Móng Cọc Là Gì? Các Loại Móng Cọc Trên Thị Trường

Trong lĩnh vực xây dựng, móng hay móng cọc luôn là bộ phận quan trọng đối với mọi công trình dù quy mô nhỏ hay lớn. Đây chính là nền tảng thể hiện mức độ kiên cố, vững chắc của công trình. Trong bài viết sau đây, Khoan Cọc Nhồi 365 sẽ giới thiệu chi tiết móng cọc là gì, đặc điểm, cấu tạo cũng như chia sẻ một số loại móng cọc phổ biến trên thị trường.

Mục lục

Toggle
  • Móng cọc là gì?
    • Đặc điểm cấu tạo của móng cọc
  • Phân biệt móng cọc phổ biến
  • Nguyên vật liệu làm cọc
  • Phương pháp thiết kế móng cọc
    • Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc
    • Thiết kế móng cọc đài thấp
    • Thiết kế móng cọc nhà dân
    • Thiết kế móng cọc cừ tràm
  • Phương pháp tính móng cọc thông dụng
  • Tham khảo bản vẽ móng cọc phổ biến
  • Tác giả

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng hình trụ dài, được làm bằng cách đóng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm xuống đất để ổn định những cấu trúc bên trên nó. Thành phần của loại móng này gồm đài cọc và nhóm cọc (hoặc 1 cọc). Đây là loại móng rất phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình xây dựng.

Bản vẽ mô tả móng cọc

Đặc điểm cấu tạo của móng cọc

Móng cọc gồm cọc có hình trụ dài được làm từ bê tông hoặc cọc cừ tràm và được đóng xuống đất, gián tiếp truyền tải trọng từ công trình xuống lớp đất bên dưới móng. Thành phần của móng cọc gồm 2 phần: đài cọc và một/nhóm cọc.

Thông thường, móng cọc được sử dụng cho các công trình có kết cấu lớn hoặc xây dựng trên nền đất yếu. Đặc biệt những khu vực dễ bị sạt lở, đất nền sụt lún cần phải có sự hỗ trợ của móng cọc để đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho công trình.

>>>>> Xem thêm: Bảng giá thi công cọc khoan nhồi mới nhất 2024

Phân biệt móng cọc phổ biến

Móng cọc chia thành 2 loại chính sau:

  • Móng đài cao: là móng có đài cao hơn ở mặt đất, chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao cọc. Và có thể chịu tải trọng uốn nén.
  • Móng đài thấp: là móng có đài nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang móng cân bằng với lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu. Và có khả năng chịu hoàn toàn lực nén và không chịu tải trọng uốn.

Đài móng cọc bằng thép

Phần móng chia thành các loại như:

  • Cọc gỗ
  • Chất liệu cọc thép
  • Cọc bê tông cốt thép
  • Loại hỗn hợp

Phần đài móng bao gồm:

  • Độ sâu chôn cọc trong đài lớn hơn 2D và không lớn hơn 120cm so với đầu cọc.
  • Đài cọc liên kết giữa các cọc với nhau.
  • Khoảng cách giữa hai cọc là 3D, khoảng cách giữa cọc xiên là 1.5D…

Nguyên vật liệu làm cọc

Với công trình khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về các chỉ tiêu nguyên vật liệu. Do đó, các loại vật liệu làm nền móng thường được sử dụng đó là:

CHẤT LIỆU ĐẶC ĐIỂM
Cọc gỗ
  • Đây là loại vật liệu, phương pháp thi công cơ bản nhất trong việc gia cố và làm chắc nền móng.
  • Cọc gỗ thích hợp với các công trình nhỏ hoặc với nền đất yếu, bùn và độ sạt lở cao.
  • Đây là cọc có chi phí thấp trong xây dựng.
  • Một số cọc gỗ hay thường dùng là: cừ tràm, bạch đàn,…
Cọc thép
  • Những công trình xây tạm hoặc hiếm khi, sử dụng lâu dài có thể dùng loại cọc này.
  • Cọc dễ dàng cắm sâu và chắc chắn vào nền đất nhờ diện tích cắt ngang nhỏ cùng cường độ cao.
Cọc khoan
  • Đây là dạng cọc cố định hình thành bằng cách khoan trước khi đổ bê tông làm cọc vào đất nền.
  • Được sản xuất bằng đúc bê tông trực tiếp trong hố khoan.
  • Ngoài ra còn có những loại cọc tương tự như: cọc composite, cọc điều khiển,…
Cọc ma sát
  • Loại cọc này được định hướng đến độ sâu nhất định, đảm bảo sức chứa phát triển phía trên cọc bằng tải trọng đến trên cọc.
  • Cọc này sử dụng để truyền tải lực thông qua ma sát bề mặt với đất xung quanh.
Cọc bê tông
  • Cấu tạo từ 1 khung thép và trụ bê tông, thường có hình trụ dài từ 4-6m.
  • Đây là cọc chắc chắn và giá thành hợp lý được sử dụng phổ biến hiện nay.
Cọc composite
  • Tạo thành bởi nhiều vật liệu khác nhau.
  • Có thể gồm một phần cọc cừ tràm lắp trên mực nước ngầm và cọc thép/cọc bê tông lắp dưới mực nước ngầm để tăng độ bền cho công trình.
Cọc điều khiển
  • Khi cắm cọc điều khiển vào đất, đất sẽ di chuyển theo phương thẳng đứng theo chiều trục cọc rơi xuống.

Cọc khoan nhồi bê tông trong xây dựng

Phương pháp thiết kế móng cọc

Thiết kế và khảo sát là công đoạn phải thực hiện trước khi thi công. Bản vẽ chi tiết cần đảm bảo tiêu chuẩn chính xác về móng trước khi bắt tay vào làm. Thiết kế móng cần đảm bảo nội dung sau đây:

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

Trước khi thiết kế cần phải thực hiện khảo sát địa chất khu vực thi công. Căn cứ vào tình trạng địa hình để lựa chọn loại cọc nhồi phù hợp. Cọc cần phải phù hợp với yêu cầu kết cấu, có khả năng chịu lực, chịu lún tốt. Ngoài ra, cần xem xét hình thức kết cấu ngôi nhà, mối quan hệ các tầng, độ cứng và tải trọng một cách kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm một cách toàn diện yếu tố kinh tế – kỹ thuật trong mọi phương án thiết kế. Không nên nhìn khả năng chịu lực cọc và giá thành mà bỏ qua lợi ích kinh tế cho công trình.

Móng cọc ép bê tông tròn

Thiết kế móng cọc đài thấp

Móng cọc đài thấp là móng cọc nằm thấp hơn đất. Do đó phải tính các chỉ tiêu trước khi thi công. Nội dung như sau:

  • Xác định kích thước cọc và đài cọc.
  • Tính toán sức chịu tải cọc tương ứng kích thước đã chọn.
  • Xác định gần đúng số lượng cọc tương ứng hồ sơ sơ bộ.
  • Tiến hành bố trí móng cọc trong nền.
  • Ngoài ra trong quá trình tính và kiểm tra cần thỏa mãn các điều kiện cần thiết sau đây:
    • Tính theo trạng thái giới hạn thứ 1, sức chịu tải nền đất mũi cọc.
    • Thiết kế tính toán móng theo trạng thái giới hạn thứ 2, kiểm tra độ lún và chuyển vị ngang.
    • Tính toán móng cọc theo trạng thái giới hạn thứ 3, tính toán cọc theo quá trình chịu lực do vận chuyển, treo cọc.

Thiết kế móng cọc nhà dân

Với công trình kẹp khe nhà phố và công trình nhà thấp bình thường, áp dụng thiết kế móng cọc nhà dân. Đây là móng cọc bê tông chạy ngang hình chữ nhật dùng cho công trình kẹp khe có dạng địa chất nền yếu. Cọc này có khả năng giảm xung đột, gây sứt mẻ do 2 nhà liền kề.

Hiện nay có 2 loại cọc bê tông đang phổ biến:

  • Cọc bê tông tròn Ly tâm: Có các kích thước đường kính như: D300, D400, D350, D500 và có 2 loại PC: #600, PHC: #800
  • Cọc bê tông cốt thép Vuông: Cọc vuông bao gồm các kích thước phổ biến như: 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400.

Thiết kế móng cọc cừ tràm

Móng cọc cừ tràm là loại cọc sử dụng ở các tỉnh miền Nam do độ phổ biến của loại gỗ. Với địa chất đất yếu, diện tích nhỏ, đây là loại cọc phổ biến. Cọc dài từ 3-6m, có mật độ đóng khoảng 25 cọc trên 1m2. Sử dụng móng cừ tràm cần lưu ý địa thế xung quanh. Vì cừ tràm bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước ngầm tích đọng. So với cọc bê tông thì cừ tràm hơn nhiều, cũng như dễ vận chuyển và thi công. Loại cọc này phù hợp với công trình nhỏ và ít tầng lầu.

Phương pháp tính móng cọc thông dụng

Khi tính toán kết cấu móng cọc cần chú ý các yếu tố sau:

  • Tính khả năng chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc.
  • Tính toán kết cấu móng.
  • Tính toán độ lún của móng và cọc đơn.

Một số quy trình tính toán chi tiết các loại móng cọc thông dụng như sau:

  • Tính móng cọc đài thấp

Tính móng cọc đài thấp

  • Tính móng cọc ép

Tính móng cọc ép

  • Tính móng cọc cừ tràm

Tính móng cọc cừ tràm

  • Tính móng cọc khoan nhồi

Tính móng cọc khoan nhồi

Tham khảo bản vẽ móng cọc phổ biến

Bạn có thể tham khảo bản vẽ một số loại móng cọc phổ biến như sau:

Bản vẽ móng cọc công trình nhà dân

Bản vẽ móng cọc công trình nhà dân

Bản vẽ móng cọc công trình nhà cao tầng

Bản vẽ móng cọc công trình nhà cao tầng

Bản vẽ móng cọc nhà có thang máy

Bản vẽ móng cọc nhà có thang máy

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về móng cọc. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế và thi công móng cọc, hãy liên hệ ngay với Khoan Cọc Nhồi 365 nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!

Tác giả

  • Khoan Cọc Nhồi Khoan Cọc Nhồi View all posts

Từ khóa » Các Loại Móng Cọc