Móng Cọc Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại - VLXD Hiệp Hà

Trong thi công xây dựng công trình, phần móng được đánh giá là quan trọng nhất. Với nhu cầu nhà ở ngày càng tăng cao như hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn. Thì móng cọc được xem là giải pháp hoàn hảo vì dễ dàng thi công và khả năng chịu lực tốt. Vậy móng cọc là gì? Có những loại móng cọc nào? Hãy cùng VLXD Hiệp Hà tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

  1. Móng cọc là gì?
  2. Một số vật liệu tạo móng cọc
    1. Cọc ma sát
    2. Cọc gỗ
    3. Cọc bê tông
    4. Cọc thép
    5. Cọc composite
    6. Cọc khoan
    7. Cọc điều khiển
  3. Có những loại móng cọc nào?
  4. Ưu và nhược điểm của móng cọc
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm

Móng cọc là gì?

Có rất nhiều loại móng khác nhau và mỗi loại sẽ có những đặc điểm phù hợp với từng công trình xây dựng. Theo đó móng cọc thường dùng cho các công trình có quy mô nhỏ.

Móng cọc là hình trụ dài và sử dụng các nguyên vật liệu như cừ tràm, bê tông đẩy xuống đất nhằm trợ giúp việc giữ ổn định cấu trúc được xây dựng phía trên.

Móng cọc gồm hai phần là đài cọc và một hay một nhóm cọc. Chúng thường được dùng trong các công trình công cộng và công trình dân dụng. Thậm chí còn được dùng trong các dự án lớn như: chung cư, nhà cao tầng, khách sạn, bệnh viện, nhà máy thủy điện…

mong coc la gi 1
Móng cọc có hình trụ dài và có công dụng giữ vững ổn định cấu trúc xây dựng phía trên

Đọc thêm: Nguyên tắc kết cấu móng nhà 1 tầng bạn nên biết

Một số vật liệu tạo móng cọc

Cọc ma sát

Cọc ma sát chuyển tải lực nhờ ma sát bề mặt với các loại đất nằm xung quanh. Các cọc được định hướng tới độ sâu nhất định, trong đó sức ma sát phát triển phía bên của cọc bằng tải trọng đến trên cọc.

Xem thêm: Đá marble là gì và những câu hỏi thường gặp?

Cọc gỗ

Đây là nguyên liệu thông dụng và phổ biến khi thi công móng cọc. Các loại móng cọc từ bạch đàn, cừ tràm hay được dùng nhất. Bởi chi phí của chúng thấp, dễ thi công và phù hợp với nền đất yếu, đất có độ sạt lở cao.

Cọc bê tông

Bê tông được tạo từ một khung bằng thép và đổ lên trên một lớp bê tông. Chúng thường có hình trụ với chiều dài trung bình từ 4 – 6m. Cọc này khá thông dụng vì giá thành hợp lý.

Cọc thép

Có thể bạn chưa biết vật liệu tạo móng cọc là gì ngoài gỗ và cọc bê tông. Thép được biết tới là vật liệu xây dựng không thể thiếu đối với các công trình.

Với diện tích cắt ngang nhỏ, có thể cắm cọc sâu vào nền đất. Nhưng nếu dùng trong nền đất có độ Ph thấp thì khả năng ăn mòn khá cao. Tuy nhiên có thể giải quyết bằng cách phủ thêm lớp nhựa PVC.

Cọc composite

Cọc composite là sự kết hợp của nhiều vật liệu khác tạo thành. Có thể là một phần của cọc cừ tràm lắp trên mực nước ngầm để chống ăn mòn và cọc thép hoặc bê tông được lắp dưới mực nước ngầm để gia tăng độ bền chắc.

Cọc khoan

Cọc khoan được tạo ra bằng cách đào hoặc khoan một khoảng trống trước khi đưa cọc vào mặt đất. Cọc được sản xuất bằng cách đúc bê tông trong khoảng trống và nó không thể di chuyển được, chỉ cố định một chỗ.

Xem thêm: Cập nhật bảng báo giá đá mi bụi quận 11 rẻ nhất, chất lượng
mong coc la gi 2
Móng cọc có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau

Cọc điều khiển

Khi cắm cọc vào đất, đất sẽ chuyển động theo cách thẳng đứng khi trục cọc rơi xuống. Người ta cho rằng có thể xuất hiện một thành phần chuyển động của đất theo hướng thẳng đứng nên được gọi là cọc điều khiển (di chuyển).

Có những loại móng cọc nào?

Sau khi hiểu rõ móng cọc là gì và các vật liệu tạo nên móng cọc, bạn sẽ biết được móng cọc hiện gồm những loại nào.

Về cơ bản, móng cọc sẽ được chia thành 2 loại chính là:

  • Móng cọc đài thấp: móng cọc có đài cọc nằm ở dưới mặt đất. Móng được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng được với áp lực của đất theo độ sâu móng đặt tối thiểu. Các cọc trong móng sẽ phải chịu lực nén hoàn toàn.
  • Móng cọc đài cao: đây là loại móng cọc nằm cao hơn mặt đất. Nghĩa là chiều cao của cọc lớn hơn chiều sâu của móng. Móng cọc đài cao phải chịu 2 tải trọng uốn nén, do đó tất cả tải trọng ngang và đứng đều do móng cọc ở trong móng chịu.

Ưu và nhược điểm của móng cọc

Ưu điểm

  • Móng cọc rất sâu nên thế móng vô cùng chắc chắn. Nó có thể sử dụng tốt trên nền đất yếu có độ bền tốt, nhất là nhà phố cao tầng.
  • Thời gian thi công và ép cọc diễn ra nhanh chóng (diễn ra trong ngày).
  • Có thể nâng tầm dễ dàng nếu ép cọc chịu đủ tải trọng.
  • Cọc ép neo chịu được tải từ 40 – 60 tấn, cọc ép tải có thể chịu tải trên 60 tấn.
  • Hẻm từ 1,6 – 4m và có bề ngang nhà từ 3 – 4m có thể thi công cọc ép neo.
  • Cọc khoan nhồi chịu tải tốt nên thích hợp với chung cư và nhà cao tầng.
Xem thêm: Đá 4x6 là gì? Đặc điểm và ứng dụng trong đời sống
mong coc la gi 3
Móng cọc rất sâu nên có thể sử dụng cho các nhà phố cao tầng

Đọc thêm: Móng băng là gì? Ưu nhược điểm của móng băng là gì và ứng dụng

Nhược điểm

  • Chi phí thi công ép cọc cao tùy vào độ sâu và số lượng tim cọc. Nó được tính riêng và không nằm trong báo giá xây nhà hoàn thiện.
  • Đất nền cứng rất khó để ép cọc.
  • So với cọc ép tải thì chi phí cọc khoan nhồi cao hơn.
  • Hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công do máy ép cọc không vào được.
  • Thi công ép cọc có thể ảnh hưởng đến kết cấu móng của nhà kế bên.
  • Cọc ép neo có số lượng tim cọc nhiều hơn cọc ép tải vì khả năng chịu tải kém.

Mong rằng những thông tin VLXD Hiệp Hà chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được móng cọc là gì? Cấu tạo thế nào? Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy chủ động liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV VLXD HIỆP HÀ

– Địa chỉ: 52 Đông Du, P. Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh

– Hotline: 0909 67 2222

– Email:ctyhiepha@gmail.com

Từ khóa » Các Loại Móng Cọc