Móng đơn Là Gì? Chi Tiết Cấu Tạo Kết Cấu Móng đơn Trong XD

Trong xây dựng các công trình thấp tầng, các bạn thường bắt gặp một số loại móng phổ biến như móng đơn, móng băng, móng bè. Trong đó chúng ta thường thấy móng đơn phổ biến hơn cả, bài viết dưới đây các bạn cùng tìm hiểu về móng đơn, cấu tạo và kết cấu móng thường áp dụng trong thi công thế nào nhé

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tìm hiểu móng đơn trong xây dựng
    • Móng đơn là gì?
    • Phân loại móng đơn
    • Cấu tạo móng đơn
    • Ưu nhược điểm và ứng dụng móng đơn
      • Ưu điểm
      • Nhược điểm:
      • Ứng dụng:
  • Sự khác biệt giữa móng đơn và móng băng
  • Thiết kế kết cấu móng đơn toàn khối đúng tiêu chuẩn
    • 1. Móng chịu tải đúng tâm
    • 2. Móng chịu tải lệch tâm
    • 3. Xác định chiều cao móng
  • Hướng dẫn thi công, nghiệm thu móng đơn nhà phố
    • Công tác chuẩn bị
    • Công tác đào hố móng, đổ bê tông lót móng
    • Công tác lắp đặt cốt thép và ghép ván khuôn
    • Công tác đổ bê tông
  • Download full bản vẽ móng đơn nhà xưởng

Tìm hiểu móng đơn trong xây dựng

Móng đơn là gì?

Móng đơn là móng thuộc móng nông bê tông cốt thép toàn khối, có dạng hình vuông, hoặc hình chữ nhật nhằm chống đỡ một cột hoặc một chùm cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, dưới trụ đỡ dầm tường, dưới trụ cầu, dưới trụ điện…Móng đơn có thể là dạng bậc hay hình dạng tháp. Cột móng đơn có thể đổ toàn khối hoặc chừa cốc ra để lắp ghép ( hay còn gọi là móng cốc)

Móng đơn là gì

Phân loại móng đơn

Để phân loại móng đơn người ta thường dựa vào độ cứng kết cấu móng, dựa vào phương pháp thi công, dựa theo tải trọng

+ Phân loại móng đơn dựa vào đặc trưng độ cứng ta có:

Móng đơn cứng: là loại móng có độ cứng biến dạng nhỏ hơn so với biến dạng đất nền, hay độ cứng móng lớn hơn độ cứng đất nền. Móng đơn cứng thường làm từ kết cấu gạch, đá hoặc bê tông

Móng đơn mềm: là loại móng có khả năng biến dạng cùng cấp với biến dạng của đất nền (độ cứng của móng đơn nhỏ hơn độ cứng của đất nền)

Móng đơn cứng hữu hạn: là loại móng có tính chất trung gian giữa móng cứng và móng mềm

+ Phân loại móng đơn dựa vào phương pháp thi công

Dựa theo phương pháp thi công ta chia ra làm móng đơn bê tông toàn khối và móng đơn lắp ghép (hay còn được gọi là móng cốc)

+ Phân loại móng đơn dựa vào tải trọng

Dựa vào tải trọng tác động ta có móng chịu tải trọng đúng tâm, móng chịu tải trọng lệch tâm (móng chân vịt), móng chịu các công trình cao ( như tháp nước, bể chứa, ống khói), móng chịu tác dụng lực ngang lớn ( tường chắn, đập nước)

>> xem thêm:

  • Móng băng là gì? Cấu tạo và kết cấu móng băng thế nào?
  • Móng cọc, Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 205-1998, Thiết kế móng cọc

Cấu tạo móng đơn

+ Cấu tạo móng đơn toàn khối:

Hình dạng móng có thể dạng bậc hay dạng hình tháp

cấu tạo móng đơn toàn khối

Lớp bê tông lót: chiều dày lớp bê tông lót ≥ 100mm được làm bằng vữa bê tông gạch vỡ, hoặc đá dăm, hoặc bê tông mác 100#

Đối với móng dạng bậc: khi chiều cao h0<600mm: 1 bậc, khi chiều cao h0<90mm: 2 bậc, khi chiều cao h0>900: 3 bậc. Góc trong α của bậc phụ thuộc vào móng gạch, móng đá hay móng btct

Đối với móng dạng tháp: tỷ số chiều dài và rộng đáy móng A/B = 1,2 ~ 1,7. Độ dốc đáy móng đảm bảo i ≤ 1/3, Chiều cao đài móng h0 ≥ (A-ac)/4, trong đó h0: chiều cao đài móng, A: chiều dài đáy móng, ac: kích thước cổ cột. Chiều cao cạnh đài hđ ≥ 6Ø + 60mm, trong đó Ø: đường kính thép móng.

móng dạng tháp

Đoạn thép nối chờ cột và thép bẻ ngàm trong đáy móng đảm bảo > 30Ø. Đối với thép đáy móng Ø ≥ 10mm, khoảng cách thép 100mm ≤ U ≤ 200mm, lớp bảo vệ cốt thép a ≥ 50mm

+ Cấu tạo móng đơn lắp ghép (móng cốc)

Móng lắp ghép có thể được chế tạo thành 1 khối hoặc chế tạo thành nhiều bộ phận rồi ghép lại với nhau, móng lắp ghép thường thiết kế đối xứng qua trục cột.

Cấu tạo hốc móng: hốc móng có dạng hình cốc, độ sâu của đoạn cột chôn vào hốc phụ thuộc vào độ lệch tâm e0= M/N, với M, N là mô men và lực nén chân cột.

Tính toán móng lắp ghép tương tự như móng toàn khối, cần kiểm tra thép cấu tạo ở hốc móng. Hốc móng có thể đặt cao hoặc thấp

Cấu tạo của cốc móng, và thép trong cốc như hình dưới đây

móng cốc

Ưu nhược điểm và ứng dụng móng đơn

Ưu điểm

Móng đơn thuộc dạng móng nông, nên thiết kế và thi công đơn giản, phù hợp với những công trình tải trọng nhỏ khoảng 16T trở xuống

Nhược điểm:

Móng đơn không chịu được tải những công trình lớn, với nền đất yếu không thể thiết kế móng đơn được, cần phải xử lý nền bằng các biện pháp cát đệm hoặc cọc tre, cừ tràm.

Ứng dụng:

Móng đơn được ứng dụng với những công trình tải trọng nhỏ như nhà xe, nhà cấp 4, nhà bảo vệ, nhà kho, hàng rào, nhà phố từ 1 đến 4 tầng…

Sự khác biệt giữa móng đơn và móng băng

Móng đơn và móng băng đều chịu tải trọng nhỏ, được ứng dụng trong những công trình đơn giản như nhà kho, nhà cấp 4, nhà xe.., tuy nhiên móng băng thiết kế cho những công trình chịu tải và cần sự ổn định, nhất là móng băng dưới tường

Trong kết cấu móng băng chịu chống lật và ổn định tốt hơn móng đơn, và vì thế chi phí móng băng cũng lớn hơn so với móng đơn

Thiết kế kết cấu móng đơn toàn khối đúng tiêu chuẩn

1. Móng chịu tải đúng tâm

+ Xác định kích thước sơ bộ đáy móng

F=Notc/ (Ptc-γtbh)

Trong đó

  • γtb: trọng lượng riêng trung bình của móng và đất trên các bậc, có thể lấy γtb=20 ÷ 22 KN/m3
  • h: độ sâu chôn móng
  • Ntc0: tải trọng tiêu chuẩn xác định đến đỉnh móng
  • Ptc: áp lực tiêu chuẩn ở đế móng do các tải trọng tiêu chuẩn gây ra

Ptc= Ntc0/l.b + γtb.h

Để có thể coi nền là biến dạng tuyến tính thì áp lực do các tải trọng gây ra phải thỏa mãn điều kiện Ptc ≤ R (cường độ tính toán của đất nền). Để tiết kiệm và kinh tế nhất thì Ptc = R khi đó ta có diện tích đáy móng sẽ bằng

F=Notc/ (R-γtbh)

Cường độ tính toán R của đất nền xác định theo công thức

công thức cường độ đất nền

m1, m2: hệ số điều kiện làm việc của nền đất và của công trình

Ktc: hệ số tin cậy

γ’I , γ’II: dung trọng phía trên và phía dưới của đáy móng có xét đẩy nổi của đất

b: bề rộng của móng

A, B, D: các hệ số tra bảng theo góc ma sát φ

+ Chọn kích thước đáy móng

Với móng đế vuông thì

bề rộng b móng vuông

Với móng hình chữ nhật thì ta cho trước tỷ số giữa các cạnh Kn=l/b, từ đó ta có

bề rộng b móng chữ nhật

Sau khi tính được b, ta tính lại R rồi kiểm tra lại áp lực ở đáy móng Ptc ≤ R

+ Tính lún

Thông thường độ lún được tính toán dựa trên hai sơ đồ: bán không gian biến dạng tuyến tính với lớp nén lún quy ước và lớp biến dạng tuyến tính có chiều dày hữu hạn, độ lún S tính theo công thức

đo lún s

Các bước tính toán các bạn có thể xem “ giáo trình cơ học đất – nền móng ”

Điều kiện: S ≤ Sgh = 80mm

2. Móng chịu tải lệch tâm

Móng chịu tải lệch tâm là móng có điểm đặt tổng hợp các lực không đi qua trọng tâm diện tích đáy móng

Khi xác định kích thước đế móng chịu tải lệch tâm ta có thể tính theo công thức như móng chịu tải đúng tâm, sau đó tăng diện tích đã tính được lên để chịu mô men bằng cách nhân với hệ số K = 1,0 ÷ 1,7

Móng chịu tải lệch tâm cần làm đế hình chữ nhật

bề rộng b móng lệch tâm

Kích thước đế móng chịu tải lệch tâm được kiểm tra theo điều kiện áp lực

Ptcmax ≤ 1,2R

Ptctb ≤ R

Với Ptctb = (Ptcmax + Ptcmin)/2

3. Xác định chiều cao móng

Chiều cao của móng h được xác định từ điều kiện trong móng không bố trí cốt đai và cốt xiên, nghĩa là bê tông phải đủ khả năng chịu lực cắt

Nct ≤ 0,75Rkh0btb

Trong đó

  • Rk: cường độ chịu kéo tính toán của bê tông
  • 0,75: hệ số thực nghiệm, kể đến sự giảm cường độ chọc thủng của bê tông so với cừng độ chịu kéo
  • h0: chiều cao làm việc của móng
  • btb: trung bình cộng của chu vi đáy trên và đáy dưới của tháp chọc thủng trong phạm vi chiều cao làm việc của đáy móng

Hướng dẫn thi công, nghiệm thu móng đơn nhà phố

Để thi công móng đơn sao cho đạt chất lượng, tiết kiệm và đúng tiến độ thì chúng ta cần có kế hoạch và phương pháp thi công sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Chúng ta có thể thi công trình tự nối tiếp hoặc song song, bố trí mặt bằng giao thông đi lại thuận lợi

Công tác chuẩn bị

Chuẩn bị vật tư máy móc và dụng cụ thi công để đào đất, lắp ghép ván khuôn cũng như đổ bê tông như, máy đào, quốc, xẻng, máy bơm nước, máy trộn bê tông…

Chuẩn bị tập kết vật tư như: xi măng, cát, đá, thép, ván khuôn

Công tác đào hố móng, đổ bê tông lót móng

Đào hố móng bằng máy đào, kết hợp sử thủ công, chúng ta nên đào hố móng rộng ra chút so với kích thước đáy móng để dễ dàng đổ bê tông lót móng, ghép và chống cốt pha, trong quá trình đào hố móng nếu nền đất yếu có nước, chúng ta có thể gia cố đất nền bằng các biện pháp như cọc tre, cọc cừ, cát đệm

Công tác lắp đặt cốt thép và ghép ván khuôn

Cốt thép được gia công lắp đặt đúng chủng loại, kích thước, cần lưu ý đảm bảo neo nối cốt thép đúng cấu tạo, tránh nối thép ở vị trí có mô men lớn. Việc cắt thép cần có bản vẽ shopdrawing, tránh cắt thép thừa lãng phí mà không dùng vào được việc gì

Ván khuôn cần kín khít, cây chống ván khuôn chắc chắn, chống trượt chịu được áp lực khi đổ và đầm bê tông

Công tác đổ bê tông

Sau khi công tác lắp đặt cốt thép ván khuôn xong ta tiến hành nghiệm thu cần để ý cốt thép đúng chủng loại, đảm bảo neo nối đúng miền, ván khuôn định hình đúng kết cấu như bản vẽ, đảm bảo chắc chắn, chống phình

Nên đổ bê tông thương phẩm, nếu không được thì ta đổ bê tông trộn tay hoặc máy trộn nhưng đảm bảo mác bê tông và độ sụt. Cần lưu ý trong quá trình đổ bê tông cần thường xuyên kiểm tra ván khuôn và cốt thép tránh sai lệch như trong bản vẽ thiết kế

Download full bản vẽ móng đơn nhà xưởng

Công trình nhà xưởng 4 nhịp diện tích 37,7mx28m, thi công thực tế thiết kế móng dưới hàng cột lắp ghép khung cột thép, mái tôn

mặt bằng móng đơn nhà xưởng
chi tiết móng đơn nhà xưởng

Các bạn download full toàn bộ bản vẽ móng đơn dưới đây nhé

download xanh 3

Từ khóa » Tính Cốt Thép Móng đơn