Một Số Giải Pháp Tăng Cường Mảng Xanh Cho Các đô Thị

Thứ hai, 23/12/2024 | 5:47:02 PM Logo
Chuyên mục +
  • Tin tức
  • Cơ chế - Chính sách +
    • Văn bản mới
    • Phản biện
    • Công bố quốc tế
    • Vấn đề hôm nay
  • Khoa học - Công nghệ +
    • Tin khoa học - công nghệ
    • Chợ công nghệ
    • Người bảo vệ môi trường
    • Hội thảo - Triển lãm
    • Nghiên cứu mới
  • Môi trường +
    • Thực trạng
    • Giải pháp
    • Mô hình
    • Tổng quan môi trường
    • Phân loại rác tại nguồn
  • Đô thị +
    • Quản lý - Quản trị
    • Công trình xanh
    • Chuyện phố phường
  • Diễn đàn +
    • Hộp thư
    • Xác minh thư bạn đọc
    • Bạn có biết?
  • Đất nước - Con người +
    • Quê hương tôi
    • Vùng đất văn hóa Hồ Gươm
  • Khu công nghiệp +
    • Hiện trạng
    • Kết nối Khu công nghiệp

Nghiên cứu mới

  • Facebook
  • Twitter
  • Một số giải pháp tăng cường mảng xanh cho các đô thị

    • Cập nhật: Thứ hai, 17/1/2022 | 3:22:42 PM

    QLMT - Hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25 m2, nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới.

    1. Vai trò cây xanh trong cuộc sống Trên phương diện đời sống sinh hoạt thì không gian xanh đóng góp một cách tích cực để tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và môi trường sống không những cho mỗi cá nhân mà còn cho cộng đồng dân cư trong khu vực đô thị và nông thôn. Các lợi ích của cây xanh, thảm xanh có thể tóm lược cụ thể sau: Cung cấp oxi cho con người và động vật; Làm sạch không khí, giảm bụi giao thông, Chống tiếng ồn; Chống biến đổi khí hậu; Tạo bóng mát; Ngăn ngừa ô nhiễm đất, nước; Tiết kiệm nước, giảm ngập úng đô thị; Chống sói mòn đất, tạo độ phì nhiêu cho đất; Ngăn ngừa ô nhiễm cực tím và giảm bức xạ, kể cả nhiệt độ bề mặt; Cung cấp thực phẩm; Nguồn cung cấp dược liệu; Tạo cơ hội kinh tế trực tiếp và gián tiếp; Cân bằng sinh thái; Cung cấp gỗ cho hoạt động xã hội; Tạo cảnh quan xung quanh; Phân biệt và đánh dấu các mùa trong năm; Cải thiện chất lượng cuộc sống; Cải thiện sức khỏe và tinh thần, tâm linh; Gắn kết con người, ngăn ngừa bạo lực; Gia tăng giá trị của đô thị…Cây xanh, thảm xanh trong một phạm vi đô thị cấp địa phương là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá về đô thị sinh thái và giá trị tiềm tàng sẽ mang lại cho tương lai. Đối với khoa học tự tự nhiên, các dữ liệu khoa học nghiên cứu về cây xanh trên thế giới về mối quan hệ giữa cây xanh với bầu khí quyển và không khí xung quanh cũng cho ra những giá trị, những kết quả mang tích chất giáo dục, tính chia sẻ vận động giữ gìn phát triển cây xanh, tính cảnh báo sớm những diễn biến bất lợi cho môi trường, cho con người thông qua 3 nhân tố tương hỗ chính là O2; CO2 và nhiệt độ bề mặt. Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, có thể tóm tắt một số kết quả chính như sau: Cây xanh, mặt nước trong đô thị khi phối hợp nhau khi diện tích đất cây xanh đạt 20 - 50% diện tích đất đô thị thì có thể làm giảm nhiệt độ không khí bề mặt từ 3,3 - 3,9 độ C; Khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17 - 57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí nhân tạo; Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40 - 50% cường độ bức xạ mặt trời; Cây xanh hai bên đường phố có thể giảm lượng bụi trong không khí đối với những tầng trên của nhà cao tầng từ 30 - 60%. Nghiên cứu cụ thể về cây xanh cũng có các dữ liệu cho thấy tầm quan trọng cây xanh trong hoạt động sống nhân loại: Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng tặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân. Quá trình này tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên trái đất, tạo ra sự cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí, được biểu diễn qua hình minh họa. Một số giải pháp tăng cường mảng xanh cho các đô thị - Ảnh 1 Hình mô tả quá trình quang hợp của cây xanh, hấp thu CO2 và nhả O2 Sự quang hợp này được biểu diễn bằng phương trình tổng quát: Cây xanh + 6CO2 + 12H2O ---> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O, có nghĩa cứ 6 phân tử carbon dioxide sẽ tạo ra 6 phân tử oxy, tỷ lệ phân tử là 1:1. Nếu xác định theo khối lượng phân tử thì cứ 44 kg phân tử CO2 thì sẽ tạo ra 32 kg phân tử O2. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, lượng oxy để đáp ứng cần thiết cho một con người đã phát triển trung bình sử dụng khoảng 197 kgO2/năm. Theo kết quả nhiên cứu của đại học Melboure, cây sinh trưởng càng nhanh, thì cây sẽ càng nhanh già cỗi, công suất quang hợp và hấp thụ carbon gia tăng theo độ tuổi cây xanh. Một cây cao 30m, trưởng thành có thể hấp thụ khoảng 22,7 Kg khí CO2 trong một năm và tạo khoảng 16,5kg O2. Vì vậy, quá trình sinh trưởng của cây xanh rất quan trọng để đánh giá lại yếu tố môi trường và sự hấp thụ khí CO2. Một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, cứ 1 ha rừng hoặc vườn cây rậm rạm, trong một ngày hấp thụ 1000Kg CO2 và thải ra 730 Kg khí Oxy; 1 ha thảm cỏ có thể hấp thụ 360 Kg CO2 và thải ra 240 Kg khí Oxy mỗi ngày. Nếu xét đến khả năng tổng hợp tạo oxi từ từng chủng loại cây xanh thì từ dữ liệu này kết hợp với qui mô dân số quy hoạch có thể qui đổi ra số lượng tối thiểu cây xanh cần phải trồng trong khu vực đô thị và nông thôn. Từ đó có thể qui đổi với đề án trồng 1 tỷ cây xanh tại VN đến giai đoạn 2025 thì trong 10 năm sau khi kết thúc đề án, số cây xanh sẽ góp phần giảm được 22,7 triệu tấn CO2 và tạo ra 16,12 triệu tấn O2 trong 1 năm, một con số rất ý nghĩa. 2. Tiêu chí quy hoạch cây xanh và hiện trạng qui mô cây xanh tại một số đô thị trên thế giới Theo QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng đất cây xanh đô thị bao gồm 03 loại: đất cây xanh sử dụng công cộng, đất cây xanh sử dụng hạn chế, đất cây xanh chuyên dụng. Trong đơn vị ở đất cây xanh sử dụng công cộng bao gồm công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân. Yêu cầu cơ bản về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị: Không gian cây xanh trong đô thị, bao gồm không gian xanh tự nhiên (rừng, đồi, núi, thảm thực vật ven sông, hồ và ven biển) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước...) phải được quy hoạch gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn; Không gian xanh tự nhiên cần được bảo vệ tối đa, không gian xanh nhân tạo phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị để đảm bảo thuận lợi trong sử dụng; Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2 m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5 000 m2. Yêu cầu về đất cây xanh: Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo thuận tiện cho mọi người dân được tiếp cận sử dụng. Phải quy hoạch khai thác sử dụng đất cây xanh tự nhiên, thảm thực vật ven sông hồ, ven kênh rạch, ven biển... để bổ sung thêm đất cây xanh đô thị; Các đô thị có các cảnh quan tự nhiên (sông, suối, biển, đồi núi, thảm thực vật tự nhiên) đặc trưng có giá trị cần có giải pháp về quy hoạch khai thác và bảo tồn cảnh quan. Diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (không bao gồm đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở).

    Loại đô thị Tiêu chuẩn (m2/người)
    Đặc biệt 7
    I và II 6
    III và IV 5
    V 4
    Tỷ lệ tối thiểu đất cây xanh trong các khu kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao là 10% diện tích toàn khu; Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình, phải đảm bảo lệ tối thiểu: Nhà chung cư 20% , Công trình giáo dục, y tế, văn hóa 30%, Nhà máy 20% trên tổng diện tích khu vực; Chỉ tiêu sử dụng đất cây xanh tối thiểu tại điểm dân cư nông thôn là 2m2/người Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012, quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị định chung về cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm 3 loại: Cây xanh công viên; Cây xanh vườn hoa; Cây xanh đường phố.Tổng hợp tiêu chuẩn diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng.
    Loại đô thị Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng m2/người Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên m2/người Tiêu chuẩn đất cây xanh vườn hoa m2/người Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố m2/người
    Đô thị đặc biệt 12 - 15 7 - 9 3 - 3,6 1,7 - 2,0
    Đô thị loại I và loại II 10 - 12 6 - 7,5 2,5 - 2,8 1,9 - 2,2
    Đô thị loại III và loại IV 9 - 11 5 - 7 2 - 2,2 2,0 - 2,3
    Đô thị loại V 8 - 10 4 - 6 1,6 - 1,8 2,0 - 2,5
    Ngoài ra TCVN 9257:2012 còn hướng dẫn Yêu cầu thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đối với phải kết hợp hài hòa với mặt nước, với môi trường xung quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú: tuyến, điểm, diện hoặc mảng và hướng dẫn chi tiết về mặt thiết kế kỹ thuật và chọn chủng loại cây xanh cho từng loại đối tượng công viên cây xanh. Tổng quan và chi tiết thì QCVN 01:2021/BXD và TCVN 9257:2012 đã hướng dẫn rõ ràng về công tác quy hoạch và thiết kế kỹ thuật liên quan đến cây xanh cho đô thị và nông thôn. Các thông số trong TCVN 9257:2012 về tỷ lệ cây xanh trên đầu người hay qui mô công viên cây xanh vượt. Số liệu về cây xanh tại một số đô thị lớn ở Việt Nam Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (2017), hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25 m2, nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới. Qua thu thập thông tin, số liệu về tỷ lệ mật độ cây xanh một số thành phố tại Việt Nam như sau: (a) Tại TP Hà Nội hiện nay tỷ lệ gần 2 m2/người và quy hoạch 2050 phấn đấu đạt 10-15 m2/người (*) tạp chí môi trường và đô thị số 142/tháng 6/2021. (b) TP. Hải Phòng, năm 2020 tỷ lệ mật độ cây xanh là 5,5 m2/ người, theo Đề án xây dựng công viên cấp thành phố 2021-2025 sẽ tăng mật độ cây xanh lên 10 m2/người. (c) TP Huế, vào năm 2013 mật độ cây xanh đạt tỷ lệ 14,8m2/người. Nếu tính cả diện tích thảm cỏ, sông nước, rừng cảnh quan thì mật độ cây xanh đạt đến 20 m2/người. Đến năm 2016, theo báo cáo của UBND TP. Huế, mật đô cây xanh đạt 12,9 m2/người. Từ 2016 đến nay do ảnh hưởng thiên tai số lượng cây xanh ngã đổ tương đối nhiều nên tỷ lệ mật độ cây xanh có giảm xuống. (d) Tại TP. Đà Nẵng tổng hiện trạng hai công viên lớn nhất thành phố khoảng 17ha, chưa kể công viên nhỏ xen kẻ trong cụm dân cư. Tỷ lệ năm 2010 là 5 m2/ người, đến 2019 đạt 7,51 m2/ người và quy hoạch đến 2045 đặt 8,9 m2/người; (e) Tại TP Hồ Chí Minh, tổng diện tích quy hoạch công viên là 11.500 ha, số liệu thực tế hiện nay 510ha (không bao gồm rừng tại huyện Cần Giờ) tỷ lệ 0,58 m2/người, tính trên số dân sinh học; Tại hội thảo quốc tế về quy hoạch và phát triển công viên, cây xanh, chiếu sáng các quận nội thành (năm 2019) TP Hồ Chí Minh có hơn 10 triệu dân mà chỉ khoảng 102.000 cây. Theo Quyết định 24/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, chỉ tiêu cây xanh công cộng tại thành phố chỉ đạt mức bình quân là 1,6 m2/người, tổng diện tích cây xanh theo quy hoạch được duyệt trên toàn thành phố khoảng 6.259ha, tỷ lê 6,3 m2/người. Cụ thể, theo phê duyệt của Thủ tướng, quy hoạch khu vực nội thành hiện hữu sẽ có đất cây xanh 2,4 m2/người, đất công trình công cộng 2,9 m2/người; khu vực nội thành phát triển mới có đất cây xanh 7,1 m2 /người, đất công trình công cộng 4,6 m2/người; khu vực đô thị tại các huyện ngoại thành đất cây xanh 12 m2/người, đất công trình công cộng 5 m2/người. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phủ kín quy hoạch, các đồ án quy hoạch phân khu hầu như không lưu ý đến các chỉ tiêu theo 3 khu vực trên mà chỉ căn cứ theo quy hoạch chung của quận huyện, dẫn đến các chỉ tiêu chung không thể đảm bảo. Đặc biệt, khu vực nội thành phát triển mới, các chỉ tiêu đất cây xanh, công trình công cộng đều không đạt, đất cây xanh đa số là không đủ, chỉ đạt 5-6 m2/người. (**) Tham khảo số liệu bài viết Các giải pháp phát triển công viên cây xanh tại TP. Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Đình Kháng (đăng ngày 23.01.2018 trên website báo Nhân Dân điện tử). (e) TP Cần Thơ vào năm 2018 tỷ lệ bình quân khoảng 6-8 m2/người, chiếm 9,4% đất dân dụng, thepo quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì quy hoạch cây xanh tỷ lệ 12-15 m2 / người. Tỷ lệ cây xanh tại một số đô thị trên thế giới Được khảo sát qua 60 quốc gia và 70 thành phố trên khắp thế giới, Dual Citizen LLC - một tổ chức tư vấn và phát triển cộng đồng công bố kết quả các thành phố thuốc quốc gia Bắc Âu cùng với New York và Canada được xếp hạng những đô thị có tỷ lệ cây xanh lớn nhất như Copenhagen, Amsterdam, Stockholm, London, New York. Berlin, Helsinki, Oslo….Thống kê tỷ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích hành chính khu vực cũng có giá trị số liệu rất lớn: Detroit (23% diện tích là cây xanh) New York (21% diện tích là cây xanh) Baltimore (27% diện tích là cây xanh) Portland (32% diện tích là cây xanh) Tampa (32% diện tích là cây xanh) Washington DC (36% diện tích là cây xanh) Austin (37% diện tích là cây xanh) Pittsburgh (42% diện tích là cây xanh). Một kết quả nghiên cứu khác về tỷ lệ mật độ cây xanh trên đầu người cho thấy: Singapore (30,3 m2/người) dân số 5,5 triệu người, có đến 2 triệu cây xanh, Seoul (41 m2/người), Berlin (50 m2 /người) Moscow (44 m2/người), Paris (25 m2 /người). 3. Các khó khăn, các mặt tồn tại trong bảo quản và xây dựng phát triển mảng xanh tại các đô thị Việt Nam Khía cạnh quy hoạch: Chất lượng các đồ án quy hoạch chung và riêng liên quan đến phát triển mảng xanh, cây xanh còn mang hình thức tổng quan, chưa cụ thể rõ ràng, quỹ đất dành cho công viên cây xanh trong quy hoạch thường được chọn tại khu đất ít tiềm năng khai thác sử dụng cho mục đích khai thác thương mại nên kéo theo việc đầu tư xây dựng sau quy hoạch bị chậm hoặc không triển khai, giảm tính khả thi trong đầu tư. Ngoài ra quy hoạch đất dành cho công viên cây xanh (VCCX) còn xem nhẹ trong các dự án kinh doanh bất động sản từ qui mô tỷ lệ bám theo tiêu chí tối thiểu và việc thiếu nhất quán nên việc đề xuất điều chỉnh quy hoạch liên tục cấp địa phương quận huyện cũng làm giảm diện tích qui mô hay vị trí của CVCX. Trong quản lý xây dựng: Do hình thức và mức phạt trong quản lý xây dựng chưa đủ sức chế tài hay răng đe các chủ đầu tư bất động sản, khả năng chấp nhận chịu nộp phạt để thay đổi giảm qui mô diện tích đầu tư mảng xanh, chuyển đất sang đầu tư dịch vụ hoặc đất thương mại, đất ở. Đặc biệt chủ dự án chỉ tập trung vào hạng mục kinh doanh, còn hạng mục CVCX đầu tư chậm, đầu tư chiếu lệ trồng cây thưa hoặc cây không đạt theo TCVN 9257:2012 hoặc đình trệ đầu tư các CVCX tập trung qui mô lớn trong khu vực dự án. Một số chủ dự án được giao đất hoạt động công nghiệp, trong đó có qui hoạch CVCX, nhưng đồ án qui hoạch không chi tiết cây xanh đạt tiêu chí gì và sự e ngại tốn phí bảo dưỡng hằng năm nên chủ đầu tư bỏ trống cho cỏ mọc, hoặc chỉ trồng cỏ cho giảm chi phí tối đa…sau một thời gian các bãi cỏ biến tướng thành kho bãi hàng ngoài trời và bãi đậu xe và diện tích mảng xanh bị thu hẹp hoặc biến dạng sang hình thức khác mà cơ quan quản lýsau qui hoạch không kịp thời phát hiện. Quản lý hành chính địa phương: Lực lượng quản lý mỏng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ và thiếu chuyên môn sâu về CVCX nên có những hạn chế nhất định trong công tác bảo tồn, bảo vệ qui mô diện tích hiện trạng và đề xuất phát triển nhanh CVCX đạt tiêu chí theo qui hoạch đề ra trong lộ trình thực hiện. Công tác đào tạo và sử dụng lao động chuyên ngành CVCX: Theo danh sách ngành nghề tuyển sinh đào tạo các bậc từ trung cấp đến sau đại học tại Việt Nam vào 2021 thì trong đó có 06 nhóm mã ngành chuyên đào tạo có liên quan đến CVCX từ qui hoạch, kiến trúc cảnh quan, nuôi trồng, bảo dưỡng, quản lý về rừng và cây xanh…Nhìn chung đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự chênh lệch lớn trong sử dụng lao động lĩnh vực này là phần lớn những lao động được đào tạo chuyên môn bài bản thì chủ yếu hoạt động tại các cơ sở sản xuất và dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ cây xanh đô thị. Trong khi đó những người góp phần quyết định tạo chiến lược hay mục tiêu trong qui hoạch, đầu tư phát triển cây xanh tại một địa phương lại rất hiếm người có chuyên môn chính về CVCX mà chỉ là gần ngành hoặc trái ngành chịu trách nhiệm này nên có phần giới hạn trong việc đề ra các phương hướng, kế hoạch mang tính phù hợp cao, tính khả thi cao trong đầu tư, quản lý bảo tồn, phát triển CVCX. Công tác tuyên truyền vận động cộng đồng bảo vệ và đầu tư phát triển CVCX: Hiện còn quá nhiều hạn chế, chủ yếu phong trào mang tính hình thức, chưa thể hiện tính thiết thực, tính bền vững chiều sâu…các thông tin cần thiết về lợi ích cụ thể về cây xanh và các thông tin qui hoạch hay tiêu chuẩn tỷ lệ phát triển cây xanh chưa có hình ảnh tuyền truyền rộng rãi và tạo ấn tượng với cộng đồng. Đa số cộng đồng chỉ xem cây xanh là lợi ích thứ cấp hoặc nhu cầu xa xỉ trong đời sống. Rào cảng trong đầu tư, vận hành, khai thác: Do công tác qui hoạch thường đi sau và chậm công bố nên rất nhiều khu vực qui hoạch CVCX là khu dân cư hiện hữu hoặc khu vực xen kẻ trong chỉnh trang đô thị, việc giải tỏa, đền bù, đầu tư rất khó khăn về tài chính thực hiện. Hoạt động CVCX không tạo lợi nhuận kinh tế trực tiếp mà tốn nhiều ngân sách duy trì bảo dưỡng nên việc đầu tư chưa quyết liệt và quan tâm đúng mức. Các chính sách về khai thác CVCX còn gò bó, hạn hẹp tiềm năng khai thác, nhiêu khê thủ tục nên chưa thu hút được tư nhân tham gia vào đầu tư phát triển, kể cả hình thức xã hội hóa. 4. Đề xuất các mô hình và giải pháp phát triển mảng xanh đô thị 4.1. Thống nhất quan điểm về phát triển bền vững mảng xanh đô thị trong quy hoạch và đầu tư 1) Cây xanh góp phần đáng kể trong việc giảm các tác động và mức độ thiệt hại cho cộng đồng do biến đổi khí hậu toàn cầu. 2) Mật độ hay tỷ lệ phủ cây xanh là tiêu chí góp phần xây dựng thành công thương hiệu của địa phương/quốc gia. 3) Cây xanh, thảm xanh với không gian mặt nước là yếu tố chính trong việc thay đổi điều kiện môi trường khí hậu theo hướng có lợi cho cuộc sống, sức khỏe, tinh thần của cộng đồng để tiến đến mục tiêu đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị phát thải zero. 4) Cây xanh, mảng xanh nhân tạo mang lại nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp tại khu vực đô thị, đầu tư CVCX sẽ có lợi ích kinh tế tiềm tàng, có chi phí dòng đời thấp hơn, dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với công tác đầu tư các công trình hạng mục khắc để cải thiện chất lượng môi trường và hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. 5) Phấn đấu đầu tư và quản lý các loại hình CVCX tại đơn vị ở đạt mật độ tối thiểu 10m2/người và tỷ lệ phủ chiếm tối thiểu 20% diện tích hành chánh cấp đô thị. Xem mật độ và tỷ lệ CVCX là tiêu chí đánh giá năng lực quản lý hành chính công tại địa phương. 6) Khuyến khích mọi cá nhân và tổ chức tham gia vào đầu tư xây dựng, khai thác CVCX đa dạng hình thức, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa đầu tư và quản lý. 7) Hoàn thiện các văn bản pháp luật để đạt mục tiêu quản lý và mục đích tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển, giáo dục đào tạo, quản lý, khai thác CVCX và không gian mặt nước tại các đô thị. 4.2.Các giải pháp 1) Nhóm giải pháp về chính sách a) Điều chỉnh các QCVN và TCVN về giá trị tỷ lệ hay mật độ cây xanh theo xu hướng BVMT trong việc cân bằng hấp thụ CO2 và tạo O2 so với số lượng dân cư qui hoạch tổng thể và qui hoạch đơn vị ở. b) Mô hình tổ chức quản lý thống nhất CVCX cấp địa phương. Cần chuẩn hóa mô hình tổ chức quản lý theo hệ thống có tính thống nhất bằng qui chế, quy định cụ thể trong phân cấp và vai trò trách nhiệm trong quản lý và phát triển cây xanh, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thám vào quản lý từng cây xanh và thảm xanh, có báo cáo thống kê hiện trạng qui mô, số lượng hằng năm nhằm minh chứng cho các qui đổi trong các hệ số xem xét đến sự góp phần vào các đánh giá kinh tế, xã hội, môi trường. d) Rà soát và điều chỉnh các văn bản dưới luật nhằm đảo bảo các dự án qui hoạch hay dự án đầu tư phải cung cấp rõ trong thuyết minh về qui mô và tính chất kỹ thuật của thành phần CVCX tại mỗi đồ án, tránh việc đầu tư cho có mảng xanh nhưng không mang lại hiệu quả tối đa hay đáp ứng điều kiện BVMT do mảng xanh tạo ra. e) Hạn chế hoặc nghiêm cấm điều chỉnh tỷ lệ hay mật độ CVCX trong điều chỉnh quy hoạch cục bộ tại địa phương cấp phường, cấp đơn vị ở. f) Pháp luật phải có tính nghiêm minh, chặt chẻ và răng đe để buộc các chủ đầu tư tuân thủ phê duyệt dự án trong đầu tư, bảo vệ và bảo dưỡng CVCX, kể cả qui trách nhiệm quản lý địa bàn đối với các tổ chức liên quan. g) Chính sách tạo điều kiện, khuyến khích cho chủ đầu tư tích cực trong phát triển CVCX của dự án, khuyến khích các thành phần khác tham gia xã hội hóa phát triển, khai thác, bảo dưỡng CVXC công cộng thông qua: Cho vay vốn ưu đãi, cho khai thác dịch vụ phù hợp loại hình giải trí thương mại và thể thao, cho thực hiện dịch vụ quảng cáo, nhà sách, thư viện sách, thực hiện khai thác không gian ngầm, cung ứng dịch vụ về mặt bằng ngắn hạn, dịch vụ gửi xe thô sơ cho các tuyến giao thông công cộng…mục đích tạo nguồn thu hợp lệ cho người đầu tư thu hồi vốn và ổn định cho chi phí duy tu bảo dưỡng CVCX trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật và đôi bên cùng đạt mục tiêu. h) Chuẩn hóa về chính sách bảo hiểm cho người bị thiệt hại tính mạng và tài sản do sự cố do cây xanh gây ra trong điều kiện chủ quan và khách quan. i) Ứng dụng CNTT trong việc quản lý, trong thống kê, trong kiểm kê tài sản, là cơ sở dữ liệu quan trọng trong các báo cáo định kỳ hằng năm về số liệu CVCX và số liệu phục vụ cho việc đánh giá các tiêu chí phát thải, tiêu chí đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị phát thải zero… j) Chính sách khen thưởng hay qui đổi theo cơ chế CDM, cơ chế hỗ trợ tài chính để động viên các tổ chức, cá nhân đã phát triển CVCX vượt tiêu chí kỹ thuật yêu cầu hay khả năng hấp thụ CO2 hằng năm của CVCX để qui ra mức chi tài chính cho công sức đầu tư, bảo dưỡng, thay vì dòng tiền này chi cho việc đầu tư kỹ thuật nhân tạo xử lý khí thải nhà kín. 2) Nhóm giải pháp công trình a) Đầu tư phát triển CVCX cân đối với các đầu tư phát triển đô thị, đặc biệt tương xứng với lĩnh vực hạ tầng khác, giữ vững tiêu chí diện tích, mật độ theo các đồ án qui hoạch phê duyệt. b) Đối với cây xanh theo tuyến giao thông đã đúng mặt cắt qui hoạch cần trồng bổ sung/ thay thế cây theo đúng chủng loại; Đối với tuyến giao thông chưa đúng mặt cắt theo qui hoạch thì triển khai trồng cây xanh với hình thức vừa ươm giống, vừa tạo mảng xanh; Đối với tuyến giao thông nông thôn đã có qui hoạch lộ giới thì cắm mốc, tặng cây xanh giống, hướng dẫn trồng đúng mốc tuyến, vận động nhân dân trồng và chăm sóc, lồng ghép vào chương trình nông thôn mới. c) Tăng cường phát triển cây xanh theo TCVN 9257:2012 đối với các cơ sở giáo dục, các trụ sở hay khu hành chánh công, khu y tế, bệnh viện, bảo tàng… xem việc phát triển cây xanh cổ thụ là mục tiêu phấn đấu thành tích thi đua theo giai đoạn. d) Đối với các cơ sở tôn giáo: Miếu, Đình, Chùa, nhà Thờ, Nơi thờ tự, Nghĩa Trang…cần tư vấn kỹ thuật trồng, bảo dưỡng và hỗ trợ cây giống phù hợp vị trí và diện tích hiện hữu. e) Đối với các khu nông nghiệp, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải…trên đường nội bộ và hành lang cách ly cần tập trung phát triển các cây tầm cao để tăng diện tích mảng xanh tạo được và tạo không khí trong lành cho cộng đồng xung quanh. f) Đối với qui hoạch bến bãi đường bộ, đường thủy, đường sắc cần bổ sung vào quy định cho qui hoạch và đầu tư, buộc phải có cây xanh dạng tập trung theo cụm hoặc theo hành lang cách ly cộng đồng. g) Đối với các mái lài, bờ thềm của sông rạch sau khi chỉnh trang, gia cố chống sạc lở bằng cấu kiện cứng xong thì phải phục hồi bằng hành lang cây xanh phù hợp điều kiện tự nhiên sông rạch. 3) Nhóm giải pháp về bổ trợ tạo mảng xanh, tạo cảnh quan xanh a) Phối hợp giữa xử lý ô nhiễm và phát triển mảng xanh cảnh quan dọc tuyến kênh rạch - Đối với bờ mái mềm: Trồng và bảo vệ thảm cỏ tự nhiên hoặc nhân tạo theo mái bờ mềm, phần bán ngập cho trồng cây phù hợp Dừa nước, Bần, Tràm nước, Vẹt, Mái chèo, Đước, Ô Rô nước… Ảnh (st): Trồng cỏ và cây trên bờ mái mềm Ảnh (st): Bờ mái mềm vùng bán ngập nên trồng bổ sung tăng cường cây xanh: Dừa nước, Bần…. - Đối với bờ mái đã gia cố kiêng cố BTCT cứng (kè cứng mái lài, kè cứng mái đứng): Dọc theo đà kiềng mép bờ cao mái kè bố trí hành lang đất trống, theo chiều dài kè để trồng cây xanh hướng lên hoặc trồng loại dây leo theo hành lang phủ từ mép bờ cao xuống; Đối với các kè đã đầu tư đà kiên cố như trong hình thì gia công các dạng chậu, bố trí các chậu dọc theo đà, bên trong lan can thép hay gia cố chậu treo ngoài lan can, trồng cây xanh tầm thấp và dây leo phủ xuống, kết hợp bơm nước từ kênh rạch lên mô hình cây xanh cho mục đích tưới và xử lý nước kênh rạch bằng mô hình bãi lọc sinh học kết hợp thực vật. - Đối với mặt nước: Tạo các đảo nổi nhân tạo bằng vật liệu nhẹ - nổi kết hợp với thực vật nổi trên bề mặt. b) Phát triển mảng xanh mái nhà - Đối với mái nhà có cấu trúc kiên cố: có thể chống thấm mái, phủ vật liệu thấm giữ nước và vật liệu trồng cỏ: cỏ Nhung, cỏ Lông Heo, cỏ Đậu Phụng, cỏ Lan Chi.. - Đối với sân thượng: Mô hình tiểu cảnh, mô hình rau sạch, hoặc cây xanh tầm thấp 1-2m. c) Phát triển mảng xanh theo chiều đứng công trình Trồng mảng xanh theo ban công, lô gia đối với nhà đơn lẻ và tòa nhà công đồng 5. Kết luận a) Phát triển cây xanh tại đô thị và nông thôn là một nội dung mang tính chiến lược trong phát triển hạ tầng đô thị, ngoài ra mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho chính quyền và người dân trong phát triển kinh tế, xã hội, an toàn sức khỏe cộng đồng. b) Xây dựng mô hình tổ chức quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương cấp phường, hoàn chỉnh chính sách pháp luật trong quản lý nhằm bảo tồn phát triển cây xanh đúng tiêu chí kỹ thuật, đạt tiêu chí thời gian đặt ra. c) Qui hoạch và đặt ra nhiệm vụ phát triển xanh, mảng xanh, lấy làm tiêu chí xét thi đua, xét bình chọn danh hiệu cho địa phương trong ngắn hạn và dài hạn. 6. Tài liệu tham khảo 1. QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng; 2. TCVN 9257 : 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế; 3. Phạm Anh Dũng (Chủ biên), Lê Tiến Tâm, Giáo Trình Cây Xanh Đô Thị, NXB Xây Dựng. 4. Phạm Đức Nguyên, Công Trình Xanh & Các Giải Pháp Kiến Trúc Thiết Kế Công Trình Xanh, NXB Xây Dựng. 5. Phạm Anh Tuấn, Lê Khánh Ly, Báo cáo: Một Số Quan Điểm Về Quản Lý Cây Xanh Đô Thị, Đại học Lâm Nghiệp. 6. Một số trang web - https://baoxaydung.com.vn/do-thi-viet-nam-thieu-mau-xanh; - https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/do-thi-viet-nam-thieu-mau-xanh; - https://www.moitruongvadothi.vn/khoa-hoc-cong-nghe/nghien-cuu-trao-doi/thuc-trang-va-giai-phap-cay-xanh-do-thi; - https://qhkt.hochiminhcity.gov.vn/ban-tin-quy-hoach/tphcm-mo-rong-mang-xanh-do-thi; - http://hoisvcvn.org.vn/nhung-thanh-pho-nhieu-cay-xanh-nhat-the-gioi; - https://nhandan.vn/tin-chung1/tuan-thu-quy-hoach-de-phat-trien-mang-xanh-do-thi; - https://vnexpress.net/tp-hcm-can-theo-mo-hinh-do-thi-cao-tang-nhieu-mang-xanh; - https://cleanairday.vn/mo-hinh-trong-cay-xanh-da-tang-tan-buoc-dot-pha-ve-canh-quan. Ths Nguyễn Ngọc Thiệp Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh

    Tags mảng xanh đô thị cây xanh thảm xanh

    • Twitter
    Các tin khác

    Biến thân cây thanh long thành màng bọc thực phẩm thế hệ mới

    Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

    Tiềm năng của thảm cỏ biển Việt Nam trong hấp thụ carbon

    Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

    Đánh giá hiệu quả xử lý rơm trên đồng ruộng tới một số tính chất đất trong canh tác lúa hiện nay

    Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

    Việt Nam làm chủ công nghệ hấp khử trùng rác thải y tế

    Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

    Xem các tin đã đưa ngày:
    Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
    Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

    Từ khóa » Chỉ Tiêu Cây Xanh đô Thị