SKKN Phụ đạo Học Sinh Yếu ở Tiểu Học - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Giáo dục học
SKKN phụ đạo học sinh yếu ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.42 KB, 13 trang )

SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họcPHẦN MỞ ĐẦU. I. Bối cảnh chọn đề tài: Năm học 2009 – 2010, trường TH Khánh Thạnh Tân 2 có số họcsinh (HS) yếu là: 21 em /5 khối. Lên lớp sau thi lại là: 10 em, còn lại 11 em là HSlưu ban. Đầu năm học 2010 - 2011 theo điều tra và báo cáo của các khối hiện có:63 HS học yếu rải đều các môn học tỉ lệ 17,5 % so tổng số học sinh toàn trườngtrong đó đã tính 4 HS thuộc dạng hòa nhập do chậm phát triển trí tuệ. Sau HộiNghị CBCNVC đầu năm, BGH chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạoHS yếu của trường, đứng trước thực tế khó khăn trên BGH chúng tôi hết sức lolắng về hiệu quả của công tác phụ đạo HS yếu. Nhưng “trong cái khó lại ló cáikhôn”. Bằng kinh nghiệm quản lí và giảng dạy nhiều năm, qua học hỏi từ đồngnghiệp chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi áp dụng thấy có hiệu quả trongviệc giáo dục HS yếu. Mong muốn được chia sẽ cùng giáo viên trường và cũngtạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếucủa trường thiết thực hơn. Chúng tôi đã tổ chức trình bày một số kinh nghiệm củamình với giáo viên và xin ý kiến đóng góp thêm của giáo viên về các giải pháp đãthực hiện thấy có hiệu quả. Sau đó tổng hợp viết thành sáng kiến kinh nghiệm đểgiáo viên trường tham khảo thêm. II. Lí do chọn đề tài: - Nhằm thực hiện đúng nội dung, tinh thần của cuộc vận động “Haikhông” mà đặc biệt là nội dung “không để HS ngồi nhầm lớp”, góp phần nâng caochất lượng giáo dục, giảm dần số HS yếu, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giaiđoạn hiện nay. - Trong thực tế giảng dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, lúngtúng trong phụ đạo HS yếu, do thiếu kinh nghiệm và thực hiện không đúng quytrình, hoặc quá nôn nóng muốn có ngay kết quả, nên thường thất bại hoặc đạt kếtquả không cao.1SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu học- Nhằm tập hợp kinh nghiệm, xây dựng quy trình phụ đạo, giúp giáo viên có định hướng và giải pháp phụ đạo tốt hơn, có hiệu quả hơn. Nhằm chia sẽcác kinh nghiệm giáo dục HS yếu với quý đồng nghiệp và tổng hợp nhiều hơn cácgiải pháp có thể áp dụng vào giảng dạy, tháo gở khó khăn trong công tác phụ đạoHS yếu trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng chính là lí do chúng tôi chọn đề tài nàyđể nghiên cứu. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp và quy trình tổ chức phụ đạoHS yếu các khối lớp từ 1 đến 5 trong nhà trường tiểu học. Đúc kết thành hệ thốngnhững kinh nghiệm dạy học đạt hiệu quả.IV. Mục đích nghiên cứu: Như đã nêu trên, mục đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ýkiến, nhiều giải pháp và kinh nghiệm, để chia sẽ, trao đổi nhằm thực hiện có chấtlượng hơn công tác phụ đạo HS yếu; Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụngmang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục HS yếu. Góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu ban. Thực hiện tốt “ Nói không vớihọc sinh ngồi nhầm lớp” , thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra.V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Thực ra nội dung đề tài là những kinh nghiệm dạy học đã thực hiện,được nghiên cứu một cách có hệ thống, có quy trình. Không mới nhưng đề tài cóý nghĩa thiết thực và mang tính thực tiển cao, đáp ứng được nhu cầu của giáo viêntrong giai đoạn giáo dục hiện nay. Nó giúp HS yếu tự tin, tự vươn lên trong họctập, biết tự đặt ra nhiệm vụ học tập và có khả năng tự học suốt đời.PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lí luận: - Việc HS học yếu là vấn đề đau đầu từ các cấp lãnh đạo cho đến giáoviên dạy lớp, nhiều giáo viên mất ăn mất ngủ để tìm được những giải pháp có thể2SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họcgiúp một HS yếu tiến bộ. Và cũng không có gì vui hơn khi nhìn thấy HS mình họctập ngày càng tiến bộ. - Qua nghiên cứu từ thực tiển và kinh nghiệm dạy học của giáo viênthời gian qua. Chúng ta tạm thời định nghĩa HS yếu như sau: *Thế nào là HS yếu?: Là những HS bằng kiến thức, kĩ năng, kinhnghiệm của bản thân mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên không tự giải quyếtđược những mâu thuẩn trước mắt để tự chiếm lĩnh tri thức của bài học, hoặc bịhụt hẫng, chậm chạp trong vận dụng các kiến thức kĩ năng cơ bản phải có ở HS đểgiải quyết một bài tập hay một yêu cầu được đặt ra trong quá trình dạy và học.II. Thực trạng: Xuất phát từ định nghĩa đã nêu chúng tôi có thể khẳng định trong bất kìlớp học nào ở bậc tiểu học cũng có HS học yếu. Với chương trình sách giáo khoavà quy định về chuẩn kiến thức kĩ năng mới hiện nay thì số HS còn hụt chuẩn làmột con số không nhỏ. * Thuận lợi: Công tác phụ đạo HS yếu trong nhà trường cũng có những thuận lợi nhấtđịnh đó là: - Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủcác buổi học phụ đạo. - Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt chocông tác phụ đạo, ngay đầu năm nhà trường đã có xây dựng kế hoạch phụ đạo HSyếu và được giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy. * Khó khăn: Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rấtkhó có thể giải quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên, cụthể là: - Học sinh: Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai, học vẹt không có khảnăng vận dụng kiến thức, nói chung các kĩ năng cơ bản: nghe -đọc –nói -viết của3SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họccác em chưa hoàn chỉnh. Không biết làm tính, yếu các kĩ năng tính toán cơ bản,cần thiết như (cộng, trừ nhân, chia). Khả năng phân tích, so sánh còn hạn chế. - Giáo viên: Chưa xác định được cách phụ đạo học sinh, chưa biết phải bắtđầu từ đâu, luôn lúng túng khi xây dựng nội dung phụ đạo, nên kết quả thườngkhông cao.Chính vì vậy công tác phụ đạo hiện nay luôn được các nhà trường và giáoviên đặc biệt quan tâm.III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Việc tổ chức phụ đạo phải được thực hiện có quy trình rõ rệt cụ thể, thựchiện theo các bước sau: 1. Bước 1: Xác định đối tượng: Dựa vào định nghĩa đã nêu giáoviên tiến hành kiểm tra khảo sát lựa chọn chính xác đối tượng: Cần chú ý có hailoại đối tượng là: Đối tượng mở rộng và đối tượng tập trung. * Đối tượng mở rộng: là đối tượng thuộc dạng học yếu trong một giai đoạn,một khoảng thời gian nhất định, với sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên những HSnày có khả năng tự thoát khỏi dạng học yếu trong một khoảng thời ngắn. * Đối tượng tập trung ( đối tượng chính): là những HS yếu thật sự không cókhả năng theo kịp kiến thức của bài học, hoặc bị hạn chế ở một hay nhiều kĩ năngcơ bản không có khả năng tự thực hiện yêu cầu của bài học. Số HS thuộc đốitượng này phải được giáo viên quan tâm giúp đỡ trong thời gian dài và xuyên suốttrong quá trình dạy học mới có thể hòa nhập được cùng các bạn. Nói cụ thể hơnlà giáo viên cần xác định kỹ hơn HS mình bị yếu ở điểm nào. Đây là bước hết sứcquan trọng để tiến hành các bước tiếp theo. 2. Bước 2: Tìm nguyên nhân: Từ việc đã xác định được đốitượng giáo viên phải tiến hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫnđến việc học yếu. Qua việc tìm hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế….Chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu của từng em. Đây là4SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họcbước quan trọng để có thể lựa chọn đúng giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn.Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc HS học yếu: . Do trí tuệ kém phát triển. . Do lơ là trong học tập. . Do bị hỏng một số kiến thức, kĩ năng cơ bản. . Do ham chơi, lười học. . Do không thích thầy cô. . Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút. . Do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn phảiphụ làm thêm với cha mẹ không có thời gian học ở nhà. . Do ảnh hưởng tâm lý. . Do ảnh hưởng từ bạn bè. . Do bị nghiện game, hoặc có một số sở thích khác…. Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạpnhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giáo dục phùhợp cho từng đối tượng mà chúng ta đã tìm được nguyên nhân. 3. Bước 3: Lựa chọn và ứng dụng các kinh nghiệm, giải phápgiáo dục HS. - Tất cả có 3 nhóm giải pháp chính, nhưng khi lựa chọn và áp dụng thì đó lại làsự đan xen, phối hợp, hổ trợ cho nhau tùy theo nguyên nhân dẫn đến học yếu củaHS. Chính vì vậy giải pháp là từ chính HS mà ra, tức là HS yếu gì? Nguyên nhântừ đâu mà ta đề ra giải pháp thích hợp. Do đó tìm đúng đặc điểm và nguyên nhândẫn đến học yếu, là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn các nhóm giải pháp khắcphục vấn đề học yếu của HS. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch chúng tôi đã tập hợp, lựa chọn và vậndụng các nhóm giải pháp sau để giáo dục HS yếu thấy có hiệu quả: 3.1 . Nhóm giải pháp kích thích thái độ học tập của HS:5SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu học Đây là nhóm giải pháp mang tính cơ bản và quan trọng nhất nó phù hợpvới hầu hết các đối tượng HS, do nhiều nguyên nhân yếu. Thực vậy trong quátrình giảng dạy mỗi giáo viên đều ý thức được rằng “Tác phong học tập có quyếtđịnh rất lớn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của HS.” * Tác phong học tập là gì?: Tác phong học tập là một hệ thống thái độ,hành vi của người học đối với một hoạt động, một hình thức tổ chức, một lờigiảng của người dạy trong quá trình dạy học và giáo dục. - Bằng câu chuyện, tấm gương hay một bài giáo dục hướng nghiệp, lời tâm sựchân tình của giáo viên làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học tập, cảmnhận được việc học là vinh quang, không phải là một nhiệm vụ quá khó khănphức tạp. - Xem trọng việc xây dựng nề nếp lớp và giáo dục đạo đức cho HS chính nềnếp lớp làm cho HS thấy việc học quan trọng hơn. Từ đó có đầy đủ ý chí, sự tậptrung cao độ cho việc học. Chính những tấm gương đạo đức, lễ nghĩa làm cho HSthấy được ý thức trách nhiệm của mình với lớp, với thầy cô, cha mẹ, gia đình vàmọi người về việc học của mình. - Sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí: Là con người, ai cũng thích đượckhen và cố gắng để xứng đáng với lời khen đó.Trong mỗi chúng ta ai cũng cónhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹpnhất và sâu sắc nhất. Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, làgiải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học tập của HS. Chúng tôi nhớ sách “Đắc nhân tâm” của Nguyễn Hiến Lê dịch có viết rằng: “Lời khen là lời nói đẹpnhất của loài người. Muốn thu phục nhân tâm thì lời khen ngợi tự đáy lòng là lờiđầu tiên khi muốn được lòng người khác hoặc muốn người khác nghe theo mình.”Đối với HS yếu cũng vậy, được khen đúng lúc, đúng chỗ, các em sẽ rất tự tin vàluôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng với lời khen của thầy cô. Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng lời khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đảmbảo phải xuất phát tự đáy lòng. Biết chọn vào đúng ngay sự cố gắng, đúng năng6SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họckhiếu, đúng ngay những tiến bộ mà HS vừa cố gắng đạt được, tránh lạm dụng lờikhen biến chúng thành lời nói bình thường và trở nên nhàm chán. Sự việc gì cũngkhen, một buổi học ai cũng được khen, khen như vậy không gây được xúc cảmvới HS, mà trái lại còn làm cho các em cảm thấy bình thường không phát huyđược khả năng của HS. - Tạo cho HS một vị trí, một chỗ đứng, một thành viên quan trọng của lớp:Thật vậy khi lớp học có một HS lười học hay nghỉ học để đi chơi. Hãy thử giaocho em này trách nhiệm mở cửa và bảo vệ tài sản của lớp với một câu nói: “ Thầyrất tin tưởng ở em và chỉ có em mới làm được việc này.” Quý thầy cô sẽ thấy kếtquả hơn cả sự mong đợi. Người lớn chúng ta cũng vậy, thật tuyệt vời nếu ta làmột thành viên quan trọng trong một tập thể hay một hoạt động có đông ngườinào đó. Chính vì vậy là giáo viên dạy lớp chúng ta phải chú ý tạo điều kiện chonhững HS yếu luôn cảm thấy mình là một thành viên rất quan trọng của lớp, đểcác em tự tin phát huy vai trò của mình và từ đó có ý thức học tập tốt hơn. 3.2. Nhóm giải pháp thực hiện ngay trên giờ dạy và giờtổ chức phụ đạo: Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa trực tiếp và xác thực trong quá trình phụđạo HS yếu. Như đã nói ở trên, muốn phụ đạo đạt hiệu quả phải tìm được nguyênnhân mới đưa ra được giải pháp cụ thể. Quá trình dạy học là quá trình đi từ cái HSđã có đến cái chúng ta muốn có ở HS. Nên việc đầu tiên là cần kiểm tra và xácđịnh HS đạt ở mức độ nào, đã có những kiến thức, kĩ năng nào, ta cần cung cấpnội dung cho HS ở mức độ là phù hợp với vùng phát triển gần trong tư duy củatrẻ. Chính vì vậy mà đôi khi ta chỉ cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng hếtsức cơ bản và sơ giảng về bài học nhất định cụ thể như: về Tiếng Việt chỉ cungcấp cho HS biết về nét, về âm, vần mặc dù các em đã học hơn một học kì lớp 1,hoặc đã lên lớp 2 mà HS chưa đọc được, hoặc dạy cộng trừ đơn giản không nhớkhi các em đã học đến lớp 3 mà chưa biết tính toán…. Tạo cho các em tâm lí thoải7SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họcmái nhẹ nhàng, các em không cảm thấy bị nặng nề khó hiểu, mà tự tin hơn trongviệc thực hiện nhiệm vụ học tập, từ đó có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. Trong giờ dạy hằng ngày trên lớp giáo viên phải thiết kế giáo án bằng hệthống câu hỏi hết sức rõ ràng, vừa sức với HS yếu; câu hỏi phải được chia nhỏđến mức HS yếu mà bằng kinh nghiệm của mình có thể trả lời được. Ngay tronggiờ học cần quan tâm HS yếu giúp các em cơ bản nắm được kiến thức và kĩ năngmới. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì vậy cần thiếtlập danh sách học sinh yếu phân loại. Kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếukhông nên dạy những vấn đề hoặc những kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiếnthức của lớp dưới. Thường xuyên tích hợp giáo dục các kĩ năng sống giúp các emcó ý thức học tập tốt hơn. Có nhiều hơn các kĩ năng sống cơ bản, để “đề kháng”tốt với các trò chơi và tệ nạn có hại, sống tốt hơn trong môi trường hoạt động củalứa tuổi. Người giáo viên còn phải chia sẽ với những em bị ảnh hưởng tâm lí từnguyên nhân gia đình. Nếu không thực hiện được như vậy thì HS yếu vẫn mãi mãilà HS yếu. 3.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượnggiáo dục: a/ Kết hợp với gia đình: - Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vìvậy giáo viên phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh những HSyếu để cùng thảo luận giải pháp giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể nên hướngdẫn cha mẹ HS cách dạy và nội dung dạy phù hợp; phụ huynh biết quản lí thờigian học ở nhà của các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi tránhđể HS tham gia chơi và nghiện game; yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho cácem tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốccon em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con trước khi đếntrường. b/ Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác: 8SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu học Trong nhà trường: giáo viên phải thường xuyên liên hệ và báocáo với ban giám hiệu để theo dõi và chỉ đạo kịp thời, trao đổi cùng tổ chuyênmôn, đồng thời phải phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể khác như Đội, Đoàn,Công đoàn… để cùng nhau tìm ra biện pháp giáo dục các em. Các lực lượng xã hội khác: Thường xuyên liên hệ chặt chẽvới chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hộikịp thời giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em an tâm học tập,tránh trường hợp bỏ học do học yếu và gia cảnh quá khó khăn. 4. Bước 4: Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm: Việc đánh giá năng lực học tập của HS là việc làm thường xuyên và liên tụcmà đặc biệt là đối với học sinh yếu còn phải thực hiện nhiều hơn. Chúng ta đánhgiá HS không phải chỉ để xếp loại mà chủ yếu là để đánh giá lại phương pháp tổchức dạy của chúng ta có đạt hiệu quả hay không, nội dung dạy học cho các emhọc yếu có phù hợp chưa. Từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.Mặt khác đánh giá còn để giáo viên xác định đúng đối tượng HS yếu và tìm rađược nguyên nhân để giáo dục tốt hơn.IV/. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:Sau kiểm tra giữa kì I do chất lượng quá thấp, chúng tôi đã triển khaithực hiện chuyên đề đã nêu. Sau khi triển khai chúng tôi đã được sự hưởng ứngnhiệt tình của giáo viên toàn trường, từ đó việc áp dụng các giải pháp và quy trìnhtổ chức phụ đạo học sinh yếu được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục.Qua kết quả khảo sát 100% giáo viên dạy lớp tất cả đều cho rằng: qui trình và cácgiải pháp rất thực tế, dễ áp dụng và đặc biệt có hiệu quả ở những HS yếu, đã có sựtiến bộ về chất lượng học tập và các kĩ năng cơ bản của HS, các em đã tự tin hơnnhiều trong việc thể hiện nhiệm vụ học tập của mình. Do sáng kiến kinh nghiệm đang triển khai thực hiện trong giai đoạn cuốihọc kì I, nên kết quả sẽ được chúng tôi cập nhật, rút kinh nghiệm qua đợt thi cuốikì I (năm học: 2010-2011). Quá trình thực hiện chuyên đề, cũng là quá trình cập9SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu họcnhật thêm các kinh nghiệm và loại bỏ đi những kinh nghiệm không còn phù hợpthực tế, để thực hiện có hiệu quả trong suốt quá trình dạy học.PHẦN KẾT LUẬN I/. Những bài học kinh nghiệm: - Khi tổ chức phụ đạo HS yếu chúng ta phải thực hiện đúng quy trình,đầy đủ các bước sau: xác định đối tượng; tìm nguyên nhân; chọn giải pháp và tổchức phụ đạo; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm. - Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí, là giải pháp chínhtrong suốt quá trình dạy học và phụ đạo HS. Qua khảo sát có 100% giáo viên chorằng giải pháp trên có hiệu quả rất cao. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phảichia sẽ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém(không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). Ngay từ đầu nămhọc, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộmôn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra cácdự báo về học sinh yếu kém. - Việc xác định đúng nguyên nhân để tìm giải pháp hợp lí và sử dụng phốihợp nhiều giải pháp trong quá trình phụ đạo là yếu tố quyết định sự thành công. II/. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:- Những kinh nghiệm sau khi được tập hợp, phân loại và xếp vào quytrình sẽ tạo điều kiện cho giáo viên tham khảo, áp dụng vào giảng dạy một cáchdễ dàng, làm cho việc phụ đạo HS yếu có hiệu quả hơn.- Sáng kiến còn là nơi để giáo viên tập hợp kinh nghiệm, giải pháp,chia sẽ với nhau trong quá trình tổ chức phụ đạo HS yếu. Nhưng thật ra không cóphương pháp nào là vạn năng hay tối ưu chỉ có lòng nhiệt tình, tinh thần tráchnhiệm của người thầy với nghề nghiệp là mang lại kết quả cao trong giảng dạy, làchìa khóa vàng tri thức để mở ra cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày maitươi sáng. Đây là vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên. Đó cũng là duyênnợ của người thầy. Duyên nợ với đời, với nghề và nợ với mênh mông biển học.10SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu học III/. Khả năng ứng dụng, triển khai: - Do đây là hệ thống những kinh nghiệm đã được áp dụng trong thựctế nên khi ứng dụng và triển khai rất được giáo viên đồng tình, hưởng ứng. Khitriển khai thực hiện các giải pháp sẽ được tập hợp nhiều hơn, khi đó đề tài sẽ làkinh nghiệm chung cho tất cả giáo viên có HS yếu.IV/. Những kiến nghị, đề xuất:- Kiến nghị lãnh đạo Phòng giáo dục, sớm có chỉ đạo cho các cụmchuyên môn tổ chức các chuyên đề về giáo dục học sinh yếu, đó cũng là cơ hộicho giáo viên được trao đổi, học tập lẫn nhau những kinh nghiệm giáo dục HSyếu đạt hiệu quả ./.MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦUI. Bối cảnh đề tài trang 1II. Lý do chọn đề tài trang 1III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu trang 2IV. Mục đích nghiên cứu trang 2V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu trang 2PHẦN NỘI DUNGI. Cơ sở lý luận trang 2,3II. Thực trạng trang 3III.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề trang 4,5.6,7,8,9IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trang 9PHẦN KẾT LUẬNI. Những bài học kinh nghiệm trang 9II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm trang 10III.Khả năng ứng dụng, triển khai trang 1011SKKN Ph o hc sinh yu Tiu hcIV. Nhng kin ngh xut trang 10 PHềNG GIO DC V O TO M CY BC TRệễỉNG TH KHANH THAẽNH TAN 2 SNG KIN KINH NGHIM ti: MT S KINH NGHIM T CHC PH O HC SINHYU12SKKN Phụ đạo học sinh yếu ở Tiểu học Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Về tổ chức phụ đạo học sinh yếu, kém.Họ và tên người thực hiện: 1/ Lê Nguyệt Ánh 2/ Nguyễn Văn Thành Chức vụ: Hiệu trưởng – Phó hiệu trưởng.Sinh hoạt tổ chuyên: Mỏ Cày Bắc, tháng 11/ 2010 13

Tài liệu liên quan

  • SKKN phu dao hoc sinh yeu SKKN phu dao hoc sinh yeu
    • 7
    • 790
    • 5
  • skkn tổ chức quản lý, chỉ đạo, triển khai dạy phụ đạo học sinh yếu đến từng giáo viên bộ môn skkn tổ chức quản lý, chỉ đạo, triển khai dạy phụ đạo học sinh yếu đến từng giáo viên bộ môn
    • 15
    • 759
    • 0
  • SKKN phụ đạo học sinh yếu ở tiểu học SKKN phụ đạo học sinh yếu ở tiểu học
    • 13
    • 7
    • 23
  • skkn một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5 skkn một số biện pháp chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu kém ở lớp 5
    • 28
    • 1
    • 9
  • skkn ôn tập và phụ đạo học sinh yếu kém môn đại số 7 skkn ôn tập và phụ đạo học sinh yếu kém môn đại số 7
    • 14
    • 1
    • 1
  • skkn một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém hạn chế hs lưu ban ở lớp 5 skkn một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém hạn chế hs lưu ban ở lớp 5
    • 14
    • 2
    • 7
  • Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém ở trường Tiểu học Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu kém ở trường Tiểu học
    • 27
    • 3
    • 8
  • skkn phu dao hoc sinh yeu ngu van 8,9 2012-2013 skkn phu dao hoc sinh yeu ngu van 8,9 2012-2013
    • 19
    • 644
    • 3
  • skkn biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở ttgdtx tx long khánh – đồng nai skkn biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo học viên yếu kém ở ttgdtx tx long khánh – đồng nai
    • 28
    • 400
    • 0
  • skkn một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn văn lớp 12. skkn một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc phụ đạo học sinh yếu môn văn lớp 12.
    • 25
    • 573
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(563.5 KB - 13 trang) - SKKN phụ đạo học sinh yếu ở tiểu học Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Biện Pháp Phụ đạo Học Sinh Yếu ở Tiểu Học