Quy Trình Thi Công Móng Nhà Thép Tiền Chế Từ AZ

Móng hay còn được gọi là nền móng là một kết cấu kỹ thuật nằm ở dưới cùng của một công trình xây dựng. Nó đảm nhiệm phần tải trọng của công trình vào nền đất, chịu được sức nặng của các tầng lầu hay của cả tòa nhà sao cho khi công trình xây dựng hoàn thiện thì phải thật chắc chắn và kiên cố. Trước khi thi công thì phần móng cần được thiết kế theo bản vẽ tiêu chuẩn và các kết cấu thép sao cho phù hợp cho việc xây dựng dự án nhà thép tiền chế, vừa đảm bảo thông số kỹ thuật vừa đảm bảo sự an toàn cho người thi công và dự án.

Kết Cấu Móng Nhà Thép Tiền Chế

Thông thường, kết cấu móng nhà thép tiền chế gồm các phần:

  • Bản móng: hay còn được gọi là đài móng. Nó có hình chữ nhật, được thiết kế có độ dốc vừa phài để không làm dốc bị tuột và có gắn thêm gờ để tăng độ vững chắc.
  • Giằng móng: hay còn được gọi là đà kiềng. Nó là đà liên kết ngang giữa các móng. Phần giằng móng này có 2 chức năng chính đó là đỡ tương ngăn và chống độ lún lệch giữa các móng.
  • Chiều cao cổ móng: có tác dụng đảm bảo độ sâu khi chôn móng xuống dưới đất. Nó phải đảm bảo các yêu cầu về hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga…

Phân Loại Móng

Để có một công trình xây dựng chắc chắn thì đơn vị thi công cần nắm rõ về các loại móng trong xây dựng, từ đó có thể lựa chọn được phương pháp xây dựng phần móng phù hợp với từng loại công trình và đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Hiện nay, có 4 loại móng được sử dụng phổ biến trong xây dựng đó là:

  • Móng băng: Gồm móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
  • Móng cọc: Gồm móng cọc đài thấp và móng mọc đài cao.
  • Móng đơn: Gồm móng độc lập, đế cột, móng cột, móng trụ.
  • Móng bè: Gồm bè phẳng, móng bè dạng hộp, móng bè có gân và móng bè nấm.

Trong tất cả những loại móng này thì móng đơn và móng băng được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà thép tiền chế.

Quy Trình Thi Công Móng Nhà Thép Tiền Chế Phổ Biến Bạn Cần Biết

Như đã đề cập ở trên phần phân loại móng. World Steel sẽ phân tích và trình bày quy trình thi công móng nhà xưởng dựa vào hình thể móng bao gồm các loại móng: Móng băng, móng cọc, móng đơn, móng bè. Đây là kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, kinh nghiệm này sẽ hỗ trợ các bạn ở công tác kiểm tra, giám sát nhà thầu xây dựng, đọc thật chậm và thật kỹ nhé!

Quy trình thi công móng băng

1. Quy Trình Thi Công Móng Băng:

Móng băng là loại móng chạy dài dưới hàng cột hoặc hàng tường, có thể độc lập hoặc giao nhau thep hình chữ thập, móng băng truyền tải trọng tương đối đều xuống đất nền và đảm nhận nhiệm vụ đỡ tường, đỡ cột.

>> Các bước thi công móng băng như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thi công móng băng hay bất cứ loại móng nào khác thì công tác dọn dẹp mặt bằng, chuẩn bị vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và nhân công đều không thể thiếu. Công tác chuẩn bị càng kỹ thì giai đoạn thi công diễn ra càng thuận lợi.

  • Bước 2: Đào móng

Dựa vào hồ sơ thiết kế, các bạn xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất đã được san phẳng và đào móng theo trục. Sau đó dọn sạch khu vực móng vừa đào, nếu có nước ở hố móng phải hút sạch để khu vực móng luôn được khô ráo.

  • Bước 3: Gia công cốt thép

– Chuẩn bị thép và kiểm tra chất lượng thép trước khi gia công cốt thép: Thép sạch, không rỉ sét, không bám bùn đất.

– Các mối nối có thể dùng phương pháp buộc thủ công hoặc hàn mối nối. Dù chọn phương pháp nào cũng phải đảm bảo kỹ thuật và phần cốt thép phải được bố trí theo phương chịu lực của thép.

  • Bước 4: Đóng cốt pha

Trước khi tiến hành rót bê tông thì giai đoạn đóng cốt pha cần được chú trọng. Các bạn phải trọn ván khuôn không mục nát, gia cố chắc chắn bằng đinh tại các vị trí tiếp xúc.

Yêu cầu: Ván khuôn được đặt theo lưới thép định trước, các thanh chống được kê trên tấm gỗ dày ít nhất 4cm, tim móng và cột luôn được định vị và xác định được cao độ.

  • Bước 5: Đổ bê tông

Trước khi đổ bê tông móng, một công việc quan trọng trong quy trình làm móng băng chính là kiểm tra phần chân móng và trộn vữa. Phần chân móng phải khô ráo, nếu có nước đọng hoặc ẩm ướt phải làm khô trước khi rót bê tông. Vữa bê tông trộn đúng tỷ lệ đá, cát, xi măng và nước. Thường thì vữa bê tông sẽ được trộn đều bằng các loại máy trộn chuyên dụng.

  • Bước 6: Bảo dưỡng

Một số phương pháp bảo dưỡng bê tông như: Sử dụng nước ( phun nước liên tục lên bề mặt bê tông ), che chắn giữ ẩm ( bằng ván khuôn, bao ni lông hoặc bao bố ướt ), sử dụng hợp chất dưỡng hộ ( phun hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông để tạo thành màng không thấm, hạn chế việc thất thoát độ ẩm ).

Quy trình thi công móng đơn

2. Quy Trình Thi Công Móng Đơn:

Móng đơn là loại móng có đáy hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Móng đơn dễ thi công, ít tốn chi phí và thường được sử dụng cho móng trụ điện, cột nhà dân dụng, tháp ăng ten,. nơi có nền đất cứng tương đối.

>> Các bước thi công móng đơn như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Bước này y như bước 1 của quy trình thi công móng băng

  • Bước 2: Đóng cọc

Dựa vào hồ sơ thiết kế, vị trí đóng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc với nhau sẽ được xác định chính xác. Ngoài ra, nếu thi công trên nền đất yếu, yếu tố độ lún của đất phải được chú ý để đưa ra các biện pháp gia cố nền đất bằng cọc cừ tràm, cọc tre.

  • Bước 3: Đào hố móng

Sau khi phần cọc đã được đóng cố định, giai đoạn đào đất hố móng được tiến hành. Hố móng phải đảm bảo độ sâu, độ rộng để chịu được tải trọng của công trình bên trên.

Đặc biệt, các bạn phải nhớ dọn sạch hố móng và giữ hố móng luôn khô ráo, nếu xuất hiện nước ở trong hố móng thì dùng bơm thuỷ lực hút khô hết nước trước khi thực hiện các công đoạn thi công móng đơn tiếp theo.

  • Bước 4: Làm phẳng bề mặt hố móng

Bạn có thể sử dụng đất hoặc đá trải đều mặt hố sau đó dùng máy đầm để làm bằng bề mặt hố móng.

  • Bước 5: Đổ bê tông lót móng

Lớp bê tông này nằm dưới bê tống móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với đất. Nhiệm vụ của lớp bê tông lót móng này là làm phẳng bề mặt hố móng, hạn chế việc mất nước của lớp bê tông bên trên, hạn chế sự biến dạng của đất do tác động bên ngoài và bảo vệ lớp bê tông móng.

  • Bước 6: Gia công cốt thép

Thép được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công móng. Việc thi công phải tuân theo hồ sơ thiết kế, kỹ thuật thi công để đảm bảo chất lượng cuối cùng cho hạng mục móng.

  • Bước 7: Đổ bê tông móng

Trước khi đổ bê tông móng, một công việc quan trọng trong quy trình làm móng băng chính là kiểm tra phần chân móng và trộn vữa. Phần chân móng phải khô ráo, nếu có nước đọng hoặc ẩm ướt phải làm khô trước khi rót bê tông. Vữa bê tông trộn đúng tỷ lệ đá, cát, xi măng và nước. Thường thì vữa bê tông sẽ được trộn đều bằng các loại máy trộn chuyên dụng.

  • Bước 8: Tháo cốt pha móng và bảo dưỡng

Sau 1-2 ngày, các bạn có thể tiến hành tháo cốt pha móng và thực hiện công tác bảo dưỡng bê tông.

Một số phương pháp bảo dưỡng bê tông như: Sử dụng nước ( phun nước liên tục lên bề mặt bê tông ), che chắn giữ ẩm ( bằng ván khuôn, bao ni lông hoặc bao bố ướt ), sử dụng hợp chất dưỡng hộ ( phun hợp chất dưỡng hộ lên bề mặt bê tông để tạo thành màng không thấm, hạn chế việc thất thoát độ ẩm ).

Quy trình thi công móng bè

3. Quy Trình Thi Công Móng Bè:

Móng bè là loại móng chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè bao gồm: Móng bè phẳng, móng bè nắm, móng bè có gân và móng bè dạng hộp, chúng thường dùng ở nền đất yếu, sức kháng nén yếu hoặc tuỳ vào yêu cầu cấu tạo của công trình.

> > Các bước thi công móng bè như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Bước này y như bước 1 của quy trình thi công móng đơn

  • Bước 2: Đào hố móng, xây tường móng

Hố móng được đào trên toàn bộ diện tích đất mà hồ sơ thiết kế đã quy định. Sau đó, đội thi công sẽ tiếp tục giai đoạn xây tường móng.

  • Bước 3: Đổ bê tông

Đối với móng bè, công tác đổ bên tông được thực hiện theo lớp, mỗi lớp có độ dày từ 20cm-30cm. Khi lớp dưới bắt đầu đông kết thì tiếp tục đổ lớp trên.

  • Bước 4: Bảo dưỡng

Bước này y như bước 6 của quy trình thi công móng băng

Quy trình thi công móng cọc

►► Bạn nên đọc bài viết: Các Bước Chuẩn Bị Trước Khi Thi Công Móng Nhà Xưởng để trang bị cho mình một kiến thức tổng quát hơn.

4. Quy Trình Thi Công Móng Cọc

Móng cọc là loại móng được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn trên nền đất yếu, độ lún lớn, có nguy cơ bị sạt lở. Cấu tạo móng cọc bao gồm đài cọc và cọc, móng cọc dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất sâu cứng để đảm bảo tính ổn định cho công trình xây dựng bên trên.

Có các loại cọc như cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc hỗn hợp. Hiện nay cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến nhất nên quy trình làm móng cọc ngay bên dưới mà WorldSteel nhắc đến là áp dụng cho loại cọc này.

Bạn nên chọn giải pháp móng cọc khi mảnh đất xây dựng có mực nước ngầm cao, khi công trình gần kênh nước, gần lòng sông, bờ biển, gần hệ thống thoát nước sâu, khi công trình cao tầng có tải trọng nặng, khi việc đào đất bị cản trở do điều kiện đất kém dẫn đến độ sâu cho móng không đảm bảo.

> > Về Quy trình thi công móng cọc thì cũng tương tự các bước cơ bản như quy trình thi công móng đơn, móng băng. Quan trọng nhất ở quy trình làm móng cọc chính là phần gia cố nền đất bằng cọc ép hoặc cọc khoan nhồ. Vì thế ở phần này WorldSteel sẽ phân tích kỹ hơn về 2 giải pháp sử dụng cọ ép và cọc khoan nhồi.

1. Cọc ép: 

Giải pháp cọc ép là lựa chọn các loại cọc được đúc sẵn theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, sau đó sử dụng máy chuyên dụng ép chúng sâu xuống lòng đất.

+ Ưu điểm: Chi phí tiết kiệm, dễ dàng kiểm tra chất lượng cọc, quá trình ép cọc không gây ra tiếng ồn và có thể áp dụng đóng cọc hàng loạt nên đẩy nhanh tiến độ thi công.

+ Nhược điểm: Không thi công được ở những vị trí đường hẹp, đường đi ngang qua hệ thống ống cống ( do máy móc, thiết bị có tải trọng cả trăm tấn ), không thi công được các loại cọc yêu cầu chịu tải trọng quá lớn hoặc đất nền quá xấu.

2. Cọc khoan nhồi:

Cọc khoan nhồi là loại cọc được tạo ra bằng cách khoan lỗ cọc trong lòng đất, sau đó lồng thép rồi tiến hành nhồi bê tông vào cọc ngay tại công trình. Lỗ cọc và đường kính cọc phải đúng theo hồ sơ thiết kế.

+ Ưu điểm: Khả năng chịu tải trọng lớn, thích hợp với các nền đất có địa tầng thay đổi phức tạp và độ an toàn, chắc chắn của cọc khoan nhồi là rất cao.

+ Nhược điểm: Chi phí cao hơn giải pháp cọc ép, khó kiểm tra chất lượng cọc, thời gian thi công kéo dài hơn và yêu cầu cao về kỹ thuật thi công.

Hãy liên hệ ngay với WorldSteel Group để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách hàng. Chúng tôi tự hào khi trở thành đơn vị cung cấp trọn gói giải pháp từ thiết kế, sản xuất cho đến lắp dựng kết cấu thép, hỗ trợ tối đa cho dự án xây dựng nhà xưởng, nhà kho, nhà máy…của bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline tư vấn: 028 6293 6666
  • Trụ sở chính: Số 55 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
  • Mail: contact@worldsteel.vn
  • Website: https://worldsteel.com.vn/

Hotline: 028 6293 6666

Từ khóa » Cách Xây Móng Nhà Tiền Chế