Người Nghệ Sĩ Chân Chính Là Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy - LuTrader
Có thể bạn quan tâm
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷNovember 14, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Nhà văn Nga Sê-khốp nói: "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Hãy bình luận câu nói đó.Điều gì tạo nên tố chất đặc thù của một người nghệ sĩ chân chính, để giúp phân biệt người nghệ sĩ với những người không phải là nghệ sĩ? Câu hỏi này đặt ra với chúng ta và với ngay cả nhu cầu tự suy thức của giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách hình dung, nhận diện, định nghĩa. Sê-khốp, văn hóa lỗi lạc của nước Nga, thì khẳng định một cách đinh ninh rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải một một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ. Đó là bản chất của người nghệ sĩ? Là một công thức bất di bất dịch, hay một bổn phận thiêng liêng?… Dù sao đi nữa, câu nói cũng đã đề cập vấn đề cốt lõi nhất của một người nghệ sĩ chân chính.Có lẽ cần bắt đầu từ quy luật lớn của nghệ sĩ nói chung và văn học nói riêng. Mác, nhà triết học duy vật biện chứng thiên tài đã đề cập đến quy luật của cái đẹp, đồng chí Lê Duẩn thì nói cụ thể hơn: … Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Vậy là, tình cảm chứ không phải yếu tốt nào khác, chính là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp. Không có tình cảm thì không thể có cái đẹp chân chính. Là người sáng tạo ra cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp, là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời, người nghệ sĩ không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc. Trái tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu có hơn những người bình thường. Không có một trái tim như thế, đứng nói gì đến sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ nhìn thấu vấn đề này mà, trong lĩnh vực thơ chẳng hạn, người ta đều thấy vai trò quyết định của tình cảm. Lê Quý Đôn nói: Thơ khởi phát từ trong lòng người. Có nghĩa là tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần. Nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng của thơ. Rõ ràng tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật.Nhà văn Nga Sê-khốp nói: "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân dạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy.Theo cách nói của mình, Sê-khốp chia ra trong mỗi nhà văn có hai con người: con người nghệ sĩ và con người nhân đạo. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Cùng một cách hình dung như thế, Nguyễn Du thi hào của dân tộc ta, lại phân tách thành chữ Tâm và chữ Tài. Con người ta nói chung, nghệ sĩ nói riêng đều coi trọng cái Tâm, lấy Tâm làm gốc:Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ TàiTrau dồi cái Tâm là trau dồi cái gốc của văn chương nghệ thuật. Không cùng thời đại, nhưng dường như các nhà tư tưởng lớn đều gặp nhau ở những chân lý lớn.Vế đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác. Tình thương cho phép người ta được sông nhiều nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà ở người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Vì thế nhà nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc kể cả những tiếng nói sâu kín nhất. Cho nên, có người đã coi nghệ sĩ là người có thể coi chuyện của người khác thành chuyện của mình. Thiếu điều này làm sao Nguyễn Du có thể viết được Văn tế thập loại chúng sinh khiến ai cũng phải se lòng, làm sao viết được Độc Tiểu Thanh ký cảm thông với một người phụ nữ tài sắc ở một xứ sở xa xôi lại sống cách mình tới ba thế kỷ. Làm sao có thể viết được Truyện Kiều với những bi kịch không phải của chính mình, những nông nổi không phải của chính mình, vậy mà đọc lên có thể làm cảm động được cả trời đất – (Tố Hữu viết Tiếng thơ ai động đất trời).Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời – văn chương là tiếng đời! Những điều đó đòi hỏi mọi nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật hãy sống như một con người, hãy nói như Nam Cao: Sống đã rồi hãy Viết! Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo. Có như thế văn chương của anh mới có sức sống, mới có sự đảm bảo. Một nhà nghệ sĩ chân chính đều phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, dường như đó là đòi hỏi cao nhất, nhưng cũng là danh hiệu cao quý nhất dành cho một nghệ sĩ.Nhưng có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng nếu chỉ có một cái Tâm đơn thuần cũng khó có thể có nghệ thuật. Cái Tâm đành rằng là gốc, nhà nhân đạo đánh rằng là nền tảng, nhưng nếu thiếu cái Tài, thiếu một nhà nghệ sĩ thứ thiệt thì cái Tâm cũng không thể thăng hoa, kết kinh thành văn chương nghệ thuật được. Tài và Tâm phải cân xứng hài hoà mới có thể sinh thành cái đẹp. Một người nghệ sĩ chân chính phải cố được trong minh một sự hài hoà phư thế.Trở lại với ý kiến của Sê-khốp, ta thấy tư tưởng của văn hào là chừng mực và đúng đắn. Nhà văn xác định phần cốt tuỷ cửa một nghệ sĩ chân chính phải là nhân đạo mà không hề xem nhẹ nhà nghệ sĩ. Nối thế cũng cố nghĩa là ông coi cốt lõi của tiếng nói nghệ thật là tiếng nối nhân đạo, chứ không coi thường giá trị nghệ thuật, có nhìn nhận như thế chúng ta mới hiểu đúng tư tưdng thực của Sê-khốp, và như thế mới tiếp cận được chân lí của nghệ thuật – một lĩnh vực vốn hết sức phức tạp và bị gây nhiễu bôi nhiều thiên kiến.Read more: http://taplamvan.edu.vn/mot-nghe-si-chan-chinh-phai-la-mot-nha-nhan-dao-tu-trong-cot-tuy/#ixzz3mdjY7Ixc
Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy.
(Sê khốp).
Bài làm.
Văn học phản ánh hiện thực nhưng không phải sao chép hiện thực một cách y nguyên, thời hợt, nhà văn không để nguyên xi các sự kiện con người vào trong tác phẩm một cách thụ động, đơn giản. Một tác phẩm văn học được coi là nghệ thuật phải là kết quả của quá trình mài giũa, sáng tạo và trong đó phải ẩn chứa được cái tâm, tình cảm của nhà văn. Cũng như vậy một người nghệ sĩ chân chính không phải chỉ là người có tài văn học, mà còn là người có tấm lòng bao dung, độ lượng, luôn mở lòng với người khác. Vì thế mà sê-khốp đã đưa ra nhận định riêng của mình, “một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”.
Là một trong những nhà văn đại diện vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực, phê phán văn học Nga, sê-khốp hiểu rõ hơn những yêu cầu khắt khe của nghệ thuật cũng như người nghệ sĩ. Ông cho rằng “người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, vậy “người nghệ sĩ chân chính”, là gì đó? chính là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo, là nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Mỗi tác phẩm mà họ sáng tác luôn hướng về con người, hướng về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc đối với người thi sĩ, đó là tiêu chuẩn, là điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn, hay nói theo cách khác nếu không có nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính. Mặt khác sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy, chứ không chỉ đơn thuần là thứ tình cảm nông cạn, mơ hồ, hởi hợt. Tình cảm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của một người nghệ sĩ, cả đời cống hiến cho văn học. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ, cũng giống như đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã từng thốt lên rằng:
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Một người nghệ sĩ chỉ có tài năng mà không có tâm cũng không thể nào viết lên được những tác phẩm đi vào lòng người, nếu chỉ có “tâm” mà không có “tài”, thì cũng khó viết nên được tác phẩm hay. Vì vậy mỗi người nghệ sĩ chân chính phải giữ trong mình sự hài hòa, giữa tâm và tài để dâng hiến nhiều hơn những tác phẩm có giá trị cho nền văn học.
Ý kiến của sê-khốp hoàn toàn đúng đắn, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải thể hiện được cái tâm của người nghệ sĩ, phải ẩn chứa được tinh thần nhân văn sâu sắc, cao cả, chứa đựng niềm vui cũng như những khổ đau của con người, và tác phẩm ấy sẽ ý nghĩa hơn khi nó viết ra để phục vụ đời sống con người, giúp con người thấu hiểu nhau hơn. Theo như M. gorki, “văn học là nhân học”, đó chính là giáo dục, là cứu vứt con người. Thực tế, không có sức mạnh giáo dục nào bằng chính tình cảm của con người. Do vậy mọi thứ đều phải xuất phát từ tình cảm, nhờ có cái tâm, tình cảm cao đẹp giữa người với người cũng như sự đồng cảm về số phận mà Nguyễn Du đã viết rất thành công trong tác phẩm “Truyện Kiều”, bất hủ, từng lời thơ như chất chưa bao tình yêu thương, xót xa, cay đắng đối với người phụ nữ, thấm đượm vào lòng người. Đó cũng chính là mong đợi của độc giả, độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn, vì chỉ những trang viết như vậy mới có sức mạnh vững bền với thời gian. Ý kiến của sê-khốp không có ý nghĩa là phủ nhận, những tác phẩm của người nghệ sĩ khác mà chỉ muốn nhấn mạnh và đề cao tinh thần nhân đạo là một yếu tố không thể thiếu của người nghệ sĩ.
Vậy tại sao “tâm”, tinh thần nhân đạo được xem là gốc của văn thơ, là nền tảng của sáng tạo, và một người có tình thương yêu đồng cảm sẽ như thế nào. Tinh thần nhân đạo giúp con người đồng cảm được với số phận của người khác, chia sẻ được những nỗi buồn, vui, được, mất, thành công cũng như thất bại của người khác. Bên cạnh đó cũng giúp ta sống sâu sắc hơn, sống đến tận đáy những điều mà người khác chỉ diễn ra thời hợt, thoáng chốc cũng giúp mở rộng giới hạn sống cho con người. Nhà văn Nam Cao đã từng viết “sống đã rồi hãy viết”, phải trải nghiệm cuộc sống, nếm trải mùi đời mới thấu hiểu được nỗi khổ của người khác. Như Nguyễn Du cả cuộc đời bươn trải cuộc sống, cuộc sống lênh đênh, vất vả nên ông mới thấu hiểu được tâm trạng cảnh ngộ, của dân đen để viết lên tác phẩm “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh”, viết về 10 loại người trong xã hội xưa. Có lẽ vì thế ông được mệnh danh là đại thi hào
dân tộc, được mọi người tôn kính yêu mến. Mộng liên đường, đã nhận xét Nguyễn Du rằng “lời văn tả hình như có máu chảy ở đầu nhuận bút nước mắt thấm trên từng tờ giấy khiến ai đọc đến cũng thấm thía ngọt bùi”. Nguyễn Du xứng đáng là đại diện cho những nghệ sĩ chân chính, bởi trong ông luôn ẩn chứa một tình cảm sâu sắc với các tâm luôn rộng mở với người khác.
Qua đây chúng ta thấy được cái tâm chính là cốt lõi để làm nên một người nghệ sĩ chân chính, đó nhất định phải là tình cảm chân thành. Từ đó ta thấy nhận định của sê-khốp hoàn toàn đúng đắn, đáng học hỏi và mỗi con người chúng ta hãy đặt cái tâm lên hàng đầu để sống trong tình yêu thương, hòa đồng giữa con người với con người.
Từ khóa » Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân đạo Từ Trong Cốt ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Câu Nói Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tuỷ ...
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân ... - Blog Của Thư
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi “một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân ...
-
Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Nhân đạo Từ Trong Cốt Tủy (T ...
-
“Một Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Một Nhà Văn Nhân đạo Từ Trong Cốt ...
-
Câu 2 66 Một Nhà Văn Chân Chính Phả... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Một Nhà Văn Chân Chính Cần Phải Nói Theo Tiếng Nói Của Người đọc ...
-
Đề Thi Học Sinh Giỏi: “Người Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Người Nhân ...
-
Một Nhà Nghệ Sĩ Chân Chính Phải Là Nhà Nhân đạo Bằng Cốt Tủy " ( Fê