Móng Nhà Khung Thép Tiền Chế - Vietmysteel

Chuyển đến nội dung

Giờ làm việc

07:00 - 17:30

Blog

Tuyển dụng

Liên Hệ

Móng nhà khung thép tiền chế
  1. Móng nhà là gì?.
  2. Vai trò của nền móng nhà khung thép
  3. Nên sử dụng loại móng nào cho nhà khung thép?.
  4. Cấu tạo của nền móng nhà khung thép
  5. Các loại móng thường sử dụng cho nhà khung thép.
    1. Móng nông
    2. Ưu và nhược điểm của móng nông như thế nào?
    3. Móng đơn
    4. Lưu ý khi sử dụng móng đơn
    5. Móng băng
    6. Móng bè
    7. Ưu và nhược điểm của móng bè
    8. Móng cọc (Móng sâu)
    9. Khi nào nên sử dụng móng cọc?
  6. Những lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà khung thép.

Móng nhà khung thép (nhà tiền chế) sử dụng loại móng nào để đảm bảo an toàn cho kết cấu nhà khung thép. Sự khác nhau của móng nhà khung thép và móng dùng cho nhà bê tông cốt thép như thế nào?. Hãy cùng các kỹ sư của Vietmysteel.com tìm hiểu về các loại móng thường sử dụng cho các loại nhà khung thép như: nhà xưởng tiền chế; nhà khung thép cao tầng; nhà kho…qua bào viết dưới đây nhé.

móng nhà khung thép

Móng nhà là gì?.

Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ.. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Vai trò của nền móng nhà khung thép

Trong bất kỳ công trình, đặc biệt là nhà khung thép thì nền móng là bộ phận vô cùng quan trọng. Xét về mặt kinh tế, phần nền móng chiếm 30 – 40% giá thành xây dựng của công trình. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong công tác thiết kế và thi công nền móng nhà khung thép cũng có thể gây ra thiệt hại hợp về tiền của, thậm chí liên quan đến tính mạng con người. Hơn nữa, việc khắc phục sự cố nền móng rất tốn kém, tính chất nhất thời hoặc không thể khắc phục.

Xem thêm:

Móng cốc là gì? ⫸ Nhà khung thép tiền chế là gì?

Nên sử dụng loại móng nào cho nhà khung thép?.

Sử dụng loại móng nào cho nhà khung thép là việc không phải bạn cứ thích loại móng nào là được. Quyết định này thường phục thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết cấu nền đất; Kết cấu nhà khung thép; trải trọng của nhà…  Vậy nên, để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình đòi hỏi kỹ sư thiết kế phải nắm chắc kiến thức về nền móng nhà khung thép và vận dụng tốt trong điều kiện thực tế địa điểm xây dựng công trình. Thông thường các kỹ sư khi đã tính toán được các thông số kỹ thuật chính xác thì mới quyết định nên chọn loại móng nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các loại móng được sử dụng để thi công xây dựng nhà khung thép bên dưới đây nhé.

Cấu tạo của nền móng nhà khung thép

Bản móng hay đài móng hình chữ nhật, có độ dốc vừa phải để khi thi công không làm tuột bê tông. Trên bản móng thường có gờ giúp tăng độ cứng cho móng.
  • Giằng móng (hay đá kiềng) là đà liên kết ngang giũa các móng. Giằng móng đặt tại cao độ nền công trình với 2 chức năng: đỡ tường ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng, nếu đà giằng móng  dùng để liên kết chống lún lệch thì móng phải có kích thước đảm bảo nhận được vai trò này.
  • Chiều cao cổ móng được thiết kế để có thể đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga và để móng có chiều sâu đặt trên nền đất tốt bên dưới, chiêu sâu này còn được xem xét đến ảnh hưởng của vị trí mực nước ngầm.
  • Chiều sâu chôn móng góp phần gia tăng khả nang chịu tải và ổn định của nền đất, trường hợp nhà có tầng hầm chiêu cao được quy đổi theo công thức tính chuẩn..

Các loại móng thường sử dụng cho nhà khung thép.

Để có một biện pháp thi công móng phù hợp thì đơn vị thi công cần có kinh nghiệm, am hiểu về tất cả các loại móng để có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất. Thi công móng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng mà nó còn ảnh hưởng đến vấn đề chi phí. Nhà khung thép thưởng dùng các loại móng phổ biến như: móng băng; móng đơn; móng bè; móng cọc

Móng nông

Đây là loại móng được đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên nên yêu cầu nền đất phải đủ độ cứng để tránh tình trạng sụt lún lệch móng khi đặt móng. Móng nông có 3 loại đó là móng đơn, móng băng, móng bè.

Ưu và nhược điểm của móng nông như thế nào?

Ưu điểm móng nông

  • Thi công móng nông rất đơn giản, không đòi hỏi các thiết bị thi công phức tạp. Việc thi công móng nông có thể dùng nhân công để đào móng. Trong một số trường hợp với số lượng móng nhiều, hoặc chiều sâu khá lớn có thể dùng các máy móc để tăng năng suất và giảm thời gian xây dựng nền móng.
  • Móng nông được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng vừa và nhỏ. Giá thành xây dựng nền móng ít hơn móng sâu.
  • Trong quá trình tính toán bỏ qua sự làm việc của đất từ đáy móng trở lên.Thời gian thi công nhanh và chi phí xây dựng thấp hơn móng sâu nhiều.

Nhược điểm của móng nông

  • Chỉ xây dựng được những công trình có quy mô nhỏ, khó có khả năng mở rộng hay là nâng cấp thêm.
  • Khả năng chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên như: động đất, bão, lốc xoáy không bằng các công trình được xây dựng trên nền móng sâu.
  • Nhiều nền đất có độ lún cao thì không nên sử dụng móng nông vì có thể bị nghiêng hay sụp lún gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng nhiều người.
  • Trên đây là những thông tin chi tiết và quan trọng về móng nông là gì? Hy vọng nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại móng nhà khá phổ biến này.
móng đơn

Móng đơn

Móng đơn là loại móng hình vuông hoặc hình chữ nhật bố trí ngay dưới chân cột, có tác dụng truyền tải trọng từ cột xuống nền đất bên dưới.
  • Móng đơn có cấu tạo gồm 2 phần: đáy đài móng và cổ cột. Trong đó, đáy đài móng sẽ được đặt lên một lớp lót là bê tông mác thấp hoặc lót gạch và trải bạt, nilong. Mục đích của lớp lót này tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng và tránh mất nước của bê tông trong quá trình đổ bê tông.
  • Các móng đơn thường được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng, vừa có tác dụng đỡ tường xây bên trên vừa giằng các móng đơn để tránh lún, lệch giữa các đài móng. Loại móng này ứng dụng nhiều cho nhà khung thép có tải trọng nhỏ, không quá 3 tầng và nền đất bên dưới cứng chắc, chịu lực tốt.
  • Móng đơn gồm có 3 loại đó là: móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp và móng nằm riêng lẻ. Tùy vào công trình, chúng ta có thể lựa chọn hình dáng của móng sẽ bao gồm như: Hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật.
  • Móng đơn là móng dễ thi công và có chi phí thấp nhất trong các loại móng xây dựng. Nhiều khu vực có nền đất yếu vẫn có thể làm móng này bằng cách gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm, cọc tre hoặc cọc bê tông.

Lưu ý khi sử dụng móng đơn

  • Lưu ý khi sử dụng móng đơn cừ tràm chỉ nên áp dụng cho những công trình có tải trọng vừa và nhỏ. Những công trình nhà cấp 4, nhà trọ, nhà xưởng sử dụng móng đơn cừ tràm là phù hợp nhất. Nên đóng theo mật độ tối thiểu là 25 cọc cừ trên 1 m2 để đảm bảo được sức chịu tải của nền móng. Những công trình có tải trọng lớn thì tuyệt đối không nên chọn móng này vì có thể sẽ gây ra tình trạng bị sụt lún cho công trình.
  • Việc đào hố móng cần phải đo lường được độ nông, độ sâu và diện tích hố móng đủ rộng. Để khi đổ bê tông móng đảm bảo được yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình. Trong suốt quá trình thi công móng, cần giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo không bị ngập nước khi trời mưa. Trường hợp có nước ở trong móng cần dùng các loại máy bơm thủy lực để hút khô nước trước khi làm các công đoạn khác.
  • Sau khi đào xong hố móng nên sử dụng các loại đất có độ cứng cao. Hoặc đá 1×2, đá 3×4 để gia cố thêm nền móng. Kèm theo đó là dùng máy đầm tăng độ cứng cho nền.
móng băng

Móng băng

Móng băng là loại móng được bố trí theo dải, chạy theo phương ngang và dọc ở dưới chân cột, có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên.
  • Với các công trình có tải trọng bên trên lớn, nền đất yếu, tiết diện của móng đơn là quá lớn nên các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng từ 0,8 – 1,2m.
  • Vì móng băng có độ ổn định cao nên thường được ứng dụng thi công nhà khung thép dân dụng 3 – 5 tầng.

Ưu & nhược điểm của móng băng

  • Ưu điểm: Cũng như những loại móng khác. Móng băng giúp cho sự liên kết giữa tường & cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Bên cạnh đó, loại móng này còn có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng; Giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn. Với công trình từ 3 tầng trở lên người ta hay sử dụng móng băng.
  • Nhược điểm: Chiều sâu của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt của móng kém. Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.Người ta không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn hay không ổn định.

Móng băng thường được dùng trong công trình nào?

  • Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng móng băng chỉ thực sự phù hợp với việc xây dựng nhà phố. Vì vậy nó thường áp dụng cho những công trình tầm trung, tức 3 tầng trở lên.
  • Còn đối với các căn nhà cấp 4 (1,2 tầng) thì người ta dùng móng cốc. Ngoài ra có thể áp dụng cho các công trình khác như thiết kế biệt thự, hay biệt thự nhà vườn.

Móng bè

Móng bè hay còn gọi là móng nền được hiểu đó chính là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một công trình xây dựng. Đảm nhiệm chức năng tải trọng của công trình vào nền đất, giúp công trình chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở bên trên cũng như đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho toàn bộ công trình.

  • Tùy thuộc vào tải trọng và kích thước của móng bè sẽ chọn độ dày phù hợp. Thông thường với công trình nhà dân dụng, độ dày móng bè thường dao động từ 150mm đến 200mm. Kết hợp đan thép 2 lớp và chạy dầm bo xung quanh sẽ giúp hệ thống móng bè cứng và ổn định hơn.
  • Móng bè có độ ổn định cao nhất nhưng rất tốn bê tông và thép, đồng thời khối lượng đào đắp lớn nên chỉ được sử dụng trong các công trình có tải trọng bên trên lớn và nền đất yếu.

Ưu và nhược điểm của móng bè

  • Ưu điểm: Đây là giải pháp tốt nhất cho những công trình với thiết kế có tầng hầm, bể vệ sinh, bồn chứa, kho hay hồ bơi. Đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ như nhà cấp 4, nhà từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng vì nó có chi phí thấp và thời gian thi công nhanh chóng. Nên xây ở những khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động 2 chiều khi gần các công trình lân cận.
  • Nhược điểm: Móng bè rất dễ bị lún không được đều, lún bị lệch do lớp địa chất bên dưới có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan, lúc này sẽ xuất hiện vết nứt và công trình bị giảm tuổi thọ. Không phải địa chất hay địa hình nào cũng áp dụng được. Chiều sâu đặt móng nông nên có thể xảy ra một số vấn đề như độ ổn định do tác động của sự thoát nước ngầm và động đất. 

Móng cọc (Móng sâu)

Là loại móng chủ yếu được sử dụng tại các công trình có tải trọng lớn, nền đất ở dưới không đủ điều kiện để chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Lúc này, hệ cọ sẽ được đưa xuống để chống chịu toàn bộ tải trọng bên trên và tầng cứng dưới sâu. Móng cọc

Khi nào nên sử dụng móng cọc?

Không phải lúc nào khi xây móng nhà thì lựa chọn móng cọc đểu thích hợp và mang lại hiểu quả cao nhất. Dưới đây là những tình huống bạn nên xây dựng móng cọc:
  • Khi mực nước ngầm cao
  • Tải trọng nặng và không thống nhất từ ​​cấu trúc thượng tầng được áp dụng.
  • Khi nền đất có khả năng thay đổi do vị trí của nó gần lòng sông hoặc bờ biển…
  • Khi đào đất không thể đạt tới độ sâu mong muốn do điều kiện đất kém.
  • Khi có một kênh nước hoặc hệ thống thoát nước sâu gần công trình đang xây dựng.

Những lưu ý quan trọng khi thi công móng nhà khung thép.

  • Nền đất đắp để tôn nền được thi công kĩ lưỡng thì chiêu cao này được kể thêm chiều cao đất đắp.
  • Đáy móng được cấu tạo gồm một lớp bê tông lót, thường là bê tông đá 4×6 mác 100 để làm sạch đáy hố móng, có tác dụng như một ván khuôn để đổ bê tông, giữ không để chảy, mất xi măng thấm vào đất.
  • Cốt thép đặt trong móng phải được kê cao 2÷3cm để bê tông có thể bảo vệ tốt lớp thép này, đường kinh cốt thép nền dùng Ø12 trở lên.
Hi vọng bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức cơ bản về móng nhà khung thép. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về móng nhà khung thép giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp, tiết kiệm công sức và thời gian thi công, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình. Mọi ý kiến đóng góp và yêu cầu hỗ trợ vui lòng để lại thông tin hoặc gửi email cho đội ngũ kỹ sư của chúng tôi. Với tinh thần chia sẻ và sẵn sàng hỗ trợ thông tin cho bạn đọc. Chúng tôi sẽ cố gắn phản hồi lại yêu cầu của bạn sớm nhất có thể. Nhà tiền chế là gì?. Thiết kế nhà tiền chế Thi công nhà tiền chế trọn gói Báo giá thi công nhà tiền chế trọn gói Nhà lắp ghép bao nhiêu 1m2 Nhà lắp ghép giá bao nhiêu 1m2 Nhà tiền chế dưới 100 triệu Nhà tiền chế dưới 100 triệu có những gì Nhà khung thép 1 tầng Nhà khung thép 1 tầng 12+ mẫu nhà đẹp nhất 2024 Nhà thép tiền chế Nhà tiền chế là gì Đến chuyên mục nhà tiền chế Thiết kế thi công nhà xưởng - công ty cổ phần VMSTEEL

Từ khóa » Cách Xây Móng Nhà Tiền Chế