Một Số Lưu ý Với Việc Vận Chuyển Hàng Hóa Nguy Hiểm Cần Biết
Nội Dung
- Một số lưu ý với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- 1. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng hóa có tính nguy hiểm
- 2. Quy định về xếp dỡ hàng nguy hiểm
- 3. Quy định đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- 4. Quy định về việc bảo đảm an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm
- 5. Trách nhiệm đối với người vận tải khi vận chuyển, chở hàng hóa nguy hiểm
- Một số loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển bạn cần biết
Tùy vào việc vận chuyển hàng hóa nào sẽ có những lưu ý khác nhau. Vậy đối với với hàng hóa nguy hiểm thì việc vận chuyển được diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex về quy trình cũng như một số lưu ý về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mà bạn cần biết nhé!
Một số lưu ý với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Điều kiện của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng hóa có tính nguy hiểm
– Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
– Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi.
2. Quy định về xếp dỡ hàng nguy hiểm
– Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của người gửi hàng.
– Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
– Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng.
Xem thêm: Depot là gì?
Top 10 cảng biển chứa Container lớn tại nước ta
3. Quy định đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
– Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
– Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.
– Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
– Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển.
– Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.
– Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Quy định về việc bảo đảm an toàn khi vận chuyển hàng nguy hiểm
– Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.
– Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.
– Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.
Xem thêm: Điều kiện CFR là gì?
5. Trách nhiệm đối với người vận tải khi vận chuyển, chở hàng hóa nguy hiểm
– Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
– Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.
– Chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
– Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.
Xem thêm: Hàng ký gửi là gì?
Một số loại hàng hóa nguy hiểm trong quá trình vận chuyển bạn cần biết
I . Class 1 – Explosives (Thuốc nổ) Bao gồm 6 phân nhóm nhỏ * Division 1.1 * Division 1.2 * Division 1.3 * Division 1.4 * Division 1.5 * Division 1.6 – Các phân nhóm này được phân chia theo mức độ nguy hiểm hay sức công phá của loại chất nổ đó, ví dụ khi nổ gây vỡ kính, khi nổ trong nhà thì gây sụp nhà đó, khi gây nổ nghe như tiếng pháo, … – Trong các phân nhóm loại này lại chia thành các nhóm nhỏ hơn, được đánh theo A, B, C, D, E, … ví dụ Division 1.1A, 1.4S, … vì có rất nhiều loại chất nổ. Nhưng rất may là hầu hết các loại chất nổ này đều bị cấm trên máy bay trở khách (Passenger Aircratf) và máy bay trở hàng (Cargo Aircraft) – hay còn gọi là Freighter, chỉ duy nhất có nhóm 1.4S (Đạn của súng bộ binh đấy) còn được 1 số hãng hàng không (Passenger Aircraft) chấp nhận, còn 1 số loại khác phải dùng Freighter.
II . Class 2 – Gases (Chất khí) Bao gồm 3 phân nhóm. * Division 2.1 – Flammable gas (Chất khí dễ cháy) Đó là bình gas ở nhà , bật lửa gas, … * Division 2.2 – Non-flammable, non-toxic gas (Chất khí không cháy, không độc) Bình oxy để thở * Division 2.3 – Toxic gas (Chất khí độc)
III . Class 3 – Flammable Liquid (Chất lỏng dễ cháy) Ví dụ như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo dính, …
VI. Class 4 – Flammable Solids; Self-reactive substances; and Desensitized Explosives Bao gồm 3 phân nhóm * Division 4.1 – Flammable Solids (Chất rắn dễ cháy) Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ, rất nguy hiểm, vì vậy phải có kiểm soát về nhiệt độ (temperature controlled). Hầu hết loại này bị cấm vận chuyển bằng máy bay. * Division 4.2 – Substances Liable to Spontaneous Combustion (Chất có khả năng tự bốc cháy) Ví dụ như phốt pho trắng: * Division 4.3 – Substances Which, in contact with water, emit flammable gases Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy
V. Class 5 – Oxidizing substances and Organic Peroxides Bao gồm 2 phân nhóm * Division 5.1 – Oxidizing substances (Chất oxi hoá) * Division 5.2 – Organic Peroxides (Chất hữu cơ có chứa oxi) Chất này cũng phải kiểm soát về nhiệt độ
VI. Class 6 – Toxic and Infectious substance Bao gồm 2 phân nhóm * Division 6.1 – Toxic (Chất độc) Ví dụ như các loại thuốc trừ sâu * Division 6.2 – Infectious substance (Chất lây nhiễm) Các loại virus gây bện với con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm, …
VII. Class 7 – Radioactive Material (Chất phóng xạ) Bao gồm một số trang thiết bị y tế (máy chiếu, chụp, …) một số thiết bị trong ngành khai thác dầu khí, …
VIII. Class 8 – Corrosive (Chất ăn mòn) Bao gồm axit, ắc quy, pin, …
IX. Class 9 – Miscellanous Dangerous Goods Bao gồm tât cả các chất nguy hiểm khác ngoài 8 nhóm trên, ví dụ như đá khô (carbon dioxide – dry ice), ôtô, xe máy, đông cơ, ….
Aramex hi vọng bạn sẽ nhớ và ghi lại về những chú ý với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm để có thể tránh được những lỗi cũng như nguy hiểm không đáng có nhé. Hãy liên hệ ngay với Aramex để được hỗ trợ thêm nhiều thông tin chi tiết khác.
Rate this postTừ khóa » Hàng Dg Class 8
-
Phân Loại Hàng Nguy Hiểm Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế
-
Danh Mục Hàng Nguy Hiểm - Pata
-
9 Nhóm Hàng Hóa Nguy Hiểm IATA Cho Hàng Không
-
DG CARGO (HÀNG NGUY HIỂM) LÀ GÌ? DG CLASS, UN NUMBER ...
-
Tìm Hiểu Về Dangerous Goods - SF Express
-
Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm IMO DG - Ha Le Exim Training Center
-
Hàng Nguy Hiểm Tiềm ẩn Trong Giao Nhận Vận Tải Hàng Không - VILAS
-
CÁCH XÁC ĐỊNH PACKING GROUP CHO CLASS 3, DIVISION 6.1 ...
-
2011 - DANGEROUS GOODS
-
Vận Chuyển Hàng Nguy Hiểm! Quy Trình Xử Lý Hazardous Cargo
-
QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG NGUY HIỂM.
-
Quy định Về Hàng Nguy Hiểm Trong Vận Tải Hàng Không
-
[PDF] Mẫu Số 8 - Phụ Lục II BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM Dangerous ...