Một Số Kỹ Thuật Quay Phim Cơ Bản

I: CÁC KHUNG HÌNH CƠ BẢN

1. Viễn cảnh: Bối cảnh rộng. Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy rõ.

2. Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.

3. Trung cảnh rộng : Người lấy quá nửa từ đầu gối.

4. Cận cảnh rộng : Người lấy từ ngực.

5. Đặc tả :Chi tiết người hay đồ vật. Từ cằm đến trán, miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh. Ví dụ :Mắt, miệng, chiếc nhẫn trên ngón tay…

6. Cảnh đôi

II: GÓC QUAY

Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan.

1. Góc ngang (vừa tầm mắt):Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính, nó cung cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2m đến 1.8m.

2. Góc cao:máy quay nhìn xuống sự vật

Máy quay nhìn xuống sự vật làm người xem cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay hạ thấp tầm quan trọng của nhân vật với con người hoặc sự vật xung quanh.

3. Góc thấp:máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật. Máy hất lên cho cảm giác thanh thoát, tôn trọng hoặc là để tạo kịch tính, đẩy nhanh diễn biến phim, thêm tầm cao và sức mạnh/ tầm ảnh hưởng của nhân vật.

III. MỘT SỐ THỦ THUẬT ĐỂ CÓ KHUNG HÌNH ĐẸP

1. Tư thế cầm máy: Hai chân dang ra ngang vai, hai tay cầm máy cho vững

Nếu có điểm tựa, bạn hãy tựa vào, như thân cây, tường, xe...

 

Hay để máy ở một nơi cân bằng được, trên bàn, tảng đá, hay trên chân máy.

Khi quay bạn nên cầm máy đứng, bạn có thể cân bằng hình ảnh bằng cách nhìn vào khung guide frame để có hình ảnh đẹp hơn.

Tránh để máy nghiêng, ngoại trừ bạn có ý định muốn thay đổi một chút hay đùa giỡn.

2. Cách để khung hình

Nếu bạn muốn mô tả độ lớn của mặt đất, biển... thì bạn nên để đường chân trời chiếm 2/3 khung hình.

Và ngược lại để thể hiện bầu trời rộng lớn thì

Quay Hoa, động vật:

IV: MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI QUAY

• Chọn chuẩn phim khi quay: Hiện nay có hai chuẩn thông dụng: SD và HD

• SD: SD NTSC và SD PAL

• HD: HD 720p và HD 1080p (NTSC: 30 khung hình/1s, PAL 25 khung hình/1s)

• Ngoài ra cũng có một số chuẩn khác như: VGA (640 x 480), QVGA (320 x 240)…

• Để đảm bảo chất lượng của Video thì ta nên chọn chuẩn có độ phân giải cao như VGA hoặc SD trở lên.

• Trước khi quay thì nên set tất cả các thiết bị quay phim về cùng 1 chuẩn để tiện trong quá trình dựng phim. Để phù hợp với tần số của điện lưới Việt Nam (50hz) thì ta nên chọn chuẩn SD PAL hoặc HD PAL.

Từ khóa » Cảnh đặc Tả Là Gì