Một Số điều Cần Biết Về Răng Thừa
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Một số điều cần biết về răng thừa 08:26 AM 27/12/2017 Hầu hết trẻ em có 20 răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Người trưởng thành có 32 răng, 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới. Một người có nhiều hơn số răng sữa và răng vĩnh viễn như vậy – gọi là có răng thừa. Một báo cáo trên tạp chí Medical Net cho biết có từ 0,3-3,8% dân số có răng thừa (răng dư) nhưng hầu hết chỉ liên quan đến 1 răng. Tỷ lệ về giới tính nam/nữ là 2:1. Khoảng 90% răng thừa nằm ở hàm trên. 2 vị trí thông thường hay gặp là ở đường giữa hàm trên và cạnh các răng khôn 2 hàm. Khi có mặt ở đường giữa, nó được gọi là mesiodens. Khi răng thừa nằm ở gần vùng răng khôn, nó được gọi là distodens hoặc distomolar. Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm, ngoài những răng bình thường và có thể được tìm thấy hầu như ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm. Răng thừa có thể xảy ra một hoặc nhiều răng, một phía hoặc hai phía, đã nhú ra hoặc còn ở mọc ngầm và ở một hoặc cả hai hàm. Nguyên nhân Nguyên nhân răng thừa chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Hiện vẫn đang tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau cho các loại răng thừa khác nhau. Một giả thuyết cho rằng răng thừa được tạo ra như là kết quả của sự phân đôi mầm răng. Giả thuyết khác, được sử dụng nhiều trong các tài liệu y học, là giả thuyết hoạt động thái quá, thuyết này cho rằng răng thừa được hình thành là kết quả của sự hoạt động thái quá cục bộ, độc lập, mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng. Tính di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện bất thường này, như răng thừa phổ biến hơn ở những trẻ em có người thân có răng thừa so với dân số chung. Tuy nhiên, sự bất thường này không theo mô hình di truyền của Mendel. Tình trạng nhiều răng mọc thừa hiếm gặp ở những người không có bệnh liên quan hoặc các hội chứng khác. Các điều kiện có khả năng dẫn đến bệnh mọc thừa răng bao gồm sứt môi, loạn phát xương đòn ở sọ và hội chứng Gardner. Sự phân mảnh của lá răng trong quá trình hình thành hàm ếch dẫn đến bệnh mọc thừa răng kết hợp với hở môi và hở vòm miệng. Tỷ lệ răng vĩnh viễn mọc thừa tại hàm ếch ở trẻ em sứt môi hoặc vòm miệng, một hoặc cả hai bên được xác định là chiếm 22,2%. Tỷ lệ răng mọc thừa ở bệnh nhân loạn phát xương đòn sọ dao động từ 22% ở vùng răng cửa hàm trên đến 5% tại khu vực thuộc răng hàm. Triệu trứng Răng thừa có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe và chỉ được phát hiện tình cờ khi thăm khám chuyên khoa hoặc khi chụp X-quang. Răng thừa ở vị trí giữa 2 răng cửa giữa hàm trên thường gặp nhất và biểu hiện sớm ở thời kỳ răng hỗn hợp của trẻ bằng khe thưa bất thường giữa 2 răng cửa. Chẩn đoán Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Chụp X-quang: Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh thường quy được sử dụng để chẩn đoán là phim cận chóp, phim cắn, phim panorama, cephalometric và phim CT Cone Beam. Đặc biệt những trường hợp răng thừa ngầm, phim CT Cone Beam được chỉ định để có hình ảnh 3 chiều giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Hình 1. Răng thừa ở hàm trên (X) | Hình 2. Răng thừa ở hàm dưới (X) | Hình 3. Răng thừa hay gặp nhất ở giữa 2 răng cửa trên |
Hình 4. Hình ảnh trên phim panorama răng thừa cạnh răng 8 hàm dưới
Hình 5. Hình ảnh trên phim CT Cone Beam răng thừa giữa 2 răng cửa giữa hàm trên | Hình 6. Hình ảnh trên phim cận chóp răng thừa giữa 2 răng cửa giữa hàm trên |
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Nhổ Răng Dư Hàm Trên
-
Răng Thừa Có Cần Nhổ Bỏ? | Vinmec
-
Vì Sao Bạn Bị Thừa Răng? | Vinmec
-
Răng Mọc Dư Thừa Thì Có Nên Nhổ Không?
-
Nhổ Răng Mọc Dư Thừa Có Nguy Hiểm Không?
-
Răng Thừa/Răng Dư Là Gì? Cách Khắc Phục Răng Mọc Thừa
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Không? - Nha Khoa Thúy Đức
-
Răng Thừa ở Trẻ Em | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Có Phải Lúc Nào Cũng Cần Phải Nhổ Răng Thừa Không? | TCI Hospital
-
NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN CÓ PHỨC TẠP HƠN HÀM DƯỚI?
-
Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Hay Hàm Dưới Nguy Hiểm Hơn?
-
Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Có Đau Không?
-
NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN BỊ SÂU, NÊN HAY KHÔNG?
-
Mọc Thừa Răng Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Răng Thừa