Nhiệm Vụ, Giải Pháp Cần Làm Ngay để Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác ...
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Việt
- English
- Trang chủ
- Chính quyền
- Giới thiệu
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Bộ máy tổ chức
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hoạt động của Lãnh đạo
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Giới thiệu
- Nhà đầu tư
- Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công khai thủ tục hành chính
- Sản phẩm địa phương
Thứ 5, Ngày 28/11/2024 -
- Quy định về đường giao thông đảm bảo công tác chữa cháy nơi có nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân
- Giá cho thuê nhà ở xã hội được xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
- Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2024
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Triển khai các dự án, công trình điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII trên địa bàn tỉnh
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, tại Hội nghị sơ kết Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (ngày 09/3/2017), Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu các cơ quan, địa phương và lực lượng chức năng bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp có tính lâu dài, như: cải thiện sinh kế cho người dân sống gần rừng, tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm, thể hiện tính uy nghiêm của pháp luật.... phải quyết liệt triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian tới, cụ thể:
Đồng chí Phó Bí thư Tỉnhủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa phát biểu kết luận tại Hội nghị sơ kết Phương án tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (ngày 09/3/2017). |
1. Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm nóng vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng: Giao Chủ tịch UBND các huyện, các đơn vị chủ rừng tổ chức rà soát, xác định các điểm nóng vi phạm Luật, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch xử lý dứt điểm các điểm nóng ngay trong tháng 4 năm 2017. Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng bản đồ điểm nóng vi phạm Luật BV&PTR theo từng địa bàn, tiểu khu để theo dõi, kiểm tra và xử lý các điểm nóng vi phạm, định kỳ 03 tháng một lần rà soát, cập nhật thông tin để phục vụ công tác chỉ đạo.
2. Tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng: Các sở, ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng, các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng tự rà soát, kiểm điểm trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua; có giải pháp khắc phục các tồn tại, khuyết điểm và tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng trên tinh thần quyết tâm cao, sát việc, sát cơ sở, sát với từng nhiệm vụ, địa bàn được phân công. Sở Nông nghiệp và PTNT tổng rà soát, kiện toàn sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng do đơn vị quản lý đảm bảo phù hợp với sở trường, năng lực, phẩm chất đạo đức của từng vị trí công tác; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cán bộ thoái hóa, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, không xem xét bố trí những cán bộ nêu trên vào các vị trí quan trọng, nhạy cảm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. UBND các huyện, thành phố xây dựng nội dung và mở đợt cao điểm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến từng hộ dân trên địa bàn quản lý (thời gian thực hiện hết quý II năm 2017). Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức tổng rà soát, truy quét, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm đã xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua theo quy định (hoàn thành trong quý II năm 2017); kể từ thời điểm này về sau, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra các vụ việc vi phạm Luật BV & PTR trên địa bàn quản lý. Rà soát, bám sát địa bàn, nắm thông tin các đối tượng, tổ chức, cá nhân phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép để có biện pháp quản lý, theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; kiên quyết đưa ra truy tố những đối tượng cầm đầu, chống người thi hành công vụ. Kiểm lâm Sa Thầy kiểm tra rừng 3. Thành lập ngay Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng ở 3 cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét và xử lý vi phạm Luật BV&PTR; theo đó, UBND tỉnh quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động Tổ công tác liên ngành quản lý bảo vệ rừng cấp huyện, cấp xã. 4. Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã theo hướng khuyến khích thành lập (kể cả những xã chưa đủ điều kiện) để huy động nguồn nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì rà soát, xác định số xã cần thiết phải lập Quỹ, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc thành lập Quỹ trong tháng 3/2017. Giao Quỹ Bảo vệ và PTR chủ trì rà soát số xã được thụ hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường, đề xuất cơ chế tài chính cho hoạt động của Quỹ và chi cho hoạt động của Tổ Công tác liên ngành các cấp. 5. Xử lý các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, các cơ sở mộc dân dụng trên địa bàn tỉnh: (1) Đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, các Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh tiếp tục tổng rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh (kể cả các cơ sở đã bị đình chỉ); kiên quyết đình chỉ hoạt động, buộc tháo dỡ máy móc, thiết bị, nhà xưởng đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện hoạt động theo quy định, không chứng minh được nguồn gốc lâm sản hợp pháp; đồng thời trong quá trình kiểm tra, rà soát và xử lý dứt điểm các hồ sơ lâm sản không còn phù hợp giữa khối lượng lâm sản thực tế và hồ sơ (hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 5 năm 2017); (2) Đối với các cơ sở mộc dân dụng, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành tổng rà soát, kiểm tra các cơ sở mộc dân dụng trên địa bàn; xử lý nghiêm, buộc dừng hoạt động đối với các cơ sở có vi phạm, không chứng minh được nguồn gốc lâm sản hợp pháp (báo cáo kết quả về UBND trong tháng 4 năm 2017); Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả kiểm tra của địa phương. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát lại quy hoạch mạng lưới cơ sở chế biến lâm sản để điều chỉnh cho phù hợp, theo hướng chuyển dần các cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến lâm sản, mộc dân dụng vào các khu, cụm công nghiệp - TTCN, làng nghề; đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành việc di dời trước năm 2020, trường hợp cần thiết có cơ chế hỗ trợ di dời. Giao Sở Công Thương chỉ đạo Chi Cục quản lý thị trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức kiểm tra chuyên đề trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng lâm sản tại các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản, cơ sở mộc dân dụng; thống kê lập danh mục, kiểm tra và giám sát chặt chẽ số lượng, chủng loại các mặt hàng lâm sản có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên trên địa bàn tỉnh để xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với các địa phương rà soát, quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp - TTCN phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến lâm sản, đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng. Yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh có giải pháp quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn, chứng từ mua bán gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ (số lượng, chủng loại, dấu búa kiểm lâm…), xác nhận hồ sơ vận chuyển lâm sản và khai tử hồ sơ theo quy định để tránh tình trạng lợi dụng các quy định của pháp luật nhằm quay vòng hồ sơ vận chuyển, mua bán lâm sản gây khó khăn trong công tác quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh; kể từ nay về sau, nếu còn tình trạng trên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, lãnh đạo đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, xác nhận chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. 6. Xử lý phương tiện không đảm bảo điều kiện lưu hành, xe độ chế: Giám đốc Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát xử lý các phương tiện giao thông không đủ điều kiện lưu hành, nhất là các xe độ chế, xe có tời, cần cẩu, xe máy, xe máy cày độ chế vận chuyển lâm sản trái phép theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả để theo dõi, chỉ đạo. 7. Tiếp tục duy trì tổ chức diễn tập công tác quản lý, bảo vệ rừng các cấp: Yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục duy trì tổ chức diễn tập công tác quản lý, bảo vệ rừng các cấp trên địa bàn tỉnh hằng năm. Giao BCH Quân sự tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức diễn tập công tác quản lý, bảo vệ rừng các cấp, trình UBND tỉnh trong tháng 4/2017; định kỳ hằng năm tham mưu tổ chức diễn tập công tác quản lý, bảo vệ rừng. UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng và định kỳ mỗi quý tổ chức diễn tập công tác quản lý, bảo vệ rừng tại một xã trên địa bàn quản lý. 8. Ban hành quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định (hoàn thành trong tháng 5 năm 2017). 9. Áp dụng các bài học kinh nghiệp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng: Giao Sở Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của các chủ rừng, tổng hợp đúc kết, xây dựng thành cẩm nang, khẩu hiệu hành động của ngành để phổ biến cho các huyện, xã, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị trực thuộc áp dụng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (hoàn thành trong tháng 4 năm 2017).Thái Ninh Về trang trước Gửi email
Tin tức liên quan
- Từ ngày 09-11/12: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (25/11/2024)
- Xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2024 (23/11/2024)
- Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến tháng 10 năm 2024 (20/11/2024)
- Tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh Kon Tum (19/11/2024)
- Tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và khó khăn, vướng mắc của 5 tỉnh Tây Nguyên (17/11/2024)
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hệ thống theo dõi CĐĐH
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý VB&ĐH
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thư điện tử công vụ
- Lịch công tác UBND tỉnh
- Tài liệu họp
- Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Báo cáo kinh tế - xã hội
- Dự án hoàn thành
- Dự án đang triển khai
- Dự án chuẩn bị đầu tư
- Dự án kêu gọi đầu tư
- Đấu thầu, mua sắm công
- Quy hoạch xây dựng, đô thị
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
- Chương trình, đề tài khoa học
- Kết quả nghiệm thu
- Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
- Trang chủ
- Liên hệ
- Góp ý
- Sơ đồ cổng
- RSS
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn
Đang truy cập: 94 . Tổng lượng truy cập: 98.475.567
Từ khóa » Giải Pháp Bảo Vệ Rừng
-
Phải Làm Gì để Bảo Vệ Và Phát Triển Tài Nguyên Rừng Việt Nam?
-
6 Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý, Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bền Vững, Nâng Cao ...
-
Bài 3: Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bền Vững
-
Tăng Cường Các Biện Pháp Bảo Vệ Rừng Tận Gốc - Báo Thanh Hóa
-
Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Nguyên Liệu Giấy
-
Hà Nội: Đồng Bộ Các Giải Pháp Bảo Vệ Rừng
-
Các Giải Pháp Chính Của Chương Trình Phát Triển Lâm Nghiệp Bền ...
-
Tăng Cường Công Tác Quản Lý, Bảo Vệ Rừng - UBND Tỉnh Quảng Trị
-
Thực Hiện 6 Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý, Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng
-
Nan Giải Bài Toán Giữ Rừng Tây Nguyên - Bài 3: Giải Pháp Bảo Vệ Và ...
-
Cần Giải Pháp đồng Bộ Bảo Vệ Rừng ở Miền Núi Tam Trà
-
Một Số Giải Pháp Bảo Vệ Rừng được Thực Hiện Có Hiệu Quả Trên đia ...
-
Giải Pháp đẩy Mạnh Công Tác Bảo Vệ Rừng Gắn Với Phát Triển Du Lịch ...