Một Số định Lý Và Tính Chất Về Hàm, Chuỗi Hàm, Chuỗi Số - WordPress ...

Sắp thi nên viết lại mấy cái quan trọng cho nhớ :v

I. Chuỗi trong không gian Banach:

  1. Tiêu chuẩn Cauchy
  2. Định lý Dirichlet: Giả sử chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} trong không gian Banach có dãy tổng riêng bị chặn và {\{\alpha_n\}} là dãy đơn điệu giảm tới 0, thì chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}\alpha_n.u_n} hội tụ.
  3. Định lý Abel: Giả sử chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} trong không gian Banach hội tụ và {\{\alpha_n\}} là dãy đơn điệu bị chặn, thì chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}\alpha_n.u_n} hội tụ.
  4. (Hội tụ tuyệt đối) Tổng {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} httd trong kg Banach thì tổng đó hội tụ và nhận giá trị không phụ thuộc vào thứ tự các phần tử trong tổng.
  5. Dấu hiệu Cauchy: Giả sử {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} là chuỗi trong không gian Banach. Đặt: {q=\lim\limits_{n\to\infty}\sup\sqrt[n]{||u_n||}}.   Khi đó: nếu {q<1} thì {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} httd còn nếu {q>1} thì {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} phân kì.
  6. Dấu hiệu tích phân: Giả sử  {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} là chuỗi trong kh Banach và $\latex {f}$ liên tục không âm đơn điệu giảm trên {[1,\infty\}} sao cho: {||u_n||=f(n)} với mọi {n}. Khi đó: {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} httd nếu và chỉ nếu {\int\limits_{1}^{\infty}f(x)dx} hội tụ, tức là {\sup\limits_{n\geq1}\int\limits_{1}^{n}f(x)dx<\infty}
  7. Dấu hiệu Leibnitz: Chuỗi đan dấu {\sum\limits_{n=1}^{\infty}(-1)^{n-1}u_n} với {u_n\geq0} hội tụ nếu dãy {u_n} đơn điệu giảm tới 0.

II. Chuỗi hàm:

  1. Dấu hiệu Weierstrass: Nếu {||f_n(x)||\leq a_n\forall n\geq1,\forall x\in A} và {\sum\limits_{n=1}^{\infty}a_n} hội tụ thì {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n} ht đều trên A
  2. Dấu hiệu Dirichlet: Giả sử các tổng riêng của chuỗi hàm {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} bị chặn đều trên A, tức là {\sup\limits_{n}\sup\limits{x\in A}||\sum\limits_{k=1}^{n}u_k(x)||<\infty}, và dãy hàm {v_n} đơn điệu giảm tới 0 trên A thì chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n.v_n} htd trên A
  3. Tiêu chuẩn Abel: Giả sử chuỗi hàm {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n} trong kg Banach htd trên A và dãy hàm số {v_n} đơn điệu giảm và bị chặn đều trên A. Khi đó: chuỗi {\sum\limits_{n=1}^{\infty}u_n.v_n} htd trên A
  4. ( Bảo toàn tính liên tục) Nếu {f_n} liên tục trên kg metric X với giá trị trong kg Banach và nếu {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n} htd trên A tới {f} thì {f} liên tục trên A.
  5. ( Bảo toán tính khả vi) Nếu {f_n} là ánh xạ khả vi trên tập mở {\mho} trong kg đch E với gía trị trong kg Banach F. Giả sử {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n^{(j)}} hôi tụ với {\forall 0\leq j\leq p-1} và {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n^{(p)}} htđ trên mọi compact của {\mho} tới {g:\mho \to \mathcal{L}_p(E,F)}. Khi đó:  {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n} htđ trên mọi compact của {\mho} tới {f}. Hơn nữa {f} khả vi p-lần và {f^{(p)}=g}.
  6. ( Bảo toàn tính khả tích) Nếu {f_n} là ánh xạ khả tích trên tập đo được Jordan {X\subset\mathbb{R}^n} với giá trị trong kg Banach và {\sum\limits_{n=1}^{\infty}f_n} htđ trên {X} tới {f} thì {f} khả tích và {\int\limits_{X}f=\sum\limits_{n=1}^{\infty}\int\limits_{X}f_ndx}.
  7. Định lý Dini: Nếu {\{f_n\}} là dãy hàm đơn điệu giảm ( t.ư tăng) các hàm nửa liên tục trên ( t.ư nửa liên tục dưới) hội tụ điểm tới hàm liên tục {f} trên kg compact X thì dãy {\{f_n\}} hội tụ đều tới {f} trên X.ư

III. Chuỗi lũy thừa:

Xét chuỗi {\sum\limits_{n=0}^{\infty}a_n.x^n}, x\in\mathbb{R},a_n\in F_kg Banach      (*)

  1. Bổ đề Abel: Nếu chuỗi (*) hội tụ tại {x_0\neq0} thì httd tại mọi {|x|<|x_0|} và nếu chuỗi (*) phân kì tại {x_0} thì phân kì tại mọi {|x|>|x_0|} (số {x_0} lớn nhất thỏa mãn 2 điều trên (nếu có, nếu ko có thì {x_0=0} đgl bán kính hội tụ của chuỗi.
  2. Công thức Cauchy – Hadamard: Bán kính hội tụ của chuỗi (*) là {R=\frac{1}{\limsup\limits_{n\to\infty}\sqrt[n]{||a_n||}}}
  3. ( Tính liên tục ) Nếu chuỗi (*) có bk hội tụ là {R>0} thì nó htđều trên mọi compact trong {(-R,R)}, do đó {S(x)=\sum\limits_{n=0}^{\infty}a_n.x^n} liên tục trên {(-R,R)}
  4. ( Tính khả tích) Nếu chuỗi (*) có bkht {R\geq0} thì {S(x)} khả tích trên mọi đoạn hữu hạn {[a,b]\subset(-R,R)}{\int\limits_{a}^{b}S(x)dx=\sum\limits_{n=0}^{\infty}\int\limits_{a}^{b}{a_n.x^ndx}}
  5. ( Tính khả vi) Nếu chuỗi (*) có bkht là {R>0} thì {\sum\limits_{n=0}^{\infty}a_n.x^n} khả vi vô hạn trên {(-R,R)} và {(\sum\limits_{n=0}^{\infty}a_n.x^n)^{(k)}=\sum\limits_{n=0}^{\infty}(a_n.x^n)^{(k)}}
  6. ( Tính hội tụ đều) Nếu chuỗi (*) hội tụ tại {R} ( t.ư {-R}) với {R>0} là bkht, thì nó htđều  trên {[0,R]} ( t.ư trên {[-R,0]})
  7. Giả sử {f} khả vi vô hạn trên {[x_0-R,x_0+R], R>0} với giá trị trong kg Banach sao cho: {||f^{(n)}(x)||\leq M\forall x\in[x_0-R,x_0+R]}\forall n\geq0. Khi đó chuỗi {\sum\limits_{n=0}^{\infty}\frac{f^{(n)}(x_0)}{n!}(x-x_0)^n} htđều tới {f} trên  {[x_0-R,x_0+R]}

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Abel