Một Số điểm Mới Của Nghị định Số 124/2020/NĐ-CP, Ngày 19/10 ...
Có thể bạn quan tâm
1. Về phạm vi điều chỉnh: Bổ sung quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, gồm: Hình thức khiếu nại (bổ sung mẫu Đơn khiếu nại); khiếu nại lần 2, đại diện việc thực hiện khiếu nại (bổ sung mẫu giấy ủy quyền khiếu nại); trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại (bổ sung một số biểu mẫu trong quá trình giải quyết khiếu nại); xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
2. Về hình thức, biểu mẫu khiếu nại: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định 16 biểu mẫu như Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính (gọi tắt là Thông tư số 07/2013/TT-TTCP); tuy nhiên có một số nội dung biểu mẫu thay đổi như: Bổ sung mẫu Đơn khiếu nại (Mẫu số 01), Giấy ủy quyền khiếu nại (Mẫu số 02); Quyết định về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại (Mẫu só 09) và Công văn đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung khiếu nại (Mẫu số 10); đồng thời, hủy bỏ một số biểu mẫu tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP quy định như: Quyết định về việc giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại; Quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại.
3. Về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại: Nghị định số 124/2020/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại từ Điều 16 đến Điều 30 (Nghị định 75/2012/NĐ-CP không đề cập đến trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại mà nội dung này được quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP, ngày 31/10/2013), gồm 03 bước sau:
Bước 1. Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại: Thụ lý giải quyết khiếu nại; Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại; giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định về Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Bước 2. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại:
- Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại; Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại (Thông tư số 07/2013/TT-TTCP chỉ quy định làm việc với người bị khiếu nại); Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng; Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng; Xác minh thực tế; Trưng cầu giám định; Làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại; Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2 (người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại).
+ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP chỉ đề cập đến đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2, cụ thể: Đối với người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại (không được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thực hiện). Đối với người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội). Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại.
- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP không còn quy định thủ tục “công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại” tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP; Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại; Tham khảo ý kiến tư vấn trong việc giải quyết khiếu nại.
Bước 3. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Như vậy, theo quy định mới, thì quy trình giải quyết khiếu nại được tối giản hơn, quy định này phù hợp với xu hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quá trình giải quyết khiếu nại.
4. Về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Bổ sung quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, cụ thể:
- Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực…;
- Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
5. Bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
6. Về giải quyết khiếu nại lần 2: Bổ sung quy định:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
- Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ việc khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần dầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
7. Về đại diện thực hiện việc khiếu nại: Bổ sung quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền khiếu nại, đại diện khiếu nại đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự…, cụ thể:
- Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
- Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
- Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.
- Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
Những điểm mới của Nghị định số 124/2020/NĐ-CP sẽ góp phần quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân./. Ngọc Cư
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 75/2012/nđ-cp
-
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2020/NĐ-CP NGÀY 19 ...
-
Nghị định Thay Thế Nghị định Số 75/2012/NĐ-CP
-
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Hướng Dẫn Luật Khiếu Nại
-
Https:///portal/page/portal/chin...
-
Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định Chi Tiết Một Số điều Của Luật ...
-
Một Số điểm Mới Của Nghị định 124/2020/NĐ-CP Quy định Chi Tiết ...
-
Nghị định Số 124/2020/NĐ-CP Ngày 19/10/2020 Của Chính Phủ Quy ...
-
VĂN BẢN PHÁP LUẬT - Thanh Tra Chính Phủ
-
Họp Lấy ý Kiến Sửa đổi Nghị định 75/2012/NĐ-CP
-
[DOC] THANH TRA CHÍNH PHỦ - Bộ Tư Pháp
-
Những điểm Mới Của Nghị định 124/2020/NĐ-CP Quy định Chi Tiết ...
-
Sửa đổi Nghị định 75/2012/NĐ-CP Quy định Chi Tiết Một Số điều Của ...
-
Những điểm Mới Của Nghị định 124/2020/NĐ-CP Với Nghị định 75 ...
-
Một Số điểm Mới Nổi Bật Của Nghị định Số 124/2020/NĐ-CP Quy ...