Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bền Vững, Nâng Cao ...

Nhìn lại trong những năm vừa qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các tổ chức, các hộ gia đình đã đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng trên diện tích được giao nhờ đó độ che phủ của rừng được nâng lên 37,1%Mặc dù kết quả đạt được rất đáng ghi nhận, nhưng sản xuất lâm nghiệp của tỉnh ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn thách thứcnhư: kết quả phát triển rừng không đồng đều giữa địa phương; chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên có nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Tình trạng chặt phá rừng tự nhiên để lấy đất trồng rừng tập trung tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam vẫn diễn ra; năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị chủ rừng còn hạn chế. Một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao đã bị chuyển đổi sang mục đích khác nhưng chưa xử lý kiên quyết, kịp thời. Trồng rừng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ là chủ yếu, đời sống người làm rừng vẫn còn khó khăn.

Rừng bạch đàn giống mới PNC T3, UP 35 trên địa bàn xã Đồng Hưu

Theo Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có tổng diện tích 153.739 ha đất lâm nghiệp. Trong đó rừng đặc dụng 13.303 ha (8,6%); rừng phòng hộ 20.708 ha (13,5%); rừng sản xuất 119.728 ha (77,9%), nâng độ che phủ của rừng đến năm 2020 38%. Như vậy diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp tăng so với năm 2014 là 7.304 ha.

Ngày 23 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020. Trong đó định hướng phát triển lâm nghiệp từ nay đến năm 2020 là: Thực hiện làm giàu rừng tự nhiên khoảng 1000 ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt kém chất lượng sản trồng rừng sản xuất 2.300 ha; Trồng 29.000 ha rừng tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ, giống mới vào trồng rừng nhằm nâng cao năng xuất rừng trồng bình quân lên 20m3/ha/năm; mở rộng diện tích kinh doanh gỗ lớn, đến năm 2020 dự kiến diện tích kinh doanh gỗ lớn khoảng 7.200 chiếm 10% trồng diện tích rừng trồng sản xuất; sản lượng khai thác gỗ bình quân 250.000 m3 năm 2015 và đến năm 2020 đạt 350.000 m3, trong đó tỷ lệ gỗ lớn chiếm 40% trổng sản lượng khai thác; Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu ván ghép thanh, ván MDF. Để thực hiện mục tiêu, nội dung đề ra, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Trước hếtvẫn là giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong nhân dân cùng với việc tiếp tục thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp.

Thứ hai:Tổ chức thực thiện tốt Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Rà soát đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít sung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo văn bản 845/BNN-TCLN ngày 16/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý, phát triển và sử dụng rừng đối với các doanh nghiệp được thuê rừng trên địa bàn tỉnh.

Thứ 3:Tiếp tục thực hiện Kế hoạch nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2017; tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tế bào sản xuất giống Bạch đàn lai các dòng (UP99, UP95, UP54, PNCT3...) và Keo lai (các dòng BV10, BV33, BV73) và một số giống mới khác.

Thứ 4:Chỉ đạo thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật thâm canh rừng trồng; các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất giống cây lâm nghiệp theo phương pháp truyền thống thay bằng vật liệu bầu siêu nhẹ để giảm bớt nhân công lao động trong khâu trồng rừng; từng bước áp dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất, thực hiện tỉa thưa, tỉa cành, chuyển hóa rừng trồng sang kinh doanh gỗ lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng.

Thứ 5:Tiếp tục thực thiện phương án sắp xếp đổi mới các công ty lâm nghiệp để ổn định mô hình tổ chức sản xuất mới trên địa bàn tỉnh.Triển khai hiệu quả Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Liên kết giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình và các doanh nghiệp chế biến lâm sản; liên kết giữa các hộ gia đình tạo thành nhóm hộ, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp.

Thứ 6:Cụ thể hóa, đề xuất một số chính sách hỗ trợ cho lâm nghiệp. Tăng cường thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào lâm nghiệp, nhất là đầu tư các nhà máy chế biến sâu với công nghệ hiện đại; đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp và nhà chế biến, tiến tới hình thành Hiệp hội doanh nghiệp lâm nghiệp tỉnh. Xây dựng và triển khai các mô hình kinh doanh rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) để có thể mở rộng xuất khẩu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường các nước Mỹ, EU, Nhật Bản …

Thứ 7:Đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, khuyến khích tích tụ đất đai theo quy định, tạo ra các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh liên kết giữa nhà đầu tư có tiềm lực về kỹ thuật, tài chính và chế biến, tiêu thụ với các chủ rừng là công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng có quỹ đất trồng rừng sản xuất, các hộ gia đình; chủ rừngcho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệpvới nhà đầu tư. Huy động các nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, từ các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và vốn trong dân đầu tư lại sau khi khai thác rừng trồng.

Nguyễn Quốc Dự - Chi cục Kiểm lâm

Từ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Rừng