Viết

- Viết bảng con.

- Viết vở Em tập viết.

Việc 3: Đọc

- Đọc chữ trên bảng lớp.

- Đọc sách Tiếng Việt.

Việc 4: Viết chính tả

- Viết bảng con.

- Viết vở chính tả.

Công đoạn 2: Dùng mẫu (áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần vần).

* Mục đích của tiết dùng mẫu:

Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.

III. CÁC GIẢI PHÁP.

1. Một số yêu cầu chủ yếu khi thực hiện

1.1. Đối với GV

- Tác phong lời nói , cử chỉ, điệu bộ của GV cần phải chuẩn mực, thân thiện.

- Giáo viên gương mẫu trong cách phát âm và viết mẫu

- Khi đọc bài gv cần hướng dẫn cụ thể và phát âm chuẩn, cho hs đọc lại nhiều lần (tăng cường đọc cá nhân)

- Khi viết mẫu cần cụ thể từng nét, hướng dẫn đúng độ cao con chữ.

- Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự.

- Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. HS thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp nhàng.

- Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh.

- Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài.

- Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt tổ chức các hoạt động trong từng việc, có tổ chức chuyển tiết trong mỗi buổi dạy.

1.2. Đối với HS

- Yêu cầu đối với học sinh là thuộc bảng chữ cái, âm tiếng việt. Biết kết hợp đọc và viết được âm khi học, tập ghép vần và phân tích.

- Nắm được kĩ năng về các âm, vần trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích vần, tiếng, đọc được theo các mức độ to - nhỏ - nhẩm - thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm đệm, âm chính đâu là âm chính và đâu là âm cuối, học về luật chính tả biết phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi.

- Chủ động, tích cực tham gia học tập cùng cô và các bạn.

2. Phân loại đối tượng học sinh:

- Chúng ta tiến hành phân loại Hs, tìm hiểu tình hình từng nhóm. Nguyên nhân nhóm HS cần hỗ trợ chủ yếu do không thuộc bảng chữ cái, thái độ học tập

không đúng còn mải chơi, sự phát triển trí tuệ chậm, phụ huynh HS chưa quan tâm, gia đình còn khó khăn...Từ đó GV có biện pháp giáo dục phù hợp.

- Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Cần nắm chắc trình độ nhận thức của từng HS nhất là HS cần hỗ trợ để giúp đỡ HS kịp thời trong từng tiết học và phụ đạo vào buổi chiều. Vừa học bài mới kết hợp ôn tập bài cũ. HS chưa đọc được tiếng GV cần cho HS phân tích lại phần vần rồi mới kết hợp ghép tiếng.

- Phân loại đối tượng HS theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ chức trò chơi (thi đọc trong nhóm). Có những bài tập phù hợp với trình độ từng nhóm HS để nhóm HS học tốt phát huy hết khả năng của mình (Đọc bài cả trang chẵn và trang lẻ), nhóm HS khác chỉ yêu cầu đọc 1 số tiếng có vần mới.

- Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp để các em hỗ trợ nhau.

- Quan tâm khích lệ học sinh, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành. Kiểm tra thường xuyên để uốn nắn cho học sinh:

- Thường xuyên kiểm tra, gần gũi các em học sinh hay mắc lỗi để động viên, khuyến khích các em, không để các em chán nản và phối hợp cùng với gia đình tìm biện pháp rèn riêng cho từng em.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc thật chuẩn và chính xác bài đọc . Cho cả lớp đọc, đọc cá nhân để phát hiện lỗi sai chỉnh sửa kịp thời . Lồng ghép các trò chơi học tập trong các tiết học. Tổ chức cho các em hoạt động chuyển tiết bằng nhiều hình thức phong phú tránh mỏi mệt sau mỗi tiết học.

- Làm tốt công tác duy trì sĩ số hàng ngày, nề nếp của hs. Mỗi ngày làm ra 1 sản phẩm mới cho chính mình thì:

- Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui. Đi học là hạnh phúc.

- Yêu cầu hs học thuộc bảng chữ cái, GV viết và in bảng chữ cái có phiên âm cách đọc phát về cho PHHS dạy thêm cho con đọc và viết ở nhà: a, b (bờ), c, k, q (cờ), d, gi, r (rờ)…

3. Phân loại hệ thống cấu trúc vần gắn với luật chính tả.

Ở giai đoạn này, học sinh được học cấu trúc vần - chữ theo nguyên tắc: phụ âm ghép với nguyên âm để tạo thành tiếng (ba, bà, bá, bả…). Gồm 22 phụ âm và 11 nguyên âm. Phụ âm đầu ghép với các vần theo mẫu tạo thành tiếng (ba, loa, lan, loan) ghép với 6 dấu thanh, 1 số nguyên âm đôi.

Lưu ý luật chính tả:

Âm /c/ đứng trước âm đệm ghi bằng con chữ q, âm đệm ghi bằng con chữ u: quai, quê…

Âm /cờ/ đứng trước e,ê,i viết bằng con chữ /ca/: ki, ke, kê

Âm /gờ/, /ngờ/ đứng trước e, ê, i viết bằng con chữ /gh/, /ngh/.

Dấu thanh được đặt trên đầu âm chính.

Luật chính tả nguyên âm đôi /uô/, ươ/, /iê/ khi viết 1 mình dấu thanh được đặt ở âm thứ nhất, khi có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở âm thứ 2…(nguyên âm đôi được viết iê hoặc ya: tiên, khuya…

Thường xuyên nhắc lại luật chính tả khi đọc hay viết gặp lại những từ có liên quan đến luật chính tả. GV cho hs đọc luật chính tả đến đâu thực hành viết vào bảng con đúng chữ đó (Âm /cờ/ đứng trước âm đệm ghi bằng con chữ q, HS viết chữ q…), Hoặc cho HS nhận diện luật chính tả sau khi GV viết xong.

4. Rèn kĩ năng viết chính tả

Muốn viết chính tả tốt trước hết HS phải được luyện đọc nhiều và đọc đúng (tăng cường đọc cá nhân để sửa lỗi)

Xác định rõ từng em học sinh hay viết sai chính tả và các lỗi sai hay mắc phải, xếp những em này ngồi ở những vị trí bàn đầu để dễ quan sát và kiểm tra trong khi các em viết bài.

Sắp xếp những em hay viết sai chính tả ngồi gần những em HS đọc chuẩn, viết đúng chính tả để có thể giúp đỡ cho bạn.

Trong các buổi phụ đạo học sinh viết yếu chỉ chú trọng phần luyện viết và đọc. Trước khi HS viết chính tả nên cho HS nêu lại tư thế ngồi viết cho chuẩn mới cho HS viết để tránh cho các em bị cong vẹo cột sống.

Gv chấm bài và sửa lại các lỗi sai cho hs. Yêu cầu Hs viết lại các lỗi sai xuống cuối vở từ 1-> 2 lần

Hs chưa biết viết gv phải cầm tay cho hs viết.

GV đọc cho HS viết. Quá trình này HS phải ghi nhớ tiếng, từ do GV yêu cầu viết, sau đó HS phải nhẩm trong miệng, có thể đánh vần rồi mới viết ra bảng con. Kết quả viết trên bảng con là phản ánh quá trình tư duy cuả HS trong việc luyện đọc. Vì viết đúng chứng tỏ HS đã nghe đúng, hiểu đúng, đọc đúng (nhẩm, đánh vần) và ngược lại. Đây cũng là một phần trong việc kiểm tra kết quả đọc của HS đồng thời cũng là kiểm tra kĩ năng viết của HS. Căn cứ vào kết quả đó GV đánh giá và điều chỉnh quá trình dạy học của mình. Mặt khác, khi HS thực hiện viết bảng con sẽ không làm lãng phí thời gian của các em mà GV lại kiểm tra được cả lớp và HS được rèn kĩ năng viết đúng trước khi viết vào vở.

IV. GIÁO ÁN MINH HOẠ BÀI VÀN /OE/

1. MỤC TIÊU:

- HS nắm được vần /oe/ có được là nhờ làm tròn môi âm /e/. Vần /oe/ có âm đệm /o/,âm chính /e/, tìm tiếng chứa vần /oe/. Đọc, viết vần, tiếng, từ, câu có chứa vần /oe/.

- HS nhớ luật chính tả âm đệm: /cờ/ đứng trước âm đệm ghi bằng con chữ/q/, âm đệm ghi bằng chữ /u/ (Một âm đệm có thể ghi bằng 2 con chữ o hoặc u.

- Học sinh mạnh dạn tự tin trong các hoạt động học tập.

2. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Việc 0:

T. Chúng ta đã lập được Mẫu /oa/, vần có âm đệm và âm chính. Với mẫu oa, ta học cách làm tròn môi âm chính /a/ để được vần có âm đệm và âm chính.

T: Đưa tiếng loa vào mô hình.

H: Đưa tiếng, đọc trơn, đọc phân tích:

l

o

a

T: Hôm nay, chúng ta thay âm chính /a/ bằng âm /e/, tức là làm tròn môi âm /e/.

Việc 1: Làm tròn môi âm /e/

1a. Phát âm

T: Phát âm /e/

H: Phát âm /e/ (nhiều lần).

T: /e/ là nguyên âm tròn môi hay không tròn môi.

H: /e/ là nguyên âm không tròn môi.

T: Muốn làm tròn môi âm /e/, ta làm như thế nào?

H: Ta thêm âm đệm vào trước âm /e/

Description: C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image001.gifT: Hãy phát âm làm tròn môi âm /e/: /e/ /oe/.

Description: C:\Users\ADMINI~1\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\clip_image002.gifH: /e/ /oe/ ( nhiều lần).

1b: Phân tích vần /oe/.

T: Vần /oe/ có được là do dâu?

H: Vần /oe/ có được là nhờ làm tròn môi âm /e/.

T: Vần /oe/ có âm e là âm chính. Muốn làm tròn môi âm /e/ thì phải có âm tròn môi đệm vào trước âm /e/.

H: Vần /oe/ có âm chính /e/ và có âm đệm làm tròn môi

T: Âm chính /e/ ghi bằng chữ e, âm đệm tròn môi có thể ghi bằng chữ o hay u. Người ta chọn chữ o vì khi phát âm /o/ và âm /e/ miệng rộng hơn cả.

1c: Vẽ mô hình vần /oe/

T: Em đưa tiếng /loe/ vào mô hình. Âm đệm ghi bằng chữ o.

H: Thực hiện.

l

o

e

T: Các em chỉ tay vào mô hình và phân tích tiếng /loe/

H: Tiếng /loe/ có âm đầu /l/, âm đệm /o/, âm chính /e/.

1d: Tìm tiếng mới

T: (Giao việc): Đưa tiếng /loe/ vào mô hình/.

H: Đưa tiếng /loe/.

1. T: Thay âm đầu trong tiếng /loe/, em có tiếng gì?

H: Nối tiếp nêu các tiếng của mình: choe, khoe, đoe…. Sau mỗi tiếng cá nhân nêu thì cả lớp phân tích tiếng đó. Ví dụ: Tôi tìm tiếng choe, mời các bạn phân tích tiếng choe.

T: Em đưa tiếng khoe vào mô hình.

H: Đưa: khoe .

T: Trong tiếng / khoe/ có thanh gì?

H: Thanh ngang.

T: Em thay thanh để tạo thành tiếng mới. Em nhớ luật chính tả về vị trí đặt dấu thanh. Dấu thanh đặt ở đâu?

H: Dấu thanh đặt ở âm chính /e/.

H: khoè, khoé, khoẻ, khoẽ, khoẹ.

T: Yêu cầu HS báo cáo kết quả qua trò chơi “Bắn tên”.

T: Vần /oe/ có thể kết hợp được với mấy thanh?

H: 6 thanh.

T: Em viết tiếng: que. Em lưu ý luật chính tả âm /cờ/ đứng trước âm đệm.

H: Viết: que

T: Em thay thanh vào que để tạo thành tiếng mới.

H: què, qué, quẻ, quẽ, quẹ.

T: Luật chính tả về âm đệm: Khi viết chữ có âm đệm, em lưu ý:

  • Dấu thanh đặt ở chữ ghi âm chính.
  • Âm /cờ/ đứng trước âm đệm ghi bằng chữ q, âm đệm ghi bằng chữ u. Em nhớ, một âm đệm có thể ghi bằng hai chữ: o hoặc u.

Việc 2: Viết

- Trước khi sang việc 2, T cho H chơi trò chơi “ Dùng tay, dấu tay”.

2a. Viết bảng con.

T: Chúng ta vừa học vần gì?

H: Vần /oe/.

T: Phân tích vần /oe/.

H: Phân tích.

T: Vần /oe/ gồm mấy âm, là những âm nào?

H: Vần /oe/ gồm hai âm, âm /o/ và âm /e/.

T: Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?

H: Âm /o/ đứng trước, âm/ e/ đứng sau.

T: Hướng dẫn viết chữ ghi vần /oe/: Viết chữ o rồi viết tiếp chữ e (khoảng cách giữa o và e là nửa li).

H: Viết: oe.

T: Hướng dẫn viết chữ ghi tiếng/ hoe/ (T vừa viết vừa nói cách viết).

H: Đọc: hoe.

H. Viết: hoe.

T: Hướng dẫn viết chữ ghi từ: đỏ chóe (T vừa viết vừa nói cách viết).

H: Đọc: đỏ chóe

H: Viết: đỏ chóe.

T: Quan sát, hướng dẫn H.

2b. Viết vở “Em tập viêt – CGD lớp 1”, tập 2.

H: Viết từng dòng trong vở theo hướng dẫn của T.

H: Viết theo mẫu in sẵn trong vở:

  • 1 dòng oe
  • 1 dòng hoe
  • 1 dòng đỏ choé.

T: Quan sát, kiểm soát quá trình viết của H.

T: Nhận xét, rút kinh nghiệm cả lớp.

Việc 3: Đọc

3a: Đọc chữ trên bảng lớp:

T: Yêu cầu H đọc lại phần bảng của việc 1 và việc 2 (cá nhân, đồng thanh).

H: Đọc.

T: Viết một số từ trong bài và yêu cầu HS đọc thầm: đỏ chóe, tóe loe, …

H: Đọc: cá nhân, đồng thanh.

3a: Đọc sách “Tiếng Việt – CGD lớp 1” – tập 2.

T: Yêu cầu H đọc thầm trang 10.

H: Đọc thầm.

T: Đọc mẫu trang 10.

H: H lắng nghe.

T: Yêu cầu H đọc cá nhân (có thể đọc nối tiếp: 2-3 lần).

H: Đọc cá nhân.

T: Thi đọc theo nhóm đôi.

H: Thi đọc (3 nhóm đôi đại diện cho 3 tổ).

T: Đọc đồng thanh cả lớp.

H: Đọc.

T: Yêu cầu H đọc nối tiếp các tiếng có vần oe trong trang 10.

H: Đọc.

T: Phân biệt luật chính tả âm /c/ đứng trước âm đệm qua hai từ: đỏ choé, bó que.

H: Phân tích: choé, que.

T: Yêu cầu H đọc thầm trang 11.

H: Đọc thầm.

T: Đọc mẫu trang 11.

H: H lắng nghe.

T: Yêu cầu H đọc cá nhân

T: Đọc nối tiếp: 2-3 lần bài đọc: Bé khoe.

H: Đọc nối tiếp.

T: Tìm tiếng có vần oe trong bài đọc.

H: Tìm tiếng và đọc.

T: Đọc đồng thanh trang 11.

Việc 4: Viết chính tả.

T: Nêu nhiệm vụ viết bài : Bé khoe, sau đó đọc cho H nghe một lần bài viết.

4a: Viết bảng con:

T: Đọc cho H viết các tiếng khó viết: khoe, què, lò cò.

H: Viết bảng con.

4b. Viết vở chính tả.

T: Đọc bài “ Bé khoe” cho H viết (Có thể đọc hai tiếng cho H viết).

H: Viết vở chính tả.

T: Đọc lại cho H soát bài.

H: Chỉ tay vào vở theo lời đọc của T để soát bài.

T: Thu vở, nhận xét, rút kinh nghiệm cho cả lớp.

IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Trên đây là báo cáo chuyên đề về đổi mới hình thức tổ chức dạy học phần vần môn Tiếng Việt lớp 1 - CGD của tổ 1+2+3 chúng tôi. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí cán bộ Quản lí và các đồng chí giáo viên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Sau đây là hình ảnh ghi lại buổi chuyên đề:

(Tổ thảo luận)

Đ/c Nguyễn Thị Toan - Hiệu trưởng phát biểu chỉ đạo

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hòa chung với không khí chào mừng lễ kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2024; Sáng thứ Hai ngày 21 tháng 10 năm 2024; Trường Tiểu học Kiến Qu ... Cập nhật lúc : 7 giờ 37 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Hòa chung với không khí chào mừng lễ kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/1930 - 20/10/2024; Sáng thứ Hai ngày 21 tháng 10 năm 2024; Trường Tiểu học Kiến Qu ... Cập nhật lúc : 7 giờ 37 phút - Ngày 5 tháng 11 năm 2024 Xem chi tiết
Hoà chung trong khí thế thi đua sôi nổi chào mừng ngày 20/10 cùng phụ nữ cả nước, được sự nhất trí của Ban chi uỷ chi bộ, hôm nay BCH Công đoàn trường TH Kiến Quốc long trọng tổ chức buổ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 7 phút - Ngày 21 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Lúc sinh thời Bác Hồ luôn coi trọng việc phát triển sự nghiệp giáo dục và những tư tưởng, tình cảm lớn của Người dành cho Ngành Giáo dục sẽ còn in đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Điều đó ... Cập nhật lúc : 8 giờ 37 phút - Ngày 15 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch của nhà trường sáng ngày 14/10/2024, Trường Tiểu học Kiến Quốc đã tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: “Bác Hồ kính yêu” gửi tới Bác những tình cảm thiết tha nhất vớ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 9 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hải Dương, Phòng GD&ĐT huyện Ninh Giang về việc phối kết hợp tổ chức chương trình ngoại khóa truyền thông về chăm sóc mắt học đường năm học 2024 - 2025, sán ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Căn cứ công văn số 5201/BGDĐT – GDTX, ngày 09/9/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024 Thực hiện Công văn số 2107/SGDĐT-GDTrH -GDTX, ngày 01/10/20 ... Cập nhật lúc : 9 giờ 56 phút - Ngày 7 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Hòa chung trong niềm vui tươi, phấn khởi bước vào một năm học mới, vào tiết chào cờ ngày thứ 2 (30/09/2024), Trường tiểu học Kiến Quốc đã tổ chức sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: “Truyền thống ... Cập nhật lúc : 16 giờ 3 phút - Ngày 5 tháng 10 năm 2024 Xem chi tiết
Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024 – 2025, được sự đồng ý của Chi bộ, Ban giám hiệu trường Tiểu học Kiến Quốc, chiều ngày 28/09/2024, Liên đội trường Ti ... Cập nhật lúc : 20 giờ 24 phút - Ngày 29 tháng 9 năm 2024 Xem chi tiết
Được đứng trong hàng ngũ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm là mơ ước của lớp lớp nhi đồng Việt Nam. Một buổi lễ được diễn ra rất trang tr ... Cập nhật lúc : 21 giờ 15 phút - Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
Kế hoạch giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 của Phòng GD&ĐT Bình Giang
Kế hoạch + Lịch kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013
Báo cáo kết quả Hội giảng chào mừng ngày 08/3 và 26/3 năm học 2012 - 2013
Mẫu báo cáo, biên bản, phiếu kiểm tra thi đua năm học 2012 - 2013 của Phòng GD

Từ khóa » Chữ H Trong đánh Giá Học Sinh Tiểu Học