Một Số Nhóm Giải Pháp Phụ đạo Học Sinh Yếu Kém

BÁO CÁOMỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM VÀ CHỐNG TỤT BẬC

A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG, ĐỊA PHƯƠNG

.I. Thuận lợi :

1. Về địa phương :

- Tình hình kinh tế , xã hội, an ninh, quốc phòng địa phương ổn định và phát triển .

- Lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể quan tâm đến công tác giáo dục.

- Đa số phụ huynh chăm lo đến việc học tập cho con em mình. Công tác XHHGD tương đối tốt ,đã có nhiều thôn khai trương xây dựng Thôn văn hoá ; được công nhận thôn, làng Văn hoá.

2. Về Nhà trường.

- Có đủ số phòng học, phòng làm việc của cán bộ giáo viên. Cơ sở vật chất được mua sắm tu bổ, khuôn viên cảnh quan nhà trường được cải thiện. Môi trường sư phạm Xanh – Sạch - Đẹp.

- Nhà trường đã được công nhận trường Chuẩn quốc gia mức độ 1.

- Có nhiều năm liên tục đạt Tập thể lao đông tiên tiến.

- Đội ngũ CBQL và giáo viên đủ so với yêu cầu, 100% trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đa số các đồng chí nhiệt tình và có trách nhiệm cao.

- CBQL thống nhất cao, chỉ đạo kiên quyết,tập hợp được sức mạnh đội ngũ.

* Đội ngũ CBGV:

Nhà trường có 20 CBGV trong đó :

Quản lý : 2

Hành chính :1.

GV đặc thù : 3.

GV văn hoá : 14

- Chi bộ Nhà trường có 7 Đảng viên = 36,8 %

- Đội ngũ CBGV đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên.

* Về học sinh:

- Năm học 2010 - 2011 nhà trường có 309 em biên chế 10 lớp trong đó học sinh khuyết tật học hoà nhập 8 em, học sinh phải GDPC là 301 em.

- HS chăm ngoan, có ý thức, rèn luyện bản thân tham gia xây dựng đội sao. Biết bảo quản CSVC, chăm sóc bồn hoa cây cảnh và vệ sinh môi trường .

- HS có vươn lên về học tập, nề nếp, chất lượng chữ viết, chất lượng các môn học đã có nhiều chuyển biến.

II. KHÓ KHĂN

Là một địa phương thuần nông, mức kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, CSVC chưa đạt ngang tầm với yêu cầu trường Chuẩn quốc gia

. Phong trào giáo dục ở các thôn chưa đồng đều, một bộ phận nhỏ phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em.

III. HỌC SINH YẾU KÉM HIỆN NAY CỦA NHÀ TRƯỜNG.

Đầu năm học là: 48 em gồm học sinh yếu kém và chống tụt bậcThời điểm cuối tháng 10 tổng số học sinh yếu kém và chống tụt bậc là: 27 emTrong đó học sinh yếu kém là 20 em:

Chia ra ở từng khối :

Khối 1: 5 em

Khối 2: 3 em

Khối 3: 3 em

Khối 4: 4 em

Khối 5: 5 em

Học sinh yếu toán là: 13 emHọc sinh yếu tiếng việt: 07 em. Trong đó học sinh yếu đọc là: 0. Học sinh yếu viết là 7 em. Chủ yếu là viết sai lỗi chính tả.

B. Những giảI pháp khắc phục học sinh yếu kém và chống tụt bậc.

*Nhóm giải pháp 1: Đối với BGH

+ Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát phân học sinh ở từng khối lớp. Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó thôn, UBND xã có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này.

+ Trong các cuộc họp BTCbộ, các ngành ỡ xã đ/c HT thường xuyên báo cáo học sinh yếu kém ở các thôn để các đ/c nắm được và có hướng khắc phục.

+ BGH Có kế họach nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên để đáp ứng yêu cầu của từng vị trí công tác một cách tốt nhất

+ Gửi danh sách HSY kém về các thôn, kết hợp với hội khuyến học, hội phụ huynh học sinh để trao đổi như những học sinh học còn yếu.

+ Việc chọn giáo viên phụ đạo rất quan trọng vì có thể nói giáo viên là yếu tố quyết định về kết quả phụ đạo học sinh yếu. BGH chọn được những thầy cô tâm huyết, có kinh nghiệm dạy học sinh yếu, tận tụy với từng học sinh thì kết quả mới khả quan được.

+ BGH nhà trường thành lập ra 5 khối 5 lớp để dạy phụ đạo học sinh yếu kém với số buổi là 1 khối 1buổi/ tuần.

+ BGH nhà trường phải phối hợp thật tốt với các tổ chức đoàn thể và ban đại diện hội cha mẹ học sinh, đặc biệt là những phụ huynh có con em thuộc diện phải phụ đạo. Phải trao đổi, giải thích rõ cho cha mẹ học sinh hiểu được sức học cụ thể của con em họ, biết được sự lo lắng, quan tâm và trách nhiệm của nhà trường để phối hợp, tạo điều kiện cho con em mình đi học đầy đủ. Làm thế nào để họ thấy rằng việc phụ đạo là việc làm giúp đỡ những học sinh yếu kém không theo kịp bạn bè, không theo kịp chương trình học.

+ Nhà trường cần có những hình thức khen thưởng những học sinh tiến bộ như: có chế độ điểm thưởng cho học sinh tiến bộ, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên phụ đạo. ( Kinh phí cấp cho giáo viên dạy phụ đạo HSY kém 40.000đ/buổi.) + Đồng thời cần quan tâm theo dõi và đáp ứng nguyện vọng chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, photo bài học, bài tập… + Nếu gặp trường hợp học sinh yếu không chịu học, ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm cần phải tiếp xúc với phụ huynh học sinh để giải thích, thuyết phục. Học sinh học phụ đạo các lớp được miễn phí hoàn toàn.

+ Tổng hợp danh sách học sinh yếu theo khối lớp báo cáo UBND xã, BCH hội phụ huynh, Phòng GD. + Họp hội đồng sư phạm để tìm biện pháp tối ưu nhất khắc phục học sinh yếu. + Mời phụ huynh có học sinh yếu, BCH hội, đại diện UBND xã, các thôn trưởng, giáo viên có học sinh yếu, Tổ Khối Trưởng để bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội. ( 1 tháng/lần) + Duyệt kế hoạch giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu.

+ Sổ theo dõi HSY kếm, nhận xét đánh giá và nâng bậc hàng tháng ( sổ này phảI đồng nhất từ gv dạy phụ đạo HSY kém + Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo ở trường, ở nhà.

+ Giao ban GVCN và giáo viên phụ đạo học sinh yếu (2tuần/lần) + Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. + Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho học sinh, như sách vở, bút …. + Thường xuyên họp với BCH hội, UBND xã, thôn trưởng, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.

+ Hàng tháng chuyên môn phối hợp với tổ trưởng trực tiếp khảo sát HS yếu rồi tổng hợp đáng giá kết quả dạy của giáo viên được giao nhiệm vụ.

+ Chỉ đạo đoàn đội tổ chức phong trào “Đôi bạn cùng tiến” có phần thưởng cho HS yếu trong mỗi tháng. + Thường xuyên báo cáo cho Phòng GD về tiến độ chất lượng học sinh yếu. (theo lịch)

* Giải pháp 2: Đối với GV

+ Trên những giờ học chính khoá gvcn thường xuyên phân loại bài tập, kíên thức phù hợp với từng đối tượng học sinh.

+ GV luôn quan tâm đến học sinh yếu trong giờ dạy, hướng dẫn, động viên học sinh + Gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.

+ HSYK trời mưa hoặc vì một lí do nào đó mà không đi học được thì GV trường chúng tôi vào nhà lai ra trường để học

+ Có sổ theo dõi từng buổi dạy nhận xét đánh giá từng tuần của học sinb. + Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà (đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường, phụ huynh...) + Đối với giáo viên được phân công dạy phụ đạo HSYK trong tiết dạy giáo viên nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới.

+ Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.

+ GV phải thường xuyên chấm chữa bài và sửa lỗi cẩn thận đối với học sinh yếu + Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ. + Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ Khối Trưởng và giáo viên trong khối, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong khối góp ý bổ sung.

* Nhóm giải pháp 3: Đối với tổ trưởng chuyên môn-

Tập hợp danh sách học sinh yếu báo cáo Nhà trường. - Họp tổ khối để cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu. - Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu. - Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu. - Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường. - Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường (họp tổ khối) thì Tổ Khối Trưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu..

* Nhóm giải pháp 4: Đối với học sinh+ Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng. + Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. +Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.

+Tham gia đầy đủ các buổi học phụ đạo do nhà trường tổ chức .

+Thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến

* Nhóm giải pháp 5: Đối với BCH hội phụ huynh+

BCH hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục. + BCH hội có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho giáo viên, học sinh (nếu có).

+ BCH hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu, với giáo viên, với nhà trường. - Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần.

* Nhóm giải pháp 6: Đối với Trưởng thôn, UBND xã- Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó thôn, UBND xã có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này. - Cần có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn.

* Nhóm giải pháp 7: Công tác phối hợp các đoàn thể trong nhà trườn

Ngay từ đầu năm BGH nhà trường đã giao cho các đồng chí trong BCH Đoàn, Tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khóa gây hứng thú học tập cho học sinh

+ Đoàn đội đã phân công theo dõi những lớp có học sinh yếu xây dựng hình thức như: “Đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong công tác học tập, em giỏi hướng dẫn cho em yếu, em biết hướng dẫn cho em chưa biết với phương châm là: Không còn học sinh không biết đọc

+ Hàng tuần TPT đội tổng hợp và nêu gương những học có nhiều tiến bộ trong học tập

+ Có những phần thưởng cho học sinh học tập tiến bộ sđồng thời cũng động viên những em chưa cố gắng vươn lên trong học tập.+ Đánh giá xếp loại thi đua của lớp trên buổi chào cờ đầu tuần.

Nhắn tin cho tác giả Nguyễn Văn Ninh @ 22:47 30/11/2010 Số lượt xem: 19370 Số lượt thích: 6 người (Trần Thị Mỹ Trang, Nguyễn Trọng Dũng, Nguyễn Thị Liên, ...)

Từ khóa » Các Biện Pháp Phụ đạo Học Sinh Yếu ở Tiểu Học