Răng Thừa
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu chung
Ở trẻ em, hệ răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Ở người trưởng thành hệ răng gồm 32 chiếc, 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.Răng thừa (răng dư) là răng mọc thêm, ngoài những răng bình thường và có thể được tìm thấy hầu như ở bất kỳ vị trí nào trên khung hàm.Răng thừa có thể xảy ra một hoặc nhiều răng, một phía hoặc hai phía, đã nhú ra hoặc còn ở mọc ngầm và ở một hoặc cả hai hàm.Răng thừa được phân loại theo hình thái và vị trí. Ở bộ răng sữa, hình thái răng thừa thường giống với hình dạng răng thông thường hoặc hình nón. Ở bộ răng vĩnh viễn, hình thái răng thừa đa dạng hơn. Có 4 loại hình thái răng thừa ở bộ răng vĩnh viễn là:\
- Dạng hình nón
- Dạng củ
- Dạng răng phụ
- Dạng u xơ răng.
Triệu chứng
Thỉnh thoảng, răng thừa không gây ra bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe và nó chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp Xquang.
Nguyên nhân
Nguyên nhân răng thừa chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Đang tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau cho các loại răng thừa khác nhau.Một giả thuyết cho rằng răng thừa được tạo ra như là kết quả của sự phân đôi mầm răng. Giả thuyết khác, được sử dụng nhiều trong các tài liệu y học, là giả thuyết hiếu động thái quá, thuyết này cho rằng răng thừa được hình thành là kết quả của sự hiếu động thái quá cục bộ, độc lập, mạnh mẽ của tính di truyền ngà răng.Tính di truyền cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện bất thường này, như răng thừa phổ biến hơn ở những trẻ em có người thân bị ảnh hưởng so với dân số chung. Tuy nhiên, sự bất thường không theo một mô hình đơn giản của Mendel.
Yếu tố làm tăng nguy cơ răng thừa
- Đa răng thừa hiếm gặp ở người không có các bệnh lý hoặc hội chứng liên quan.
- Những bệnh thường gặp có liên quan với một tỷ lệ lớn răng thừa bao gồm hở môi và vòm miệng, loạn sản cleidocranial, và hội chứng Gardner.
- Răng thừa liên quan đến hở môi và vòm miệng do phân chia của ngà răng trong quá trình hình thành hàm ếch.
- Tần số xuất hiện răng thừa ở bộ răng vĩnh viễn trong khu vực hàm ếch ở trẻ em hở môi hoặc vòm miệng riêng lẻ hoặc cả hai đã được thống kê là 22,2%.
- Tần số xuất hiện răng thừa ở những bệnh nhân bị loạn sản cleidocranial dao động từ 22% ở răng cửa hàm trên đến 5% ở răng hàm.
- Mặc dù giới tính không quan trọng trong phân bổ răng thừa ở bộ răng sữa, nhưng ở bộ răng vĩnh viễn, nam giới bị ảnh hưởng gấp 2 lần so với ở phụ nữ.
Biến chứng răng thừa
Ảnh minh họa
Các vấn đề liên quan tới răng thừa:
1. Không mọc được răng
Sự hiện diện răng thừa là nguyên nhân phổ biến nhất gây không mọc được răng cửa giữa hàm trên. Nó cũng có thể là nguyên nhân chậm thay răng sữa. Vấn đề thường được chú ý với việc mọc răng cửa bên hàm trên cùng với tình trạng không mọc được một hoặc cả hai răng cửa trung tâm. Răng thừa ở các vị trí khác cũng có thể khiến không mọc được các răng lân cận.
2. Sự chiếm chỗ
Sự hiện diện của răng thừa có thể chiếm chỗ răng vĩnh viễn. Mức độ chiếm chỗ có thể từ xoay nhẹ trục răng đến chiếm chỗ hoàn toàn. Sự chiếm chỗ của răng cửa là đặc trưng phổ biến trong đa số trường hợp liên quan đến chậm mọc răng.
3. Răng chen chúc
Răng thừa mọc ra hầu hết là gây ra tình trạng răng chen chúc. Răng cửa bên thừa có thể gây ra chen chúc ở cung hàm phía trước. Vấn đề có thể được giải quyết bằng cách nhổ hầu hết các răng chiếm chỗ hoặc răng biến dạng.
4. Bệnh lý
Sự hình thành nang thân răng là một vấn đề khác có thể liên quan đến các răng thừa. Sự tiêu xương của chân răng thừa liền kề có thể xảy ra nhưng nó là vô cùng hiếm.
5. Ghép xương ổ răng
Răng thừa có thể làm tổn thương ghép xương ổ răng ở những bệnh nhân hở môi và hàm ếch. Răng thừa mọc ra thường được nhổ bỏ và vị trí lỗ phải chữa lành trước khi ghép xương. Răng thừa không nên nhổ mà không tham khảo ý kiến với chuyên gia về hở hàm ếch. Sự phối hợp giữa các chuyên gia nha khoa với các bác sĩ chuyên về hàm ếch là cần thiết. Răng thừa mọc ngầm ở vị trí hàm ếch thường được loại bỏ tại thời điểm ghép xương.
6. Chuẩn bị chỗ để cấy ghép implant
Sự hiện diện của răng thừa mọc ngầm ở vị trí chuẩn bị cấy ghép có thể làm ảnh hưởng định vị implant. Răng thừa có thể cần loại bỏ trước khi cấy ghép răng. Nếu loại bỏ ở thời điểm cắm implant thì việc ghép xương là cần thiết.
Phương pháp chẩn đoán thừa răng
Kiểm tra bằng chụp X-quang: Khi có dấu hiệu bất thường trên lâm sàng thì cần phải chỉ định chụp Xquang.Tùy từng trường hợp cụ thể mà Bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang hoặc phim quanh chóp, phim toàn cảnh để nhìn thấy được hình ảnh chi tiết răng cửa. Nội soi răng miệng có thể cung cấp dấu vết sai lệch chiều sâu của răng.
Phương pháp điều trị
Ảnh minh họa
Điều trị tùy thuộc vào loại và vị trí của răng thừa và những ảnh hưởng của nó hoặc ảnh hưởng tiềm tàng trên răng lân cận. Việc quản lý răng thừa nên là một phần của kế hoạch điều trị toàn diện và không nên xem xét riêng rẽ.
Chỉ định nhổ răng thừa
Việc loại bỏ các răng thừa được chỉ định khi:
- Răng cửa giữa chậm mọc hoặc chèn ép;
- Có dấu hiệu rõ ràng làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa;
- Có liên quan đến bệnh lý;
- Chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến;
- Sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch;
- Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế;
- Răng thừa mọc lộ ra ngoài.
Chỉ định theo dõi nếu không nhổ bỏ răng thừa
Nhổ bỏ không phải lúc nào cũng là giải pháp được chọn lựa để điều trị răng thừa. Chúng có thể được theo dõi mà không cần phải nhổ bỏ trong các trường hợp sau:
- Các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật chung;
- Không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt;
- Không liên quan đến bệnh lý;
- Nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.
Lời khuyên sau khi nhổ răng thừa
Ba yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để răng ngầm mọc ra sau khi nhổ bỏ răng thừa:
- Loại răng thừa;
- Khoảng cách dịch chuyển răng ngầm vĩnh viễn;
- Khoảng không gian có sẵn trong cung răng của răng ngầm.
Loại bỏ các răng thừa cản trở mọc răng vĩnh viễn thường mang lại kết quả, cung cấp đủ chỗ cần thiết trên cung răng. 75% răng cửa mọc lên một cách tự nhiên sau khi nhổ bỏ răng thừa. Việc mọc răng xảy ra trung bình khoảng 18 tháng với điều kiện là răng cửa không quá xa vị trí và đủ chỗ cần thiết.Nếu có đủ chỗ trên cung răng cho răng cửa mọc ngầm sau khi loại bỏ răng thừa, cần đảm bảo duy trì chỗ trống cho răng bằng khí cụ tháo lắp đơn giản. Nếu không đủ chỗ, cần phải dịch chuyển răng lân cận để tạo ra không gian cho răng cửa mọc. Trong trường hợp đó, răng nanh của bộ răng sữa có thể phải được nhổ bỏ tại thời điểm nhổ răng thừa. Trường hợp có đủ không gian và răng cửa không mọc, phẫu thuật để lộ răng cửa và chỉnh hình kéo răng thường là cần thiết.
Wellcare
(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)
Từ khóa » Nhổ Răng Dư Hàm Trên
-
Răng Thừa Có Cần Nhổ Bỏ? | Vinmec
-
Vì Sao Bạn Bị Thừa Răng? | Vinmec
-
Răng Mọc Dư Thừa Thì Có Nên Nhổ Không?
-
Nhổ Răng Mọc Dư Thừa Có Nguy Hiểm Không?
-
Răng Thừa/Răng Dư Là Gì? Cách Khắc Phục Răng Mọc Thừa
-
Có Nên Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Không? - Nha Khoa Thúy Đức
-
Một Số điều Cần Biết Về Răng Thừa
-
Răng Thừa ở Trẻ Em | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Có Phải Lúc Nào Cũng Cần Phải Nhổ Răng Thừa Không? | TCI Hospital
-
NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN CÓ PHỨC TẠP HƠN HÀM DƯỚI?
-
Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Hay Hàm Dưới Nguy Hiểm Hơn?
-
Nhổ Răng Khôn Hàm Trên Có Đau Không?
-
NHỔ RĂNG KHÔN HÀM TRÊN BỊ SÂU, NÊN HAY KHÔNG?
-
Mọc Thừa Răng Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi