Một Số Bệnh Thường Gặp ở Dê

Hội chứng tiêu chảy ở dê con

Bệnh chỉ xảy ra ở dê con, do vi khuẩn Escherichia coli, Samonella, Clostridium perfringens và một số loài virus như Rota, Corona tham gia gây bệnh.

Điều trị: Đưa dê con vào nơi ấm, khô ráo. Điều trị bệnh cần kết hợp bổ sung lượng nước bị mất bằng chất điện giải và dùng kháng sinh tiêu diệt mầm bệnh. Có thể dùng các loại nước sắc lá, quả có chất chát như búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa... để cho uống.

Trường hợp bệnh nặng dùng kháng sinh hỗn hợp Trimethoprim-Sulfonamide, Tetracyclin, Neomyclin...

Cách li những con mắc bệnh. Sát trùng chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ trước khi cho dê đẻ. Dê con sơ sinh nên cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Chống nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống...

Bệnh viêm phổi

Bệnh do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và môi trường gây nên...

Điều trị: Phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, chuồng trại thông thoáng, thức ăn nước uống phải sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Điều trị sớm bằng các kháng sinh như: Tylosin (11mg/kg thể trọng), Tetraxyclin (15mg/kg), Tiamulin (20mg/kg), Streptomycin (30mg/kg)...

Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh do vi khuẩn Pasteurella hmolytica hay Pasteurella multocida gây nên.

Điều trị: Trường hợp bệnh cấp tính phải tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch cấp chất điện giải Bicacbonat. Điều trị bằng kháng sinh nhằm giảm tăng sinh vi khuẩn, tiêm bắp các loại thuốc: Streptomycin, Penicillin, Trimethoprim-Sulfonamid...

Dùng vaccin giải độc tố 6 tháng/lần để hạn chế khả năng phát bệnh trong đàn. Không thay đổi thức ăn đột ngột, hay ăn quá nhiều thức ăn tinh và ít thức ăn thô trong khẩu phần ăn...

Bệnh viêm vú

Bệnh viêm vú do các virus, vi khuẩn truyền nhiễm gây ra. Tuỳ thuộc vào dạng viêm vú do vi khuẩn nào gây nên mà chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Khi bầu vú sưng rộng cần tiêm kháng sinh như Florfenicol, Enrofloxacin, Tiamulin, Doxycyclin... trong 5-7 ngày. Trong nhiều trường hợp dê viêm vú nên loại thải sẽ giảm sự lây lan cho dê cái trong đàn.

Chống làm sây sát bầu vú, núm vú, kiểm tra thường xuyên phát hiện các vết thương, phát hiện bệnh sớm. Vệ sinh và lau khô núm vú trước khi vắt sữa. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cách ly những con dê cái bị viêm vú ra khỏi đàn.

Viêm mắt truyền nhiễm

Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma và Chlamydia psittaci gây nên. Bệnh lây lan nhanh trong đàn.

Điều trị: mắt cần được rửa sạch chất rỉ, dị vật, bụi bặm bằng dung dịch nước muối, nước sôi để nguội. Dùng thuốc mỡ kháng sinh Tetracyclin nhỏ 2-4 lần/ngày. Nếu mắt kéo màng dùng Sunphat kẽm 10% nhỏ 2-3 lần/ngày. Nhiều con trong đàn bị bệnh cần dùng thuốc tiêm.

Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm

Là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh và cũng dễ lây sang người chăm sóc. Bệnh do virus Parapoxx virus gây ra.

Vì là bệnh do virus nên dùng kháng sinh không có hiệu lực. Có thể sử dụng một số dung dịch sát trùng để điều trị vết loét ở môi, mồm những con mắc bệnh. Sử dụng Ecthymatocid để bôi vào vết loét 2-3 lần/ngày.

Bệnh thối móng

Bệnh do vi khuẩn Bacteroides nodosus và Fusobacterium Necrophorum gây ra, có tính truyền nhiễm cao.

Phát hiện bệnh, cắt móng chân, gọt bỏ những phần móng thối, lở loét, sử dụng bể thuốc sát khuẩn ngâm chân như dung dịch Sunphat kẽm 10% ngâm trong 1 giờ lặp lại 3 lần/tuần, hoặc dùng thuốc kháng khuẩn như Sunphat kẽm, Sunphat đồng và điều trị bằng kháng sinh như Tetracyclin, Penicillin rắc hoặc bôi trực tiếp vào phần móng viêm, hoặc tiêm kháng sinh 1 liều Penicyllin 40.000IU/kg thể trọng tiêm bắp.

Phải kiểm tra chân dê thật kỹ khi mới mua về, có dấu hiệu bệnh phải điều trị và nuôi nhốt cách ly trong 2 tuần trước khi nhập đàn.

Từ khóa » Dê Bị Loét Miệng