Một Số Giống Dê Quan Trọng ở Việt Nam
Theo ước lượng, hiện nay có khoảng 300 giống dê, trong đó đa số ở trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Phân loại giống dê dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Nguồn gốc, dạng và chiểu dài của tai: Sự phân loại này thể hiện chiều hướng tiến hóa và sự liên hệ đến môi trường sống của chúng. Các nhà động vật học có khuynh hướng theo chỉ tiêu này.
+ Sản phẩm: Các sản phẩm chính của dê là thịt, sữa và len.
+ Tầm vóc: Căn cứ trên thể trọng và chiều cao vai. Về tầm vóc dê được phân thành ba nhóm:
– Tầm vóc lớn: Cao vai lớn hơn 65 cm, cân nặng 20 – 63 kg, thường là giống kiêm đụng.
– Tầm trung bình: Cao vai 51 – 65 cm, cân nặng 19 – 37 kg, sản xuất sữa hay thịt.
– Tầm vóc nhỏ (dê lùn): Cao vai nhỏ hơn 50 cm, cân nặng 18 – 25 kg, chủ yếu sản xuất thịt, ở châu Phi.
Trong khuôn khổ giới hạn, chúng tôi xin giới thiệu một số Giống dê quan trọng:
1. Toggenburg
Nguồn gốc ở Thụy Sĩ, bộ lông có màu nâu từ đậm đến nhạt với hai vệt lông trắng ở mặt, viền lông trắng quanh tai, bốn chân và đùi trắng. Lông cỏ thể ngắn hay dài; có thể có sừng hay không có sừng. Tai nhỏ hướng ra ngoài và lên phía trên. Dê cái tốt có thể sản xuất 4,5 – 6,8 kg sữa/ngày lúc cao điểm, trung bình 860 kg sữa có 33 kg bơ trong một chu kỳ 10 tháng và một số dê kỷ lục dạt 1.800 kg sữa/chu kỳ. Trọng lượng trưởng thành con đực là 73 kg hay hơn, cao vai 84 cm và dê cái là 52 – 68 kg, cao vai 69 – 79 cm. Giống dê Toggenburg có tính hiền lành, thân thiện nên được nuôi phổ biến ở nhiều nước (Ảnh bìa 1).
2. Saanen
Nguồn gốc ở vùng núi của Thụy Sĩ, lông màu trắng hay kem nhạt, nhưng sắc lông trắng được ưa chuộng hơn. Bộ lông có thể ngắn hay dài. Tai thẳng đứng hướng về phía sau, có thể có hay không có sừng. Đây là Giống dê có tầm vóc lớn nhất của Thụy Sĩ có thể sản xuất đến 5,7-8 kg sữa/ngày vào lúc cao điểm. Trọng lượng trưởng thành con đực là 84 kg, cao vai 89 cm và dê cái là 62 kg, cao vai 76 cm. Dê Saanen có tầm vóc lớn, sản lượng sữa cao, đặc
tính cho sữa tốt, hiền lành, trầm lặng, dễ dạy nên dược nuôi phổ biến để sản xuất sữa. Giống dê này đã được nhập vào nước ta (Ảnh bìa 3).
3. Alpine
Nguồn gốc chưa rõ, có thể từ Pháp và Thụy Sĩ ở vùng núi Alpine. Sắc lông có nhiều màu với vệt lông màu đậm hơn ở sống lưng, mặt và phần thân sau, đôi khi tòan trắng trông giống như Saanen. Dê Alpine có ngoại hình đẹp vđi cổ thanh và dài, đầu lạnh lợi, lông ngắn, có hay không có sừng. Giống này có tầm vóc lớn có sản lượng sữa bình quân 1.020 kg với 38 kg bơ/chu kỳ 10 tháng. Trọng lượng trưỏng thành con đực là 77 kg, cao vai 86 – 102 cm và dê cái là 57 kg, cao vai 74 – 92 cm. Giống dê này đã được nhập vào và phát triển tốt ở nước ta.
4. Nubian
Phát triển ở Anh bởi sự lai tạo chủ yếu từ dê cái Thụy Sĩ với dê đực vùng Nubia ở Ai Cập và Ethiopia. Một số tài liệu cho rằng giống Nubian được lai tạo từ dê cái bản xứ của Anh với dê đực nhập từ Ấn Độ và từ Ai Cập nên thường được gọi là Anglo – Nubian. Giống này có mũi dài và cong; tai dài và sụp; mắt to và đậm; có hay không có sừng. Sắc lông có nhiều màu và thường có đốm, lông ngắn và thô. Sản lượng sữa bình quân 716 kg với 32 kg bơ/chu kỳ 10 tháng. Một số dê kỷ lục đạt đến 1.925 kg sữa/chu kỳ. Trọng lượng trưởng thành con đực là 80 kg, cao vai 90 cm; dê cái là 60 kg, cao vai 76 cm. Giống này có tầm vóc lớn và thích nghi với nhiều vùng khí hậu nhưng thích hợp hơn ở vùng có khí hậu ấm.
5. Barbari
Giống này được nuôi phổ biến ở Uttar Pradesh và Haryana ở Ấn Độ và Tây Pakistan. Dê có lông ngắn, màu trắng với các các đốm lông đỏ tách biệt; tai ngắn, có bầu vú và núm vú rất phát triển. Dê Barbari trưởng thành sinh dục sớm, thường sinh lứa đầu khoảng 16 tháng tuổi. Giống dê này thích hợp cho hướng nuôi giam nên dễ phát triển vùng chung quanh đô thị. Sản lượng sữa bình quân ở An Độ là 118 kg trong chu kỳ cho sữa 183 ngày. Cao vai trung bình 60 – 76 cm. Trọng lượng trưởng thành dê đực là 49 kg và dê cái là 35 kg. Giống dê này đã được nhập vào và phát triển tốt ở nước ta.
6. Jamnapari
Đây là giống dê cao và có tầm vóc lớn ở Ấn Độ. sắc lông không đồng nhất nhưng chủ yếu là màu đen hay nâu. Tai dài và cụp có thể dài đến 25 – 31 cm; sống mũi nhô cao. Giống dê này thích hợp cho hướng chăn thả hơn là nuôi giam. Jamnapari là giống dê kiêm dụng sữa thịt nhưng đang có xu hướng phát triển thành hướng chuyên sữa. Bầu vú và núm vú phát triển. Sản lượng sữa bình quân 1 – 3 kg/ngày, nhưng với tỉ lệ béo cao đến 5,2%. Cao vai từ 70 đến 100 cm với trọng lượng trưởng thành 65 – 75 kg. Giống dê này đang được phát triển nhanh ở vùng nhiệt đới nhất là ở Đông Nam Á, Tây Phi Châu. Giống dê này đã được nhập vào và phát triển tốt ở nước ta từ thời Pháp thuộc.
7. Beetal
Là giống dê quan trọng ở lục địa Ấn Độ, miền Tây Pakistan và Bangladesh. Đặc điểm của đê Beetal là sống mũi lồi và tai dài lòng thòng, lông màu đỏ, thường có đốm trắng; sừng xoắn hướng ra sau. Cao vai trung bình 84 – 94 cm, trọng lượng trưởng thành của dê đực là 65 kg và dê cái là 45 kg. Dê Beetal hơi nhỏ con hơn giống Jamnapari, nhưng chịu đựng kham khổ hơn, trưởng thành sinh dục chậm hơn; thường sinh lứa đầu lúc 20 – 22 tháng tuổi với trọng lượng sơ sinh khoảng 1 kg. Sản lượng sữa bình quân 200 kg trong một chu kỳ 208 ngày ở Ẩn Độ và một số cá thể tốt có thể đạt 4,5 kg sữa/ngày vào lúc cao điểm (Anh bìa 3).
8. Angora
Là giống dê chuyên cho lông với len Mohair có giá trị rất cao và nổi tiếng. Giống này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ thứ 13. Có sản lượng len 1,5-3 kg/năm một số dê tốt có thể cho trên 5 kg với chiều dài đến 25 cm. Dê Angola có sừng cong hướng ra hai bên và ra phía sau. Dê Angora thường dễ bị xảy thai không truyền nhiễm do sự trao đổi chất trong sản xuất len. Giống dê này cò cao vai trung bình 54 – 60 cm.
9. Boer
Có nguồn gốc từ Nam Phi nên có tên khác là Airicander và có ba dòng à châu Phi:
– Dòng thông dụng: có tầm vóc trung bình với bộ lông ngắn và dày có màu trắng với đốm nâu trên vùng lông đỏ nâu ở cổ và mặt.
– Dòng lông dài có tầm vóc lớn hơn và trưởng thành sinh dục chậm hơn.
– Dòng không sừng, lông có nhiều màu và có hướng chuyên sữa.
Như vậy dê Boer là giống có thể sử dụng để sản xuất sữa, thịt và da. Sản lượng sữa bình quân 180 kg trong chu kỳ cho sữa 120 ngày nhưng với tỉ lệ béo cao đến 5,6%.
Giống dê Boer được tuyển chọn vè cải thiện thành công’ trong thập niên gần đây ở Mỹ với kết quả là một giống dê Boer chuyên thịt có sắc lông màu trắng với vành lông đỏ và nâu ở cổ và đầu, Sống mũi nhô cao, sừng nổi rõ và tai rộng và sụp. Do cải thiện về di truyền nên dê Boer có bộ xương vững chắc và hệ cơ bắp phát triển, có sức sinh sản tốt, hơn 50% sinh đôi và 7% sinh ba đã được ghi nhận. Giống dê này thích hợp với khẩu phần thức ăn tinh cao, tuy nhiên vẫn có thể chăn thả được. Hoạt động sinh đục dạt đến đỉnh cao vào mùa thu. Giống dê Boer chuyên thịt có trọng lượng trưởng thành ỏ con đực có thể đạt đến 160 kg và ỗ con cái là 115 kg. Tỉ lệ thịt xẻ có thể đạt trên 55% và nếu được nuôi đường tốt có thể hạ thịt lúc 6-8 tháng tuổi đạt trọng lượng khoảng 80 kg. Giống dê này đang được phát triển nhanh ò nhiều vùng như Bắc Mỹ do thịt có ít mỡ và trong mờ có ít acid béo bão hòa và cholesterol so với bò và cừu. Giống dê này vừa được nhập vào nước ta từ Mỹ (Ảnh bìa 3).
10. Dê cỏ
Là giống dê địa phương đã phát triển lâu đời ở nước ta. Bộ lông có nhiều màu sắc, đa dạng. Theo các cuộc điều tra tại Thuận Hải và Long An đã cho thấy 30% lông trắng đốm nâu, 1,5% lông trắng, 3,5% lông trắng đốm đen, 25% lông đen và 40% có cả ba màu. Lông thô, sừng nhọn đưa về phía sau, tai nhỏ và đứng, đầu cổ thanh, chân thon nhỏ, thân hình gọn, bầu vú kém phát triển, đuôi ngắn; được nuôi để lấy thịt. Dê cỏ có tầm vóc nhỏ có trọng lượng trưởng thành 30 – 35 kg, cao vai 60 – 63 cm.
11. Dê bách thảo
Là giống dê kiêm dụng, do sự lai tạo giữa hai giống Beetal và Jamnapari do người Ấn và Hồi mang sang từ thời Pháp thuộc với dê cỏ. Dê bách thảo có thể có hay không có sừng, có sắc lông tương đối thuần nhất hơn dê cỏ: 60% lông đen và 40% lông đen đốm trắng. Lông dài và mượt, đa số có hai vệt lông trắng hay vàng chạy từ trán xuống má và viền trắng quanh tai, bốn chân trắng, sóng mũi nhỏ và cao, tai to và sụp, đầu thô và dài, bốn .chân cao, đuôi ngắn. Dê cái có bầu vú phát triển, núm vú to biểu hiện khả năng cho sữa tốt. Dê bách thảo có trọng lượng trưởng thành 39 – 45 kg và cao vai đạt 60 – 68 cm. Có một số dê đực Bách Thảo trưởng thành đạt 75 kg. Sản lượng sữa khoảng 150 kg trong chu kỳ 180 ngày, một số dê cái tốt có thể sản xuất trên 2,5 kg sữa/ngày vào lúc cao điểm.
⇒⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ để vững tin hơn trong quá trình chăn nuôi Dê của mình thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.
- Chia sẽ Facebook
- Tweet
- Pin
Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây
Bài viết liên quan:
Số lượng sự phân bố và tầm quan trọng của dê Tổng quan về Quorum sensing trong nuôi trồng thủy sản Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc dê đực giống Vị trí và tầm quan trọng của nghề nuôi thỏ Những thành tựu trong nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản ở Việt NamTừ khóa » Dê To Nhất Việt Nam
-
Các Giống Dê Phổ Biến Hiện Nay ở Việt Nam
-
Các Loại Giống Dê Nuôi Phổ Biến Tại VIỆT NAM
-
Trang Trại Nuôi Dê Lớn Nhất VIỆT NAM
-
7 Giống Dê được Chăn Nuôi Nhiều Nhất Tại Việt Nam
-
Các Giống Dê Tốt Nhất Hiện Nay, Mẹo Chọn Dê Giống Tốt Khi Mới ...
-
Top 6 Trang Trại Dê LỚN Nhất Việt Nam 2022
-
Một Số Giống Dê Hiện Có Tại Việt Nam
-
Top 10 Nơi Bán Dê Giống Uy Tín, Lớn Nhất Việt Nam 2022
-
Đệ Nhất Cộng Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá Trang Trại Nuôi Dê Boer Lớn Nhất Hà Tĩnh
-
Ngắm đàn Dê Trắng Tuyệt đẹp, Lớn Nhất Việt Nam - Báo Người Lao động
-
Một Số Giống Dê Nuôi Phổ Biến ở Nước Ta
-
Các Loại Dê Nuôi Lấy Thịt - ANT