MỘT Số BIỆN PHÁP Bồi DƯỠNG Học SINH Yếu - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Mầm non - Tiểu học
MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.27 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁPCHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉMI. ĐẶT VẤN ĐỀ:Theo Luật giáo dục Việt Nam, giáo dục TH và giáo dục THCS là các cấp học phổ cậpgiáo dục(điều 10). Để đạt được và giữ vững phổ cập giáo dục, bên cạnh làm tốt công táchuy động trẻ trong độ tuổi đến trường, duy trì tốt số lượng học sinh, cần coi trọng đếnchất lượng giáo dục, đảm bảo cho trẻ em không những “được học’ mà còn“học được”.Cuộc vận động “Kỉ cương -Tình thương- Trách nhiệm trong toàn Ngành đã và đangđược đẩy mạnh, cùng với việc triển khai các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung:Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạmphẩm chất người thầy giáo, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp”. Để nâng caogiá trị thực tiễn các cuộc vận động đòi hỏi đội ngũ CB- GV càng phải nhận thức đầu đủhơn, triển khai hoạt động dạy học tích cực hơn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trongcông tác phụ đạo học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.Trong các nhà trường, việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu kém là việclàm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó với một đợtthi hoặc kiểm tra.“Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém góp phần nâng caochất lượng dạy học ”II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM*Tiếp tục tuyên truyền cuộc vận động”Hai không”; xác định rõ trọng tâm cuộc vậnđộng: Dạy thật- học thật, học sinh lên lớp thực chất.Biện pháp 1: Ban giám hiệu phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ về tầm quan trọng củacông tác phụ đạo học sinh yếu kém.- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức trong nhà trường thực hiện tốt cuộc vận động “Haikhông”, cuộc vận động “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”; thể hiện bằngcác việc làm cụ thể, giúp các em vượt qua tình trạng học yếu, tự tin vươn lên.- Lập kế hoạch chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém, thiết lập bộ hồ sơ theo dõithường xuyên về: Nội dung, chương trình, bài soạn, kết quả tiến bộ của học sinh...- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đội ngũ: Ban giám hiệu lên kếhoạch phụ đạo theo thời khóa biểu cố định- Các tổ chuyên môn nắm kế hoạch chỉ đạocủa trường, kiểm tra, đôn đốc việc phụ đạo học sinh- Giáo viên thực hiện nghiêm túckế hoạch chỉ đạo của nhà trường đề ra-Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu kiểm tra côngtác phụ đạo, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch phụ đạo phù hợp tình hình từng giai đoạn.Giáo viên thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo của nhà trường đề ra.- Tăng cường dự giờ thăm lớp, giúp đội ngũ nắm chắc các PP dạy học đối với từng loạibài trên lớp, phương pháp tiếp cận đối tượng học sinh yếu kém trong từng tiết học.- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện của giáo viên, thể hiện qua các hình thức:+ Sơ đồ lớp ( thể hiện vị trí ngồi của học sinh yếu, đôi bạn cùng tiến).+ Dạy học trên lớp (cách giao việc, tiếp sức đối với học sinh yếu).+ Chấm chữa bài cho học sinh yếu.+ Theo dõi học sinh yếu.1- Phối hợp với các lực lượng trợ giúp học sinh yếu: Hội khuyến học, Cựu giáo chức...(Căn cứ vào thực tế để có biện pháp phù hợp: Ví dụ: Gia đình có hoàn cảnh khó khănthì có thể trợ giúp SGK, vở... Học sinh lười học ham chơi, cần phối hợp trò chuyệngiúp các em thấy rõ ích lợi của việc học, khuyến khích động viên các em...).- Kiểm tra chặt chẽ việc đánh giá chất lượng học sinh yếu ( Kiểm tra thường xuyên,kiểm tra định kỳ). Trong các lần kiểm tra, học sinh yếu ngồi riêng, cán bộ quản lý hoặctổ trưởng trực tiếp coi và chấm bài kiểm tra.- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề liên quan đến công tác phụ đạo học sinh yếukém. Có thể tổ chức theo hình thức sinh hoạt chuyên môn liên trường…- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua tự giác- hiệu qủa theo tinh thần cuộc vận động “hai không”. Kết hợp chặt chẽ với Công đoàn động viên đoàn viên lao động triển khaicuộc vận động đồng thời tìm tòi các biện pháp, giải pháp giúp đỡ học sinh yếu kém.Phối hợp với Hội khuyến học khen thưởng cho học sinh yếu vươn lên trung bình, lớpkhông còn học sinh yếu ( qua các đợt kiểm tra định kỳ).Biện pháp 2: Tăng cường chỉ đạo vấn đề phân loại học sinh yếu kém, lên chươngtrình, thời gian phụ đạo học sinh yếu kém một cách khoa học, hợp lý:*Chỉ đạo phân loại học sinh yếu kém: đây là một việc làm tạo thuận lợi cho quá trìnhphụ đạo. Đối tượng học sinh phải học phụ đạo là những học sinh có điểm kiểm tra địnhkì không đạt trung bình. Học sinh yếu kém có thể phân thành nhiều loại: Học sinh “mấtgốc” từ lớp dưới; học sinh có khả năng học được nhưng lười học…*Chỉ đạo lên chương trình: Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách HS yếu các kĩ năng, lênkế hoạch, chương trình phụ đạo.- Nội dung kiến thức cơ bản.- Kỹ năng vận dụng làm bài tập, thực hành.- Ban giám hiệu duyệt chương trình phụ đạo, theo dõi quá trình thực hiện.Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn làm tốt vai trò nồng cốt trong côngtác phụ đạo học sinh yéu kém:- Chỉ đạo tổ chuyên môn nắm kế hoạch chỉ đạo của trường, lên kế hoạch triển khai côngtác phụ đạo học sinh yếu kém trong tổ một cách thường xuyên, kịp thời, có hồ sơ theodõi đầy đủ.- Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, thông qua dự giờ-trao đổi- hộithảo; tăng cưòng giúp đỡ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm hoặc năng lực sư phạm cònhạn chế; cách giáo viên tiếp cận học sinh yếu kém, kèm cặp giúp đỡ, tiếp sức từng đốitượng học sinh một cách phù hợp trong từng tiết học trên lớp.- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên về công tác phụđạo học sinh yếu kém, giúp đỡ đồng nghiệp và bản thân xây dựng nội dung và phươngpháp dạy học một cách khoa học và có hiệu quả. Họp tổ khối hàng tuần để cùng phântích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu. Đề xuất với nhà trường vềcáchkhắcphụchọcsinhyếu.- Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HSyếu , giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường. Tổtrưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu qua các buổi sinh hoạtchuyên môn hàng tháng.2- Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cá biệt ngoài giờ chính khóa( cuối buổi học hàng ngày hoặc thứ bảy) do một trong hai giáo viên cùng khối đảmtrách ( tự nguyện).Biện pháp 4:Đề cao vai trò chủ đạo của giáo viên trong công tác phụ đạo học sinhyếu:Giáo viên là nhân tố hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Nói cáchkhác, thành hay bại của công việc này phần lớn do giáo viên. Giáo viên được ví nhưmột người huấn luyện viên trưởng. Nếu có được những thầy cô tâm huyết, có kinhnghiệm dạy học sinh yếu, tận tụy với từng học sinh thì kết quả mới khả quan được. Bởivì, với học sinh yếu, giáo viên phải vừa dạy vừa dỗ các em đi từ những cái cơ bản nhấtcủa môn học. Thực tế có nhiều thầy rất giỏi nhưng khi dạy đối tượng học sinh này thìkhông hiệu quả. Ngược lại có những thầy không phải siêu sao gì nhưng kỉ lưỡng, tỉ mỉvà kiên trì với học sinh thì sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, việc chọn giáo viên phụđạo cho học sinh yếu kém vừa trên cơ sở tự nguyện vừa trên cơ sở dựa vào tâm huyết,sự tận tụy, chu đáo, quan tâm của từng giáo viên và tổ chuyên môn cũng không đứngngoài việc này. Ban giám hiệu cần chỉ đạo người “huấn luyện viên trưởng” thực hiệntốt các vấn đề sau:- Từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm phải nắm chắc tình hình học sinh của lớp mìnhxem những em nào yếu kém, yếu những môn gì hay yếu toàn bộ. GV chủ nhiệm phảitìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém.Thăm hỏi gia đình học sinh, bàn bạc trao đổi với phụ huynh để có biện pháp rèn cặp.- Lập kế hoạch phụ đạo theo năm, tháng, tuần ngay từ đầu năm học, giữa kì, cuối kì vàtheo dõi lưu giữ cuối năm học nộp cho chuyên môn (để bàn giao cho chủ nhiệm đầunăm học sau theo mẫu). Xem xét sự tiến bộ qua hàng tháng, qua các đợt kiểm tra, nộphồ sơ tại trường ( lưu giữ đến các năm sau, ngăn chặn tình trạng né tránh, đổ lỗi chonhau). Riêng giáo viên lớp 5: Chuyển giao chất lượng học sinh lớp 5 lên THCS, lấy chấtlượng kiểm tra cuối kỳ 2 các môn: Toán, Tiếng Việt làm cơ sở chính.- Chú trọng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, vì những học sinh yếuthường hay tự ti, hay mặc cảm.- Nâng cao chất lượng dạy học học sinh yếu ở các khâu:+ Xây dựng chương trình, kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ( đảm bảo kiến thức, kĩ năng).+ Bài soạn: Phải thể hiện rõ nội dung kiến thức, kĩ năng cần được tiếp sức cho học sinhyếu ( tạo điều kiện cho các em tiến kịp các bạn trong lớp).+ Dạy học: Phải có sơ đồ chỗ ngồi ( Học sinh yếu phải được ngồi chỗ thuận lợi nhất, dễdàng cho giáo viên tiếp sức; làm tốt phong trào “Đôi bạn cùng tiến”bố trí học sinh giỏingồi cạnh để giúp giáo viên trong một số trường hợp cụ thể). Trong từng phần của tiếthọc, cần lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, tiết kiệm thời gian để giáo viên được tiếpcận, giúp đỡ học sinh yếu nhiều hơn. Giảng dạy trên lớp ở từng phần của mỗi tiết họccần lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp một cách phù hợp, tiết kiệm đượcthời gian để tranh thủ tạo ra cơ hội cần thiết cho giáo viên tiếp cận học sinh yếu kémnhằm kèm cặp, hưóng dẫn, tiếp sức cần thiết trong mỗi tiết dạy. Mỗi học sinh yếu kémphải hoạt động tối thiểu như nhắc lại định nghĩa, định lý, quy tắc, đọc đoạn văn... Nộidung này được coi là biện pháp trọng tâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chấtlượng học sinh yếu kém và ngồi nhầm lớp do đó cần quan tâm thường xuyên và triểnkhai liên tục.3Chẳng hạn, đối với phân môn chính tả: Trong lớp học có học sinh yếu về viết, viết rấtchậm thì giáo viên đọc thật chậm, đọc xong phải đến tiếp sức cho học sinh, động viênhọc sinh, hoặc khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh yếu giáo viên cho họcsinh mở SGK để tập chép...Hay đối với phân môn Tập đọc: Học sinh không đọc được các bài tập đọc hoặc đọcvới tốc độ rất chậm. Giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên gọiem đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc đượcvà nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh yếutham gia bình thường nhưng chỉ hỏi những câu dễ và gần gũi để các em trả lời được.- Tăng cường công tác kiểm tra, chấm chữa của giáo viên đối với học sinh trong các tiếtluyện tập, chấm hết tất cả các bài tập, chấm chữa kĩ các lỗi mà học sinh yếu hay vấpphải. Thường xuyên khuyến khích, động viên để các em cố gắng.- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý thuận tiện đối với đối tượng này để giáo viên có nhiều cơ hội,tiếp sức kịp thời. Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Xây dựng cácnhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.- Thường xuyên phối hợp với phụ huynh, kiểm tra việc tự học ở nhà ( ngăn chặn họcsinh đi chơi không làm bài tập); Thông tin cho phụ huynh ít nhất mỗi tháng 1 lần ( Quaphiếu theo dõi). Sau mỗi lần thông tin, phụ huynh phải ký cam kết trách nhiệm về việckèm cặp con em mình.Tóm lại, người giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt tình hình học tập cũng như diễnbiến về tư tưởng của các em học sinh yếu, báo cáo thường xuyên cho BGH nhà trường,để nhà trường có kế hoạch chỉ đạo một cách sát sao, kịp thời hơn, có như vậy công tácphụ đạo học sinh yếu kém mới đạt hiệu quả như mong muốn.Biện pháp 5: Phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh cùnggiúp sức giáo dục, giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên:*Đối với chính quyền địa phương:- Tham mưu với địa phương có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khókhăn.- Duy trì tốt mối liên hệ với UBND xã và các thôn, thường xuyên báo cáo về nhữngphụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc việc học của con cho nhàtrường và các thôn có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh học sinh này.* Đối với phụ huynh học sinh:Ban giám hiệu phải phối hợp thật tốt với các tổ chức đoàn thể và Ban đại diện hội chamẹ học sinh, đặc biệt là những phụ huynh có con em thuộc diện phải phụ đạo. Phải traođổi, giải thích rõ cho cha mẹ học sinh hiểu được sức học cụ thể của con em họ, biếtđược sự lo lắng, quan tâm và trách nhiệm của nhà trường để phối hợp, tạo điều kiện chocon em mình đi học đầy đủ. Làm thế nào để họ thấy rằng việc phụ đạo là việc làm giúpđỡ những học sinh yếu kém không theo kịp bạn bè, không theo kịp chương trình học.Giaoviệccụthểchophụhuynh-Theodõivàkiểmtrabàivởcủaconemmình.- Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.III. KẾT LUẬN1.Kết quả đạt được :4Sau hai năm áp dụng các biện pháp nêu trên vào dạy học trong nhà trường, tôi tựnhận thấy hiệu quả đạt được rất cao: Số lượng học sinh yếu càng ngày càng ít, nhiềuhọc sinh yếu đã vươn lên đạt điểm trung bình, thậm chí là điểm khá. Điều đó thể hiệnrất rõ nét qua các bảng số liệu sau:2. Bài học kinh nghiệm:Từ thực tiễn chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu trong những năm qua, tôi đã đúcrút lại ngắn gọn thành các bài học kinh nghiệm sau:1. Quán triệt và nâng cao nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa của các cuộc vận động docấp trên phát động.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém cụ thể, có tínhkhả thi ngay từ đầu năm học. Phân công rõ người rõ việc.3. Cần đề cao vai trò, trách nhiệm của tổ chuyên môn, giáo viên, phụ huynh, học sinhtrong công tác phụ đạo học sinh yếu.4. Coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc để giải quyết kịp thời các vướng mắc nảy sinhtrong quá trình thực hiện.5. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, thôn. Bởikhi các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương thông suốt, thấu hiểu vấn đề sẽ hỗ trợ,giúp sức cho nhà trường trong hoạt động dạy và học.NGƯỜI VIẾT5

Tài liệu liên quan

  • Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém toán 6 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém toán 6
    • 5
    • 4
    • 91
  • Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ  Tỉnh Thái Nguyên Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt ở trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ Tỉnh Thái Nguyên
    • 44
    • 573
    • 0
  • skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán 5 skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán 5
    • 18
    • 611
    • 2
  • một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 ban cơ bản trung học phổ thông một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn hóa học lớp 11 ban cơ bản trung học phổ thông
    • 163
    • 631
    • 2
  • Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán lớp 4   5 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu môn toán lớp 4 5
    • 66
    • 911
    • 0
  • skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt ở trường tiểu học  skkn một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt ở trường tiểu học
    • 26
    • 620
    • 1
  • MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu TRONG dạy học PHẦN HOÁ học PHI KIM   lớp 10 MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu TRONG dạy học PHẦN HOÁ học PHI KIM lớp 10
    • 154
    • 332
    • 0
  • SKKN một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4, 5 trong trường vùng cao 2016 2017 SKKN một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4, 5 trong trường vùng cao 2016 2017
    • 12
    • 441
    • 1
  • Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5 Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh viết câu văn sinh động lớp 5
    • 12
    • 328
    • 0
  • MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu
    • 5
    • 1
    • 28

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(213.19 KB - 5 trang) - MỘT số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG học SINH yếu Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Biện Pháp Bồi Dưỡng Học Sinh Yếu Kém