Một Số Món ăn Không Nên Dùng Chung | Giải Trí

Có ai biết ăn trái bình bát với thanh long là chết hok???.Ad nghe người ta nói zậy... Sao trong list này ko có nhỉ..

qua to

(PLO) - Trong thời điểm nhiều nông dân và thương lái than khóc, sợ phá sản, sợ nợ nần vì giá thanh long rẻ mạt, bán như cho, tại vựa thanh long Tấn Hưng I (thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), thông tin “ăn thanh long trị hết bệnh tiểu đường” được lan truyền với tốc độ chóng mặt. Khổ chủ chỉ có thể “cười trừ” Thông tin thanh long trị hết bệnh tiểu đường lan nhanh đến tận TP.HCM, khiến nhiều người lăn tăn lo nghĩ. Một số người ăn thử. Thanh long ruột trắng không có tác dụng gì, nhưng thanh long ruột đỏ khiến lượng đường của các bệnh nhân đột ngột tăng vọt. Trong khi đó, tại ấp 2 xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, nhiều người dân vẫn ngơ ngác. Bà Tám Nhỏ - người được cho là nhân vật "ăn thanh long hết bệnh tiểu đường" đồng ý rằng bà có mắc bệnh tiểu đường hơn chục năm nay, có lúc định lượng đường máu huyết tương của bà tăng đến 380mg/dl. Bệnh gây biến chứng sang tim. Suốt ngần ấy thời gian điều trị, bà kết hợp uống thuốc tây với rất nhiều bài thuốc đông y khác nhau như dùng trái khổ qua đèo phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi nấu nước uống, hoặc nhai trái cau kiểng tươi, hoặc ăn cơm gạo lức với muối mè, uống 5 xị nước lã kết hợp xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong vòng 30 phút mỗi buổi sáng… Nghe những lời đồn đầy tính huyền thoại về mình, bà chỉ còn cách cười trừ: “Tôi đâu có ăn chay trường. Thanh long ruột trắng thì tôi ăn tối đa 2 lần/ tuần và mỗi lần chỉ 1 - 2 miếng nhỏ. Thanh long ruột đỏ tuyệt đối tôi không dám đụng tới, vì thèm ăn 1 miếng nhỏ bữa trước là bữa sau người mệt liền, đường tăng cao lắm”. Bà Tám kể, giai đoạn “ốm nhách, lọm thọm” của bà là do ăn gạo lức muối mè thay cơm, đường trong máu giảm chút ít nhưng sụt cân dữ dội. Có khoảng hơn 2 năm bà khỏe mạnh, không phải dùng thuốc tây là do kết hợp uống nước lã với xoa bụng theo chiều kim đồng hồ trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, bệnh chỉ tạm lui rồi lại tấn công trở lại với mức độ nặng hơn trước. Giờ đây, bà Tám phải uống thuốc đều đặn mỗi ngày, theo chỉ định của bác sĩ. Thanh long không phải là thuốc Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất-phân bón và môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng-nông hóa) và ông Phan Nghĩa Đại, chuyên viên cây ăn quả của Trung tâm Khuyến nông Long An: Trên thế giới chưa có bất kỳ tài liệu khoa học nào chứng minh trong trái thanh long có chứa hoạt chất điều trị hết bệnh tiểu đường. Chỉ có những lời khuyến khích nên ăn những loại trái cây như thanh long, bưởi, mận vì có tính lạnh, hàm lượng đường khá thấp, dễ chuyển hóa, thích hợp với người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thanh long còn chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa tốt, tránh được táo bón; giàu Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tránh những rối loạn hô hấp.
Hạt thanh long chứa các axit béo không bão hòa da như Omega-3, Omega-6 có tác dụng làm giảm Triglyceride giúp giảm nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, nếu người ăn không nhai kỹ hạt thì cơ thể cũng khó có cơ hội nhận được các axit béo này. Các vitamin nhóm B giúp giảm cholesterol và cải thiện làn da. Phytoalbumins và Lycopene (có nhiều trong thanh long ruột đỏ) có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Ngọc Thu (Viện Y dược học dân tộc TP.HCM) cũng khẳng định, không riêng thanh long, bất cứ trái cây nào cũng hỗ trợ tốt việc điều trị bệnh tiểu đường nếu nó không quá ngọt. Và hiện nay vẫn chưa hề có bất kỳ vị thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào được bào chế từ thanh long. Khi phát hiện bản thân có bệnh tiểu đường, người bệnh không nên nghe theo những lời khuyên thiếu cơ sở khoa học. Thay vào đó, nên đến gặp bác sĩ để nhận được những tư vấn tốt nhất về việc kết hợp thuốc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Vị thuốc quanh nhà: Bình bát

://www.th

Bình bát dầm đá đường là món ăn vặt của những đứa trẻ miệt quê, tuy dân dã nhưng cũng không ít công dụng. Cây bình bát (Annona reticulata L), hay còn gọi là cây nê thuộc họ na (Annonaceae), được gọi là “con vịt xấu xí” trong số các giống nổi bật của chi này.

Có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Nam Mexico, Brazil và Peru. Các dân tộc này sử dụng hầu như toàn bộ cây bình bát, trong đó nước sắc lá để trị bệnh giun sán hoặc giã nát đắp mụn nhọt, áp xe và loét.

Theo tờ Diet Health Club, trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm a xít tại các khớp xương.

Tính năng trị bệnh

Theo kinh nghiệm dân gian, trái bình bát chín ăn nhiều trị được bệnh khí hư (huyết trắng) ở phụ nữ, chứng thiếu máu.

Trái bình bát xanh có chứa nhiều tannin, được sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa tiêu chảy và bệnh lỵ. Vỏ cây giã nát dùng đắp quanh nướu răng để làm giảm nhức răng. Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.

Hột bình bát từ những trái già, giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu (không nên để nước bắn vào mắt), hoặc ngâm quần áo để trừ chí, rận. Ngoài ra, hột bình bát đốt thành tro, trộn với dầu dừa bôi chữa ghẻ rất hay. Nhưng lưu ý là tất cả các cách nói trên đều phải tham khảo ý kiến nhà chuyên môn khi áp dụng.

Ngoài cách dầm đá đường đơn giản thì người ta còn dùng nạc bình bát (bỏ hột) để làm kem lạnh. Cho 75 gr đường cát vào nồi nấu tan, bớt lửa để riu riu trong vòng 10 phút đến khi đường sệt lại thành si rô, bắc xuống để hơi nguội và cho vào nạc bình bát, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đổ vào khuôn, cho vào tủ đông khoảng hai tiếng đồng hồ. Mang ra ngoài dùng nĩa đánh tan, bỏ lại vào tủ đông cho đến khi cứng hẳn. Cũng có thể làm nước xốt bình bát ăn kèm với các món cà ri hay cá

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÊN PHÒNG TRÁNH KHI ĂN UỐNG.

1. Ăn thịt gà với lá chanh, sả ớt ngon nhưng nếu sau đó ăn tiếp thịt cầy sẽ bị đau bụng, nôn mửa, viêm ruột.

2. Ăn thịt dê với đậu hà lan, rau nhút sẽ vàng da, nám da.

3. Ăn lươn um với khoai tây hoặc táo sẽ gây tiêu chảy cấp.

4. Ăn thịt trâu tái giấm với rau sống, cải xà lách sẽ viêm kết đường ruột, giun sán.

5. Ăn thịt rùa kèm trứng gà, vịt, rau cải soong, rau đắng tàu sẽ chướng bụng, viêm mật dẫn đến tử vong.

6. Thịt trâu ăn với hoa hẹ, đậu hũ trắng, gừng sẽ thổ tả, kiết lỵ.

7. Ăn thịt rắn hổ đất, hổ mang, băm trên thớt gỗ me sẽ ngộ độc dẫn đến tử vong.

8. Ăn thịt cầy luộc với hành sống, cà pháo bị chảy máu cam, nhức đầu.

9. Ăn mỡ lợn với rau sống, cà sống sẽ bị kiết lỵ, tiêu chảy cấp.

10. Ăn gỏi cá sống kèm gan, lòng chó, gà sẽ bị đau bụng tháo dạ, dịứng da.

11. Ăn lòng, gan dê cùng tiêu sọ, hành tím sẽ nóng ruột, co thắt cuống dạ dày.

12. Ăn mật ong với khoai mì gây viêm ruột, viêm lá mía.

13. Ăn măng cụt với đường sẽ loãng máu, suy mạch tim.

14. Ăn cua hấp với vỏ cam, quýt, bí rợ, cà tím sẽ nổi mề đay, mẩn ngứa.

15. Lươn nấu canh bí rợ, bí đao sẽhoa mắt, đau đầu.

16. Ăn ốc bươu (thiếu gừng, lá gừng) với mì luộc, dưa chua, sò, hến cùng lúc sẽ nôn mửa, đau buốt bao tử.

Không nên pha sữa với mật ong. Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam quýt… nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ? Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé! Mật ong, sữa, sữa đậu nành? Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!

Gan lợn, giá, đậu nực cười? Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!

Thịt gà, kinh giới kỵ nhau? Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!

Thịt dê, ngộ độc do đâu? Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

Ba ba ăn với dền, sam Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!

Động kinh, chứng bệnh rành rành? Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!

Chuối hột ăn với mật, đường? Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!

Thịt gà, rau cải có câu? Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!

Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi? Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!

Cải thìa, thịt chó xào vô? Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!

Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh? Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!

Quả lê, thịt ngỗng thường thường? Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!

Đường đen pha sữa đậu nành? Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!

Thịt rắn, kị củ cải xào? Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!

Nôn mửa, bụng dạ không yên? Vì do hải sản ăn liền trái cây!

Cá chép, cam thảo, nhớ rằng? Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!

Nước chè, thịt chó no say? Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!

Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà? Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!

Khoai lang, hồng, mận ăn vô? Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!

Ai ơi, khi chưa dọn mâm? Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy! Giàu Vitamin C chớ có tham (1) Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!

Ăn gì? ăn với cái gì? Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng! Chẳng may ăn phải, vài giờ? Chúng tạo chất độc bảng A chết người! Quý nhau mời tiệc lẽ thường! Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!

1) Các loại thực phẩm giàu Vitamin C không được nấu, ăn cùng các loài nhuyễn thể.

Vì thiếu hiểu biết trong việc ẩm thực, một số trường hợp đáng tiếc đã xảy ra. Tết là dịp ăn uống, vui chơi, nhưng chúngta cũng cần một chút kiến thức ăn uống.

Theo các nhà chuyên môn, trong ẩm thực có nhiều món ăn không thể cùng lúc dùng chung với nhau được. Nếu thiếu hiểu biết, dùng các món này người ăn có thể đổ bệnh hoặc tử vong Ngày 1-4, bé T.V.H, 6 tháng tuổi, ngụ tại Long An, được đưa đến Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TPHCM trong trạng thái khó thở, tim có dấu hiệu ngừng đập, toàn thân tím tái. Nhờ các y-bác sĩ BV liên tục áp dụng những biện pháp hồi sức tích cực, bé mới thoát khỏi cơn nguy kịch. Củ dền pha sữa gây thiếu ô-xy Theo lời bà ngoại của bé V.H, khi được 3 tháng, H. có dấu hiệu ngán sữa mẹ. Để thay đổi khẩu vị cho bé, người nhà đã lấy nước củ dền pha với sữa cho bé uống vì nghĩ rằng cả 2 món đều bổ, uống vào rất tốt. Uống hỗn hợp nước này được 1 tháng thì bé có những dấu hiệu nói trên. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Trưởng Khoa Dinh dưỡng BV Nhi Đồng 1, nếu đến BV muộn, bé V.H có thể tử vong. Bác sĩ Hoa phân tích: Chất nitrat trong nước củ dền rất dễ kết hợp với hồng cầu của bệnh nhân, làm cản trở sự vận chuyển ô-xy trong cơ thể. Dùng lâu ngày trẻ sẽ bị thiếu ô-xy, tím tái, tính mạng bị đe dọa. Trước đây, mỗi ngày Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận không ít trường hợp như thế này, nhiều ca chuyển đến quá muộn nên không tránh khỏi tử vong. Tàu hũ dùng với mật ong: Cấm kỵ! Trái với trường hợp trên là câu chuyện đau lòng của chị N.N, ngụ tại ấp Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Do quên mua đường cát, chị lấy mật ong cho mẹ chồng ăn chung với tàu hũ. Ăn xong vài giờ, mẹ chồng chị than mệt, khó thở, một hồi sau thì hôn mê. Chuyển đi BV, giữa đường bà tử vong. Đến nay chị cũng không biết bà mất vì bị bệnh tim mạch sẵn có hay vì 2 món ăn kỵ nhau. Nhưng theo lương y Trần Khiết, giảng viên Đại học Y Dược TPHCM, nhiều khả năng do thức ăn gây ra. Ông nói: “Trong tàu hũ thường có thạch cao và trong mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu người đó có bệnh về tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong càng nhanh hơn”. Một số món ăn không nên dùng chung Thạc sĩ Đào Mỹ Thanh, Trưởng Khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, cho biết trên thực tế có nhiều thực phẩm mà người tiêu dùng không nên ăn chung vì dễ gây tác hại cho hệ tiêu hóa, tim mạch, dạ dày và tuyến giáp trạng. Cụ thể như sữa đậu nành và trứng gà, vì sữa có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà gây cản trở tiêu hóa làm khó tiêu, đầy bụng; sữa bò và nước hoa quả, vì nước hoa quả có tính axít làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu; củ cải trắng và các loại lê, táo, nho, vì ceton đồng có trong những loại trái này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh có trong củ cải khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ; khoai lang và quả hồng vì tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axít tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng gây viêm loét và chảy máu dạ dày; thịt chó và nước trà vì tanin trong nước trà tác dụng với proin trong thịt chó làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột, lúc này ruột tích tụ nhiều chất có hại dẫn đến táo bón, nguy cơ gây ra ung thư. Thạc sĩ Mỹ Thanh cũng lưu ý trong bữa ăn không nên uống nhiều nước có gas vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cụ thể là làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày. Bác sĩ Hoa đề nghị các bà mẹ không nên dùng nước rau quả pha chung với sữa cho trẻ uống vì về lâu dài sẽ bị bệnh Methemoglobin (một loại bệnh gây khó thở, tím tái và tử vong), và không cho trẻ ăn óc heo chung với trứng gà vì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu dễ bị tử vong do cao huyết áp.

Từ khóa » Trai Binh Bac Ky Voi Trai Gi