Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân đạo Từ Trong Cốt ...
Có thể bạn quan tâm
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê khốp)
- Mở bài:
Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải sao chép hiện thực một cách y nguyên, thời hợt, nhà văn không để nguyên xi các sự kiện con người vào trong tác phẩm một cách thụ động, đơn giản. Một tác phẩm văn học được coi là nghệ thuật phải là kết quả của quá trình mài giũa, sáng tạo và trong đó phải ẩn chứa được cái tâm, tình cảm của nhà văn. Cũng như vậy một người nghệ sĩ chân chính không phải chỉ là người có tài văn học, mà còn là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, luôn mở lòng với người khác. Vì thế mà sê-khốp đã đưa ra nhận định riêng của mìn: “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”.
- Thân bài:
Là một trong những nhà văn đại diện vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực, phê phán văn học Nga, sê-khốp hiểu rõ hơn những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật cũng như người nghệ sĩ. Ông cho rằng “người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”.
Người nghệ sĩ chân chính là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo, là nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Mỗi tác phẩm mà họ sáng tác luôn hướng về con người, hướng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc đối với người thi sĩ, đó là tiêu chuẩn, là điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn, hay nói theo cách khác nếu không có nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
Mặt khác sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy, chứ không chỉ đơn thuần là thứ tình cảm nông cạn, mơ hồ, hởi hợt. Tình cảm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của một người nghệ sĩ, cả đời cống hiến cho văn học. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ, cũng giống như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng thốt lên rằng: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Một người nghệ sĩ chỉ có tài năng mà không có tâm cũng không thể nào viết lên được những tác phẩm đi vào lòng người, nếu chỉ có “tâm” mà không có “tài”, thì cũng khó viết nên được tác phẩm hay. Vì vậy mỗi người nghệ sĩ chân chính phải giữ trong mình sự hài hòa, giữa tâm và tài để dâng hiến nhiều hơn những tác phẩm có giá trị cho nền văn học.
Ý kiến của sê-khốp hoàn toàn đúng đắn, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải thể hiện được cái tâm của người nghệ sĩ, phải ẩn chứa được tinh thần nhân văn sâu sắc, cao cả, chứa đựng niềm vui cũng như những khổ đau của con người, và tác phẩm ấy sẽ ý nghĩa hơn khi nó viết ra để phục vụ đời sống con người, giúp con người thấu hiểu nhau hơn. Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt.
Văn chương không phải hơi thở của xã hội đường thời, không dám nói lên nỗi đau và sợ hãi của xã hội đó, không cảnh báo kịp thời những mối nguy hại đe dọa đạo đức và xã hội – thứ văn chương đó không xứng đáng với cái tên của văn chương; nó chỉ có cái mã ngoài. Thứ văn chương đó đánh mất lòng tin của nhân dân, và những tác phẩm của nó được phát hành bị dùng như giấy lộn thay vì được đọc.
Theo như M. gorki, “văn học là nhân học”. Văn học đó chính là giáo dục, là cứu vứt con người. Thực tế, không có sức mạnh giáo dục nào bằng chính tình cảm của con người. Do vậy mọi thứ đều phải xuất phát từ tình cảm, nhờ có cái tâm, tình cảm cao đẹp giữa người với người cũng như sự đồng cảm về số phận mà Nguyễn Du đã viết rất thành công trong tác phẩm “Truyện Kiều” bất hủ, từng lời thơ như chất chưa bao tình yêu thương, xót xa, cay đắng đối với người phụ nữ, thấm đượm vào lòng người. Đó cũng chính là mong đợi của độc giả, độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn, vì chỉ những trang viết như vậy mới có sức mạnh vững bền với thời gian.
Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc.Ý kiến của sê-khốp không có ý nghĩa là phủ nhận, những tác phẩm của người nghệ sĩ khác mà chỉ muốn nhấn mạnh và đề cao tinh thần nhân đạo là một yếu tố không thể thiếu của người nghệ sĩ.
Vậy tại sao “tâm”, tinh thần nhân đạo được xem là gốc của văn thơ, là nền tảng của sáng tạo, và một người có tình thương yêu đồng cảm sẽ như thế nào. Tinh thần nhân đạo giúp con người đồng cảm được với số phận của người khác, chia sẻ được những nỗi buồn, vui, được, mất, thành công cũng như thất bại của người khác.
Bên cạnh đó văn học cũng giúp ta sống sâu sắc hơn, sống đến tận đáy những điều mà người khác chỉ diễn ra thời hợt, thoáng chốc cũng giúp mở rộng giới hạn sống cho con người. Nhà văn Nam Cao đã từng viết “sống đã rồi hãy viết”, phải trải nghiệm cuộc sống, nếm trải mùi đời mới thấu hiểu được nỗi khổ của người khác.
Như Nguyễn Du cả cuộc đời bươn trải cuộc sống, cuộc sống lênh đênh, vất vả nên ông mới thấu hiểu được tâm trạng cảnh ngộ, của dân đen để viết lên tác phẩm “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”, viết về mười loại người trong xã hội xưa. Có lẽ vì thế ông được mệnh danh là đại thi hào dân tộc, được mọi người tôn kính yêu mến. Mộng liên đường, đã nhận xét Nguyễn Du rằng “lời văn tả hình như có máu chảy ở đầu nhuận bút nước mắt thấm trên từng tờ giấy khiến ai đọc đến cũng thấm thía ngọt bùi”. Nguyễn Du xứng đáng là đại diện cho những nghệ sĩ chân chính, bởi trong ông luôn ẩn chứa một tình cảm sâu sắc với các tâm luôn rộng mở với người khác.
- Kết bài:
Nhà văn Nam Cao đã từng viết: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Nhà tiểu thuyết vĩ đại Banlzac cũng từng nói: “Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”. như thế có nghĩa là tình yêu thương con người chính là giá trị cốt lõi để làm nên một người nghệ sĩ chân chính, đó nhất định phải là tình cảm chân thành. “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy” là hoàn toàn đúng đắn, đáng học hỏi và mỗi con người chúng ta hãy đặt cái tâm lên hàng đầu để sống trong tình yêu thương, hòa đồng giữa con người với con người.
- Chứng minh: “Cốt tủy của văn học chính là tình thương”
- Chứng minh: “Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống”
- Nghị luận: “Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (Lêônit Lêônôp)
- Chứng minh: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”
- Nghị luận: “Cuộc sống là nguyên liệu thô. Chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta”
- Kết thúc tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một trống canh”. Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về những ý kiến trên?
Từ khóa » Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy
-
Nghị Luận Xã Hội Về Câu Nói Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tuỷ ...
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân ... - Blog Của Thư
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi “một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân ...
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy (T ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân đạo Từ Trong Cốt ...
-
Câu 2 66 Một Nhà Văn Chân Chính Phả... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Một Nhà Văn Chân Chính Cần Phải Nói Theo Tiếng Nói Của Người đọc ...
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi: “Người Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Người Nhân ...
-
Một Nhà Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Nhà Nhân đạo Bằng Cốt Tủy " ( Fê
-
Người Nghệ Sĩ Chân Chính Là Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy - LuTrader