ArticlePDF AvailableMỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
May 2021
Authors: Thị TrịnhThị Trịnh
This person is not on ResearchGate, or hasn't claimed this research yet.
HạnhHạnh
This person is not on ResearchGate, or hasn't claimed this research yet.
Trinh Thi Hanh
Ha Noi University of Industry
Download full-text PDFRead full-textDownload full-text PDFRead full-textDownload citation Copy link Link copied Read full-text Download citation Copy link Link copied
Abstract
Những yêu cầu đặt ra đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay Thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng luôn là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Người khẳng định, tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học. Chính * Đại học Công nghiệp Hà Nội vì vậy, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước trong tương lai. Chăm lo, bồi dưỡng toàn diện sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của xã hội. Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên của Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đã đạt 1. DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Discover the world's research
25+ million members
160+ million publication pages
2.3+ billion citations
Join for freePublic Full-text 1Content uploaded by Trinh Thi HanhAuthor contentAll content in this area was uploaded by Trinh Thi Hanh on May 28, 2021 Content may be subject to copyright. TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY TRỊNH THỊ HẠNH * Tóm tắt: Sinh viên là bộ phận ưu tú của thanh niên được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hiện nay, việc tăng cường giáo dục đạo đức cho sinh viên là vấn đề quan trọng. Trong thời đại ngày nay, cùng với giáo dục cho sinh viên giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cần giáo dục cho sinh viên những phẩmchất đạo đức mới. Trên cơ sởnhững yêu cầu đặt ra, một số nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam trong thời gian tới.Từ khóa: Giáo dục đạo đức, sinh viên Việt Nam. Những yêu cầu đặt ra đối vớicông tác giáo dụcđạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nayThế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng luôn là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá caovai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước: Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Người khẳng định, tuổi trẻ không những là người kế tục các thế hệ đi trước mà còn là tương lai của đất nước, của dân tộc. Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học. Chính *Đại học Công nghiệp Hà Nộivì vậy, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ có nhiều đóng góp cho sự phát triển đất nước trong tương lai. Chăm lo, bồi dưỡng toàn diện sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của xã hội. Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếvà Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019về tăng cườnggiáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viêncủa Thủ tướng Chính phủ, những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên đã đạt 1. DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)2 được những kết quả tích cực: Phần lớn sinh viên Việt Nam giàu lòng yêu nước, có tinh thần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc; luôn tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện; chấphành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước1. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên hiện nay có thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội, không tự giác học tập, rèn luyện. “Một bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn thể hiện vai trò của cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần; một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức với bản thân, gia đình, xã hội;xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính, lười học tập, lười lao động”2. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó làdo công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ3. Công tác giáo dục đạo đức chưa 1 Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên ViệtNam lần X, tr 22. 2 Đạo đức, lối sống sinh viên Việt Nam thời đại mới, http://dangcongsan.vn, ngày 28/12/2013. 3 Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 31/CT-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2019về tăng cường giáo dục được coi trọng đúng mức, không được tiến hành thường xuyên mà làm lấy lệ, hình thức và chưa xuất phát từ mục tiêu giáo dục con người. Sau gần 35 năm tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu cho đất nước, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Với những tác động mạnh mẽ, kinh tế thị trường cũng dẫn đến sự chuyển dịch của các giá trị đạo đức. Bên cạnh việc coi trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mặt trái của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan gia tăng, có nguy cơ phá hoại rất nhiều chuẩn mực đạo đức của cộng đồng,chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng nghiệp. Một bộ phận không nhỏ các nhóm xã hội khác nhau khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã đặt vị trí của nó quá cao trong thang giá trị đạo đức, lên trên cả những tiêu chí khuôn mẫu. Quan niệm đó đã biến thành lối sống vụ lợi của họ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự biến chất, cơ hội, suy thoái về đạo đức, đi ngược lại với những giá trị nhân văn, nhân đạo vốn có của truyền thống dân tộc. Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, các thế lực thù địch xác định thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là lực lượng quan trọng cần lôi kéo, tác động. Để lôi kéo, tác đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, https://thuvienphapluat.vn. TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)3 động sinh viên, các thế lực thù địch ra sức truyền bá mô hình chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của chủ nghĩa tư bản, tìm mọi cách xuyên tạc lịch sử, cổ vũ sinh viên theo lối sống hưởngthụ vật chất, coi nhẹ các giá trị tinh thần... Thực trạng trên đã đặt ra yêu cầu cần phải nâng cao hiệu quảgiáo dụcđạo đức cho sinh viên –nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. 2. Một số nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nayTrước hết,cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản củachủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh nhằm xây dựng cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra; nâng cao “sức đề kháng” cho sinh viên trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực phản động.Thứ hai,chú trọng giáo dục làm cho sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bồi dưỡng cho sinh viên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có bản lĩnh chính trị vững vàng; khơi dậy cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã lựa chọn. Từ đó, giúp cho sinh viên củng cố niềm tin, xây dựng ước mơ và hoài bão được cống hiến tài năng, trí tuệ của bản thân để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.Thứ ba,nội dung giáo dục đạo đức phải bao gồm cả ba mặt: Phát triển ý thức đạo đức; hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp với nền đạo đức mới; xây dựng hành vi và thói quen đạo đức phù hợp với yêu cầu công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong đó, cần đặc biệtchú trọng phát triển ý thức đạo đức nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết về các chuẩn mực, quy tắc đạo đức. Hình thành nhu cầu, động cơ, tình cảm đạo đức phù hợp để thúc đẩy hành vi đạo đức, hình thành thói quen đạo đức. Đồng thời, nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tập thể, lòng nhiệt tình hăng say lao động, có ý thức bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Tăng cường giáo dục cho sinh viên về nội quy, quy chế nhà trường; các quy định của pháp luậtvề an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội… giúp sinh viên vừa có ý thức tự giác, chủ động vừa nhận thức được những giới hạn cụ thể trong thái độ và hành vi của mình. Thứ tư, giáo dục những kỹ năng “mềm” để sinh viên có thể xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống một cách tích cực nhất.Thực tế cho thấy, do mới tự lập và sống xa nhà, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình nên nhiều sinh viên đã không khỏi bỡ ngỡ, gặp khó TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)4 khăn nhất là trong những ngày đầu mới nhập học. Cũng có nhiều gia đình do những khó khăn của cuộc sống đã không thể thường xuyên quan tâm, chăm lo cho sinh viên. Thậm chí, nhiều gia đình cho rằng chỉ cần cung cấp đầy đủ vật chất, tiền bạc là đã hoàn thành nhiệm vụ với sinh viên mà thiếu quan tâm đến tình cảm, cảm xúc của sinh viên. Những quan niệm lệch lạc đó đã “khoán trắng” việc giáo dục sinh viên cho xã hội và nhà trường. Do đó, đã dẫn đến hệ lụy là nhiều sinh viên do thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình đã trượt dài trong lối sống buông thả, thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Do đó, việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm để có thể xử lý các tình huống nảy sinh trong cuộc sống một cách tích cực nhất là vấn đề cấp bách hiện nay.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam trong thời gian tớiTrong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên cần thực hiện một số giải pháp sau:Một là, nâng cao nhận thứcvàtăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các nhà trường trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Nhà trường cần phát hơn nữa vai trò chủ đạo của mình trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nhà trường cần phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp giữa phòng công tác sinh viên và với các khoa, bộ môn giảng dạy về lý luận chính trịtrong giáo dục cho sinh viên ý thức bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường lồng ghép những nội dung này trong các tài liệu, giáo trình, bài trong giảnglý luận chính trị. Đồng thời, tăng cườngtổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, trao đổi, tọa đàmvềhọc tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát động các phong trào thi đua gương điển hình người tốt, việc tốt trong các nhà trường với các chính sách khen thưởng, động viên kịp thời. Nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn và Hội sinh viên trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Với tư cách làtổ chức chính trị-xã hội của thanh niên Việt Nam nói chung, sinh viên nói riêng, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp học tập rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu củaxãhội hiện nay. Tổ chức Đoàn và Hội Sinh viên các trường cần phát huy vai trò của mình trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho sinh viên, qua đó giáo dục, bồi dưỡng toàn diện cho sinh viên, hướng họ đến những việc làm tích cực và tránh xa các tệ nạn xã hội góp phần hình thành một thế hệ thanh niên Việt Nam luôn phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Hai là,thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đứcHọc tập ở bậc đại học,cao đẳng là học một chuyên ngành gắn với nghề nghiệp tương lai. Đây cũng là giai đoạn sinh viên phát triển và hoàn thiện TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)5 tính cách, có sự phát triển tích cực nhất về tình cảm, đạo đức và thẩm mỹ. Do đó, nội dung giáo dục đạo đức cũng phải có sự đổi mới sovới các giai đoạn trước đó. Cùng với đào tạo về trình độ chuyên môn cao, mỗi nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức cho họ, đặc biệt là giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên. Nhà trường cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho sinh viên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, “quên mình vì nghĩa lớn”… Từ đó, hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giátrị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.Nhà trường cần quan tâm hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình; tạo mọi điều kiệnthuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên; quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ đồng thờitạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống.Cùng với đó, mỗi nhà trường cần thường xuyên lấy tấm gương người tốt, việc tốt để giáo dục sinh viên; trong đó mỗi thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về đạo đức để sinh viên học tập, noi theo. Ba là,xây dựng các bộ quy tắc ứng xử tại trường học đối với sinh viên và giáo viên Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong các nhà trường sẽ giúp cho sinh viên có môi trường thuận lợi để rèn luyện, hình thành các hành vi ứng xử, hành vi đạo đức đúng chuẩn mực trong quan hệ với thầy cô, bạn bè từ đó hình thành nhu cầu và thói quen thực hành các hành vi đạo đức; có tinh thần tập thể, không ngừng nỗ lực học tập phấn đấu vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Các bộ quy tắc ứng xử trong trường học với những quy định cụ thể đối với cả cán bộ, giáo viên và sinh viên của nhà trường mang tính bắt buộc trở thành căn cứ quan trọng để đánh giá, xếp loại điểm rèn luyện của sinh viên được ghi trên bảng điểm khi tốt nghiệp sẽ giúp sinh viêncó ý thức chủ động, tự giác thực hiện.Bốnlà, phát huy tính chủ động của sinh viên trong thường xuyên tu dưỡng đạo đức Sinh viên là những người đang trong thời kỳ phấn đấu lập thân, lập nghiệp. Ở mỗi con người khi cần và thiếu cái gì họ sẽ đề cao và mong muốn đạt được những cái còn thiếu đó. Đối với sinh viên cũng vậy, cái họ dễ nhìn thấy và mong muốn phấn đấu là công việc sau khi ra trường, là sự nghiệp lâu dài. Chính vì thế, nhiều sinh viên dễ nảy sinh những quan niệm lệch lạc, coi thường các giá trị tinh thần, trong đó cócác giá trịđạo TRỊNH THỊ HẠNHTăng cường... TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 308 (6/2020)6 đức. Do đó, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường, gia đình mỗi sinh viên cần nhận thức tầm quan trọng của tự tu dưỡng đạo đức. Đó là hành trang, là phẩm chất mà mỗi người không thể thiếu trong cuộc sống. Tu dưỡng đạo đức của mỗi sinh viên phải là sự tự nguyện, tự giác. Sự hoàn thiện về đạo đức không chỉ ở nhận thức mà còn ở thái độ, tình cảm đạo đức đúng mực, lời nói và việc làm phải thống nhất, “nói phải đi đôi với làm”. Đạo đức không phải tự nhiên sẵn có, mà được hình thành, phát triển trong suốt cả quá trình giáo dục và tự giáo dục công phu, gian khổchính vì vậy cần giáo dục cho sinh viên có được ý thức tu dưỡng đạo đức suốt đời.Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Gia đình, nhà trường và xã hội cần cổ vũ, định hướng sinh viên trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đồng thời, mỗi sinh viên cần nghiêm túc đánh giá đúng vai trò của những giá trị tinh thần, trong đó có đạo đức đối với sự hoàn thiện của bản thân.Trước những tác động của tình hình kinh tế - xã hội, tăng cường giáo dục đạo đức của sinh viên càng trở nên quan trọngnhằm bồi dưỡng họ trở thành những công dân hoàn thiện về phẩm chất và năng lực. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên là điều kiện thiết yếu để mỗi sinh viên hoàn thiện đạo đức, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các nhà trườnghiện nay.
Citations (0)
References (0)
ResearchGate has not been able to resolve any citations for this publication.ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.
Recommended publications
Discover more about: VietnamArticle
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của người khuyết tật vận động từ 18 tuổi trở lên tại huyện Phú Vang,...
March 2023 · Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital
Trung Võ
Đặt vấn đề: Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ khuyết tật cao. Theo Tổng cục Thống kê và UNICEF công bố kết quả Điều tra Quốc gia về Người Khuyết tật tại Việt Nam (2019) hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Đánh giá chất lượng cuộc sống là yếu tố nhân văn trong chăm sóc sức khỏe người khuyết tật. Vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống của họ là một thách ... [Show full abstract] thức rất lớn đối với nhà nước và quan trọng nhất là về y tế. Đối tượng, phương pháp: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 320 người khuyết tật vận động trên 18 tuổi tại Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế kết hợp với hỗ trợ cung cấp thông tin thêm từ ngươi chăm sóc gần gũi nhất của người khuyết tật từ tháng 05/2021 đến tháng 06/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 46,56 ± 20,09, nam giới chiếm 58,1%. Phần lớn không làm việc để có thu nhập (71,6%). Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn dưới Trung học cơ sở (65,6%). Chủ yếu không theo tôn giáo chiếm 55,0%. Kinh tế gia đình không thuộc hộ nghề / cận nghèo chiếm 66,6%. Chủ yếu là độc thân chiếm 54,4%. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của đối tượng nghiên cứu là 45,22 (10,75). Trong đó, điểm trung bình chất lượng cuộc sống cao nhất là ở khía cạnh môi cạnh môi trường (47,67) và thấp nhất là ở khía cạnh thể chất (43,04). Kết luận: Người khuyết tật bị hạn chế các chức năng cơ thể, gặp nhiều khó khăn, cản trở trong sinh hoạt, bên cạnh đó là những mặc cảm về khiếm khuyết và hạn chế cơ hội trong cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tình hình sức khỏe nói chung. Từ khóa: Người khuyết tật, chất lượng cuộc sống.Read moreArticleFull-text available
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
January 2015
Mai Quoc Dung
Nguỹen Thi Thu Thoa
Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Từ sản xuất vật chất đến những sáng tạo mang giá trị tinh thần. Tuy vậy, trong cuộc sống thân phận của người phụ nữ lại chịu nhiều bất công, tủi hờn. Bất công từ xã hội đến bất công ngay chính trong gia đình của mình. Để xóa bỏ bất công này thì việc tạo lập cho người phụ nữ có việc làm, thu nhập chính là ... [Show full abstract] một điều kiện tiên quyết. Trên cơ sở vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn, trong những năm qua Đảng ta đã đưa ra quan điểm toàn diện về công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.View full-textConference PaperFull-text available
VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG XÂY DỰNG, ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC VÀ LỐI SỐNG...
November 2024
Nguyễn Cao Phong
Nguyễn Quý Đông
Lương Hoàng Hên
Đoàn Ngọc Ánh Huy
Tóm tắt: Với mục đích nghiên cứu vai trò của nhà giáo và cán bộ quản lý ở môi trường giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng và định hướng giá trị đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên. Qua việc phân tích các vai trò cụ thể và các biện pháp can thiệp giáo dục, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà giáo và cán bộ quản lý trong việc tạo dựng môi trường học tập lành mạnh ... [Show full abstract] và phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên. Đồng thời, bài báo cũng đưa ra các khuyến nghị để tăng cường hiệu quả giáo dục đạo đức và lối sống trong các cơ sở giáo dục và đào tạo. Từ khóa: Vai trò nhà giáo, cán bộ quản lý; đạo đức; lối sống; học sinh, sinh viên.View full-textArticle
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU CÁC GIỐNG HOA ANH ĐÀO NHẬP NỘI TRONG NĂM 2023
July 2024 · TNU Journal of Science and Technology
Hà Thị Hòa
Hoàng Thị Bích Thảo
Để tuyển chọn được giống hoa anh đào phù hợp với khí hậu của Việt Nam, từ đó nhân giống phục vụ phát triển giống hoa anh đào tại Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nhập nội và đánh giá ban đầu 04 giống hoa anh đào trong năm 2023. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự không nhắc lại. Kết quả trong năm đầu đã lưu giữ thành công nguồn gen các giống hoa anh đào Phú Sỹ, Hà ... [Show full abstract] Tân, Cát Dã, Bát Tràng. Trong giai đoạn vườn ươm, tỉ lệ sống của các giống hoa anh đào đạt 66-95%, giai đoạn trồng tại thực địa, giống hoa anh đào Cát Dã, Phú Sỹ có đặc điểm sinh trưởng chiều cao cây, đường kính thân nổi trội, trong khi giống Hà Tân có đường kính tán, số cành cấp 1 lại nổi trội hơn. Giống Phú Sỹ và Hà Tân ghi nhận có hoa bói. Nhìn chung cả 4 giống hoa anh đào nhập nội đều có các đặc trưng tính trạng tốt cần tiếp tục theo dõi ở những năm tiếp theo.Read moreInterested in research on Vietnam?Join ResearchGate to discover and stay up-to-date with the latest research from leading experts in Vietnam and many other scientific topics.Join for free ResearchGate iOS AppGet it from the App Store now.InstallKeep up with your stats and moreAccess scientific knowledge from anywhere