Vận Chuyển Hàng Nguy Hiểm! Quy Trình Xử Lý Hazardous Cargo

Hàng nguy hiểm là mặt hàng đặc biệt, cho nên quy trình xử lý hàng và vận chuyển hàng nguy hiểm có nhiều điểm khác so với các mặt hàng thông thường khác. Hôm nay hãy cùng Nguyên Đăng Việt Nam tìm hiểu nhé!

Hàng hóa Nguy hiểm là gì?

Hàng hóa nguy hiểm (DG cargo) là các mặt hàng có nguy cơ cao khi vận chuyển như cháy, nổ, độc hại, ăn mòn, phóng xạ,….

Có 9 nhóm mặt hàng được xếp là hàng nguy hiểm, chi tiết tham khảo bài viết: Hàng nguy hiểm là gì?

Quy trình xử lý hàng nguy hiểm

Kiểm tra MSDS

Việc kiểm tra MSDS (Material Safety Data Sheet) hay bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất cho ta biết được mặt hàng đó thuộc loại hàng nguy hiểm (class) gì?

Đã có trường hợp shipper tưởng hàng của mình là hàng hàng nguy hiểm nhưng sau khi kiểm tra MSDS thì lại là hàng thường (general cargo)

Nếu đã xác định đó chính là DG Cargo, ta cần làm rõ thông tin vận chuyển (Transport Information) rồi chuyển sang bước kế tiếp

  • Loại hàng nguy hiểm (class)
  • Số UN (UN number)
  • Nhóm đóng gói (Packing Group).

Xác định số lượng/khối lượng, loại bao bì và cách đóng gói theo quy định

Các quy định do các tổ chức quốc tế như IMO, IATA, FIATA cho mỗi phương thức vận chuyển được tạo ra nhằm đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa khi vận chuyển. Đặc biệt là với những lô hàng nguy hiểm

Việc xác định rõ khối lượng, quy cách đóng gói, bao bì phù hợp sẽ giúp các bạn lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với lô hàng của mình. Ngược lại, nếu bạn bắt buộc phải vận chuyển theo phương thức vận chuyển nào thì phải tuân theo các quy định về khối lượng, nhãn và quy cách đóng gói dành riêng mặt hàng nguy hiểm của bạn.

Ví dụ: lô hàng của bạn gồm 50 thùng sơn bằng nhựa, mỗi thùng 10 lít. Bạn muốn vận chuyển qua đường hàng không vì khách hàng rất gấp

Qua MSDS ta xác định đây là hàng nguy hiểm thuộc nhóm 3, Packing Group II, UN1263.

Theo quy định của hiệp hội vận tải hàng không thế giới IATA, nếu muốn vận chuyển mặt hàng sơn trên chuyến bay chở khách (passeger flight) thì

  • Mỗi thùng có thể tích tối đa là 5 lít
  • Phải có thêm bao bì bên ngoài theo tiêu chuẩn UN
  • Packing Group (ở đây là nhóm II).

Vì không thể đáp ứng nên lô hàng của bạn không thể đi trên chuyến bay chở khách ma phải vận chuyển qua chuyến bay chở hàng (cargo aircraft/freighter).

Chi phí cho thùng chuẩn UN khá đắt đỏ nên lựa chọn loại thùng phù hợp cũng quan trọng, tùy theo packing group (I, II III) mà chọn loại thùng nào phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.

Dán nhán

Việc dán nhãn chính xác cũng rất quan trọng vì nếu bạn dán nhãn sai, lô hàng có thể không được chấp nhận vận chuyển, không được thông quan và gây nguy hiểm cho người xử lý hàng hóa trực tiếp

Hàng hóa của bạn thuộc nhóm nào thì dán chính xác nhãn của nhóm ấy, nếu dán sai bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm

Có 2 loại nhãn là:

  • Nhãn nguy hiểm (Hazard label): hình thoi, thường được dán 2 mặt đối diện của thùng hàng
  • Nhãn khai thác (Handling label): hình chữ nhật hoặc hình vuông

Tờ khai hàng hóa nguy hiểm

Việc khai tờ khai hàng hóa nguy hiểm cũng rất quan trọng. Nếu khai sai, hàng hóa của bạn có thể không được vận chuyển.

Tờ khai hàng hóa Nguy hiểm là tài liệu duy nhất chứa tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa về:

  • Vessel/Voyage
  • Mô tả hàng hóa
  • khối lượng hàng nguy hiểm
  • UN No.
  • Hazard Class
  • Shipping name và technical name
  • Packaging Group
  • Loại và cách đóng gói
  • Số container mà những hàng hóa nguy hiểm này được đóng
  • Thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm trong trường hợp có rò rỉ hoặc sự cố về hàng nguy hiểm

Tờ khai này sẽ kèm theo cùng với bộ chứng từ của lô hàng và có thể được kiểm tra lại khi hàng đến điểm cuối cùng. Ngoài ba điểm lưu ý này, các bạn tiếp tục như quy trình xử lý hàng thông thường.

Vận chuyển hàng nguy hiểm tại Việt Nam

Chủ hàng và người vận chuyển hàng nguy hiểm đều phải tuân theo các “qui định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm” do Bộ giao thông vận tải ban hành.

Các yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển

1. Cảng khởi hành sau khi nhận giấy vận chuyển trong vòng 10 ngày phải duyệt và thông báo cho chủ hàng biết. Khi đã nhận vận chuyển thì phải thông báo thời gian và địa điểm xếp hàng cho chủ hàng biết và sau khi đã thoả thuận hợp đồng vận chuyển thì phải ưu tiên vận chuyển trước.

Nếu hàng hóa nguy hiểm phải qua cảng chuyển tải thì phải xin ý kiến của cảng chuyển tải.

2. Khi xếp hàng xuống tàu phải xếp theo đúng sơ đồ xếp hàng đã lập. Cảng khởi hành phải báo chính xác thời gian chủ hàng phải đưa hàng tới cảng, chậm nhất là trước 24 giờ khi chủ hàng đưa hàng tới cảng. Khi hàng tới cảng, công an cùng ban kiểm tra của cảng vụ tiến hành kiểm tra và chứng minh hàng hoá với nội dung bao gồm:

a) Tên hàng kê trong đơn vận chuyển;

b) Nhãn hiệu bao bì;

c) Khối lượng, chất lượng và qui cách bao bì;

d) Đối với hàng chưa có danh mục thì phải tiến hành kiểm định kĩ thuật, nhân viên làm công việc này phải có đủ phòng hộ lao động.

Sau khi kiểm tra xong, hàng phải được xếp ngay xuống tàu. Không được tập trung quá nhiều trên cầu tàu, những loại nguy hiểm lớn không quá 8 giờ, còn lại không quá 24 giờ.

3. Sau khi xếp hàng xuống tàu xong, phải điện báo ngay cho cảng mà tàu sẽ chở hàng tới biết. Khi nhận được tin hàng sẽ tới cảng, cảng này phải báo ngay cho người nhận hàng để chuẩn bị nhận hàng. Khi hàng đã tới cảng thì cảng phải yêu cầu người nhận hàng dỡ hàng ngay.

4. Khi xếp hay dỡ các loại hàng hóa nguy hiểm cấp 1 phải tiến hành ở nơi xa khu đông dân cư, khu công nghiệp, trường học. Nếu loại này có khối lượng quá ít hoặc là những loại ít nguy hiểm thì phải tiến hành xếp hay dỡ ở nơi xa của tàu lương thực, thực phẩm.

5. Hàng rất độc không được sang mạn ở vũng tàu, đặc biệt là ở các cảng sông.

Bạn đang tìm đơn vị Forwarder chuyên hàng nguy hiểm? Nguyên Đăng Việt Nam là đơn vị hàng đầu chuyên xử lý các mặt hàng khó này!

Liên hệ ngay để được tư vấn và báo giá hoàn toàn miễn phí!

——————————————

Nguyen Dang Viet Nam Co., ltd – First Class Freight Forwarder in VietnamAddress: Room 401, No 1, 329 alleys, Cau Giay Street, Cau Giay District, Hanoi, VietnamWebsite: https://nguyendang.net.vn/TEL: +84-24 7777 8468Member of networks: WWPC, GLA, FIATA, VLAFanpage English:https://www.facebook.com/VietnamfreightFWDGroup English:https://www.facebook.com/groups/nguyendang.net.vnFanpage Vietnamese:https://www.facebook.com/NguyenDangVietNam/Group Vietnamese:https://www.facebook.com/groups/thutuchaiquanvietnamTwitter: https://twitter.com/NguyenDangLogYoutube: http://www.youtube.com/c/NguyênĐăngViệtNam

Related

Từ khóa » Hàng Dg Class 8