Một Số Phương Pháp Giảng Dạy-huấn Luyện Cự Ly Trung Bình, Việt Dã ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Một số phương pháp giảng dạy-huấn luyện cự ly trung bình, việt dã ở thcs
  • pdf
  • 19 trang
Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - HUẤN LUYỆN CỰ LI TRUNG BÌNH – VIỆT DÃ Ở THCS Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ I . Lí do chọn đề tài : - Rèn luyện và phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt thể lục, khả năng chựu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian dài cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn, đặc biệt giúp các em học sinh có sức khỏe học môn văn hóa tốt và nó cũng là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói chung và trong các trường nói riêng. II- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN: 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Huấn luyện và phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại sự mệt mỏi trong hoạt động TDTT. Sức bền có ý nghĩa đặc biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối vối khả năng chựu đựng lượng vận động đối vối học sinh trung học. Phát triển tốt chất sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sáu các lượng vận động lớn. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi con người đầy đủ về mọi mặt (đức, trí, lao, thể, mĩ ) để đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, tình trạng học sinh thiếu vân động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng phổ biến. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp cho ta thoát khỏi tình trạng nêu trên, tiêu hao năng thừa. Tập chạy bền vừa có lợi cho sức khỏe vừa chống lại được căn bệnh béo phì, làm cho tim mạch tốt hơn. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất cự li trung bình và chạy việt dã cho học sinh THCS, vừa có thể lực vừa có thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi môn TDTT các cấp. Tôi mạnh dạn viết sáng kiến “ Một số phương pháp giảng dạy và huấn luyện cự li trung bình và việt dã cho học sinh trung học cơ sở” trong quá trình viết còn có thể hạn chế về kinh nghiệm, do đó không thể tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản sáng kiến mang lại hiệu quả cao hơn. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 1 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS III. PHẦN NỘI DUNG : Đặc Điểm, Lịch Sử Phát Triển, Ý Nghĩa, tác Dụngcủa chạy cự ly trung bình và việt dã: 1. Lịch sử phát triển: - Cự ly chạy từ 500m – 2000m (thi đấu 800m và 1500m). khi chạy địa hình tự nhiên gọi là việt dã (băng đồng) - Phát triển sớm nhất ở nớc Anh năm 1837, cự ly 2000m tại trường Cao đẳng thành phố Rebi - Kỹ kục thế giới và Việt nam (xem bảng tr 129 – 135) 2. Ý nghĩa, tác dụng của chạy cự li trung bình và việt dã a. Chạy cự ly trung bình - Chạy với cường độ dưới cực đại, thời gian tương đối dài (2’ – 5’). A.l trong máu tăng đáng kể 200 - 270mg, cuối cự ly nhu cầu 02 đạt cực đại, chịu sự căng thẳng thần kinh, cơ bắp mệt mỏi rã rời…nếu không có ý chí sẽ đi bô, chạy chậm ảnh hưởng thành tích. - Thành tích chạy phụ thuộc vào độ dài và tần số bước chạy phù hợp với trình độ thể lực. Thậm chí khi gần về đích cơ thể rất mệt mỏi còn phải tăng tốc độ. + SB chung giúp người tập hoàn thành nhiệm vụ từng buổi học cũng là cơ sở phát triển SB tốc độ + SB chuyên môn cho phép người chạy có tốc độ trung bình trên toàn cự ly cao (VĐV kiện tướng #6m/s) Yếu tố chính của cự ly này là gây mệt mỏi, giảm thành tích chay, tăng lượng a.l và C02 trong máu cao. Tập luyện nhằm phát triển nhiều mặt cho người tập như: làm quen, chịu đựng mệt mỏi, dễ dàng vượt qua trang thái “cực điểm”, duy trì tốc độ trung bình cao, thực hiện được các phương án chiến thuật trong thi đấu… - Yếu tố tiết kiệm năng lượng, thở sâu tích cực, luân phiên dùng sức và thả lỏng cơ bắp là những cách để duy trì khả năng chạy tốc độ cao - Giúp người tập có cảm giác tốc độ đảm bảo đúng chiến thuật đã đặt ra b. Chạy Việt dã - Chạy với cường độ lớn và trung bình, nhu cầu 02 cao (4-5 lít), hoạt động trong điều kiện ổn định nhờ tăng độ sâu và tần số hô hấp. T’ hoạt động từ vài chục phút đến vài giờ, đòi hỏi có ý chí cao, chịu đựng lớn, độ bền bỉ dẽo dai. Nói cách khác người tập cự li này có hệ hô hấp và tuần hoàn tốt cùng cơ bắp hoạt động bề bỉ. - Tác dụng của chạy việt dã như chạy CLTB nhưng cự li dài hơn, trong điều kiện thiên nhiên thực dụng, hấp dẫn người tập. Tập chạy việt dã ngoài Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 2 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS việc đủ sức khỏe để thi đấu mà còn rèn luyện thể lực cho hầu hết các môn thể thao. - Chạy CLTB-CVD không đòi hỏi điều kiện đường chạy, tốn kém nhưng hiệu quả tốt. HS-SV cần tích cực tập luyện môn này, vừa có lợi cho sức khỏe, tinh thần vừa để đạt tiêu chuẩn RLTT. Nếu tập thường xuyên thì từ nội dung đáng sợ khó đạt trở thành nội dung không đáng sợ và dễ đạt nhất - tập luyện và thi đấu ở chạy việt dã ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn, người tập còn phải có lòng dũng cảm kiên cường, trước hết phải chiến thắng bản thân 3. Kỹ thuật chạy cự li trung bình: Chia làm 4 giai đoạn: Xuất phát, tăng tốc sau xuất phát, giữa quãng và về đích a. Xuất phát - Thường dùng kỹ thuật xuất phát cao 2 điểm tựa (chạy 800m có thể dùng kỹ thuật xuất phát 3 điểm tựa: 2 chân và tay khác chân thuận, chạy theo ô riêng hoặc chung) có 2 khẩu lệnh “vào chỗ” và “chạy” - Khi có lệnh vào chỗ: tiến lên đặt chân thuận sát vạch xuất phát, chân kia chống sau, thân trên ngã về trước gối khuỵu. Tiếp đó là tăng độ ngả người và hạ thấp trọng tâm nhưng không làm mất thăng bằng dẫn tới phạm quy. Tay để so le mắt nhìn trước đầu hơi cuối. b. Tăng tốc sau xuất phát - Khi có lệnh chạy: lập tức xuất phát và tăng tốc độ ngay. Độ ngả người phụ thuộc vào tốc độ chạy khi chạy đạt được tốc độ cần thiết thì ngừng tăng tốc và chuyển sang chạy giữa quãng. - Xuất phát nhanh trong chạy CLTB không quan trọng lắm nhưng để chiếm vị trí thuận lợi khi chạy là điều cần thiết, khi chạy đường vòng cần chạy sát phía trong đường vòng c. Chạy giữa quãng - Độ dài và tần số bước chạy từ 3,5 – 4,5 bước/s - Tư thế thân người: thân trên ngả về trước khoảng 4-50, hai vai lắc không nhiều. Đầu và thân người goiữ thẳng, các cơ cổ và mặt thả lỏng - Động tác chân: là lực chủ yếu để đẩy cơ thể về trước. Để tiết kiệm sức 2 chân cần đạp sau đúng hướng, phối hợp đạp sau với góc độ ngả thân trên và động tác của 2 tay. Phải chú ý sau khi chân rời đất cần gập cẳng chân theo quán tính để tiết kiệm sức, đưa chân về trước được nhanh hơn, hạn chế phản lực do chống trước, điểm đặt chân trước cần gần điểm dọi của TTCT và chú ý hoãn xung - Động tác của tay: so le với chân giúp giữ thăng bằng và cùng nhịp thở để điều chỉnh tần số bước chạy. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 3 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS - Trong chạy giữa quãng thường có hiện tượng “cực điểm” là lúc tức thở, chân, tay cứng đờ tưởng như không chạy được nữa. Lúc này có thể giảm tốc độ, thở sâu, có nghị lực chịu đựng và trạng thái đó sẽ qua, cảm giác dễ chịu sẽ tới - cơ thể bước vào trạng thái “hô hấp lần hai” - Thở trong chạy CLTB rất quan trọng vì năng lượng cung cấp chính là đường phân ưa khí. Do vậy, phải chủ động thở ngay từ đầu, nếu thở nông và không theo nhịp điệu ổn định sẽ dẫn tới mệt mỏi sớm, thành tích chạy kém. Trong chạy CLTB hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Muốn tăng tốc độ cần tăng nhịn thở. d. Về đích Khi gần tới đích, người chạy phải đem hết sức lực còn lại để rút về đích để có thể thay đổi thứ hạng do những bước cuối này. Người chạy tăng tần số, độ ngả thân trên và taăng sức mạnh đánh tay Khi đã qua đích, không được dừng lại đột ngột mà cần chạy tiếp với tốc độ giảm dần – đi bộ - dừng lại và hồi tĩnh kỹ 4. Kỹ thuật chạy việt dã Gồm có chạy CLTB và CLD không tổ chức trong SVĐ mà tổ chức trên địa hình tự nhiên. Trên đường bằng phẳng kỹ thuật chạy CLTB – CLD không khác. Chỉ khác khi chạy trên các đoạn đường đặc biệt. Người chạy không những cần có kỹ năng mà còn có kinh ngiệm để chạy trong điều kiện đó, nhằm phòng ngừa chấn thương, tiết kiệm được sức, tận dụng được điều kiện bên ngoài để có thành tích tốt. a. Chạy lên dốc: Thân trên ngả về trước, đùi nâng cao, tay đánh rộng để giữ thăng bằng. Nếu dốc cao nên giảm tốc độ, thâm chí đi để tiết kiệm sức. b. Chạy xuống dốc: Do lực đạp sau trùng với lực hứt Trái đất, cần tận dụng để tăng tần số, độ dài bước chạy. Thân trên ngả về sau do chống trước phải chịu tải lớn. Chú ý quan sát mặt đường để đặt chân cho vững, bước dài để cơ bắp được thả lỏng nghỉ ngơi, khi đặt chân mũi chân hướng ra ngoài để giữ thăng bằng c. Chạy suôi và ngược gió - Suôi gió: Tăng tốc độ và tiết kiệm sức - Ngược gió: Cần ngả thân trên về trước nhiều hơn, hạ thấp trọng tâm để giảm lực cản. Không nên tăng tốc khi gió ngược, không chạy trước mà nên bám sát để che bớt gió d. Chạy trên cát, đất mềm và xốp: Cần chạy bước ngắn, tăng tần số để chân không lún sâu, đánh tay mạnh và chạy thấp trọng tâm để goiữ thăng bằng e. Chạy trên đồng nước: Nếu nước nông nên rút chân khỏi mặt nước và khi đặt chân xuống phải duỗi thẳng bàn chân. Nếu nước sâu phải lôi ngầm dưới nước Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 4 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS f. Chạy trong rừng: Khi chạy đường hẹp, phải dùng kỹ thuật luồng, lách, chú ý dùng tay gạt cây cối để không bị vướng hoặc bị quật vào người và quan sát để tránh bị lạc đường i. Chạy vượt chướng ngại vật: nếu thấp thì nhảy qua luôn, nếu cao vững chắc thì nhảy lên đó trước rồi mới nhảy xuống bên kia để chạy tiếp. Có thể phối hợp vơi tay để vượt cho nhanh hơn Do mặt đường không bằng phẳng, chất liệu khôpng đồng nhất. Khi chạy nên quan sát, lựa chon điểm đặt chân cho an toàn và có lợi cho việc dùng sức. Được phép chạy tắt (theo quy định) để đoạn đường mình chạy là ngắn nhất - Tóm lại : Phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt đối với sức bền trong cự li trung bình và việt dã là một trong những năng lực thể chất của học sinh đây là điều kiện quan trọng để các em có thể gianh được thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho thực hiện những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện sức bền được xác định thông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng thuộc vào những nhân tố năng lực làm việc của các cô quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hóa năng, sức chựu đựng tâm lý, từ đó tôi xây dựng. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các biện pháp thực hiện: Huấn luyện là một phương pháp giảng dạy, hướng dẫn thực hành do Giáo viên chỉ đạo mà trong đó việc luyện tập của học sinh được thực hiện. Tóm lại huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện năng lực thể thao cho học sinh. Các nhiệm vụ chính của huấn luyệm thể thao được xác định trên cơ sở của các yêu cầu được đặt ra từ quá trình huấn luyện. Đó là các nhiệm vụ: - Giáo dục các phẩm chất tâm lý - Chuẩn bị thể lực - Chuẩn bị kỹ thuật và năng lực phối hợp vận động - Phát triển trí tuệ Muốn giải quyết tốt các nhiệm vụ nêu trên, phải sử dụng tốt các phương tiện huấn luyện thể thao là: Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 5 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS - Các bài tập thể chất - Các phương tiện tâm lý - Các biện pháp vệ sinh - Các yếu tố lành mạnh của thiên nhiên. Trong huấn luyện thể thao, đặc biệt là sức bền, phải chú trọng đến lượng vận động, nó bao gồm ba bộ phận cơ bản, gắn bó với nhau một cách chặt chẽ: các yêu cầu của lượng vận động, quá trình thực hiện lượng vận động, độ lớn của lượng vận động. Phải tuân thủ nguyên tắc huấn luyện, đó là: + Nguyên tắc nâng cao LVĐ + Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của LVĐ + Nguyên tắc sắp xếp LVĐ theo chu kỳ. Phát triển tốt sức bền là tiền đề cần thiết cho khả năng phục hồi nhanh chóng sau các LVĐ lớn. Căn cứ vào yêu cầu thi đấu, sức bền được phân thành: sức bền cơ sở và sức bền chuyên môn. a. Huấn luyện sức bền cơ sở: Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung , đó là các bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% 85% sức, quãng nghỉ không có hoặc rất ngắn ( nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng), các dạng bài tập: . Chạy việt dã có I từ 40% - 60% I tối đa . Chạy việt dã biến tốc có I từ 65% - 85% I tối đa . Chạy biến tốc có I từ 60% - 85% I tối đa, cự ly 100m + 100m hoặc 200m + 200m. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 6 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS . Chạy lặp lại có I từ 65% - 85% I tối đa cự ly chạy từ 100m – 2000m. b. Huấn luyện sức bền chuyên môn: Nhằm phát triển trực tiếp năng lực sức bền thi đấu chuyên môn, phương tiện chính là các cuộc thi đấu, kiểm tra và các bài tập thi đấu có I và điều kiện gần giống thi đấu. Và các dạng bài tập có cường độ hoạt động từ 85% - 100% sức, cường độ tối đa, khối lượng trung bình – thấp… Căn cứ vào mục đích phát triển các dạng năng lực sức bền , tôi sử dụng một số phương pháp sau: 2. Phương pháp kéo dài: Phương pháp này có đặc điểm là LVĐ kéo dài không có thời gian nghỉ giữa. Việc nâng cao khả năng hấp thụ ôxy có thể thực hiện theo hai cách khác nhau: Hoặc là thông qua một LVĐ liên tục trong điều kiện đủ ôxy, hoặc là thông qua một LVĐ kéo dài, nhưng thay đổi cường độ vận động để tạo nên quá trình trao đổi năng lượng thiếu ôxy trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy phương pháp kéo dài có thể thực hiện dưới các dạng sau: a/ Phương pháp liên tục: Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có thể xác định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu của từng môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l/ph – 150l/ph. Nếu sử dụng mạch đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc điểm là những học sinh lứa tuổi 16 khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao hơn những học sinh lứa tuổi 18. b.Phương pháp thay đổi: Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động, khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp năng lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời gian nhất định. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 7 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS c. Phương pháp ngẫu hứng: Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp này được sử dụng trong môi trường tự nhiên. d. Phương pháp dãn cách: Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn, không dẫn đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác định trên cơ sở nhiệm vụ tập luyện. e. Phương pháp lặp lại: Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các yêu cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận động. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền, Giáo viên cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn các đường chạy có các yêu cầu khác nhau về kỹ thuật để học sinh tập luyện. Trước khi cho học sinh luyện tập, Giáo viên cần nói rõ đặc điểm đường chạy, cự ly chạy, kỹ thuật cần sử dụng, thời gian , số lần. Giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền còn phải giáo dục phẩm chất đạo đức, tâm lý, sinh lý, chế độ vệ sinh, tự xoa bóp, tự kiểm tra để phòng và sử lý chấn thương, giáo dục phẩm chất ý chí, đạo đức chính là kỷ luật, ý chí khắc phục khó khăn, tin tưởng ở chính mình. Từ đó các em kiên trì, dũng cảm trong tập luyện, bồi dưỡng phẩm chất ý chí là khâu chủ yếu trong việc chuẩn bị về tâm lý cho các em vào kiểm tra và thi đấu. Trong đó điều kiện quan trọng nhất là cho học sinh quen với hình thức thi đấu, rèn luyện khả năng không lùi bước trước khó khăn, vững về tâm lý trong lúc căng thẳng nhất. Mặt khác, ta cần phải đặt ra mục đích cho từng giờ học, buổi tập. Những buổi tập ấy, sự tương quan giữa lượng vận động với khả năng từng học sinh, Giáo viên cần ghi rõ nội Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 8 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS dung kế hoạch của từng ngày, ghi rõ thành tích của từng nhóm ( sức khoẻ) học sinh, để nắm được thể lực của từng nhóm mà áp dụng bài tập cho phù hợp. Hình thức tổ chức trong giờ tập, buổi tập luyện với môn chạy bền là các giờ tập theo lớp 45ph hoặc các buổi tập huấn luyện đội tuyển. Bắt đầu bằng tập nhẹ nhàng rồi tăng dần, sau đó thực hiện với nội dung chính, phần cuối buổi tập giảm nhẹ với các bài tập thả lỏng, hồi tĩnh. Phân tích các chỉ tiêu và lượng vận động nên tiến hành trong các buổi tập đầu tiên. Giáo viên phải xác định lượng vận động đó có phù hợp với học sinh hay không, phản ứng của cơ thể và sự phục hồi thể lực của học sinh như thế nào? việc nắm kỹ thuật, phẩm chất ý chí của học sinh ra sao? Trong mọi trường hợp cần xác định mọi chỉ tiêu ở mức độ bình thường, không chịu ảnh hưởng của lượng vận động lớn. Sau thời gian dài luyện tập chỉ tiêu ở mức trung bình có thể thay đổi. Đối với học sinh THPT muốn có sức khoẻ tốt và nâng cao thành tích thì phải giữ đúng chế độ sinh hoạt, vệ sinh, đặc biệt là phải tuân theo thời gian biểu hàng ngày. 3. phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học Kiểm tra và tự kiểm tra y học đối với người tập trong quá trình giáo dục thể chất là những biện pháp rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục, nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa các tác động xấu có thể xảy ra. Kiểm tra y học là một bộ phận của y học và là thành phần hữu cơ của hệ thống giáo dục thể chất. Kiểm tra y học trong giáo dục thể chất nghiên cứu trạng thái sức khoẻ, mức độ phát triển thể lực, trạng thái chức năng, trình độ tập luyện của người tập dưới tác động của quá trình tập luyện. Nó cho phép Giáo viên cũng như bản thân người tập có thể phát hiện kịp thời những biến đổi trong cơ thể và trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch tập luyện chính xác và tăng cường sức khoẻ. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 9 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS a. Nhiệm vụ chính của công tác kiểm tra y học là đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của tất cả các hình thức và phương tiện GDTC, thúc đẩy việc sử dụng GDTC để phát triển hài hoà, củng cố và tăng cường sức khoẻ người tập, góp phần xác định lượng vận động đối với học sinh. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, công tác kiểm tra y học phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình giảng dạy và huấn luyện. Nó có thể được tiến hành bằng các hình thức sau: - Kiểm tra y học thường kỳ đối với tất cả các em học sinh tham gia luyện tập TDTT. - Theo dõi y học – sư phạm đối với các em học sinh trong quá trình GDTC. - Kiểm tra vệ sinh sân bãi, dụng cụ và các điều kiện tập luyện khác. - Đề phòng và điều trị bước đầu các chấn thương và các trạng thái bệnh lý. - Đảm bảo y tế cho các hình thức thể thao quần chúng và các cuộc thi đấu thể thao. - Tuyên truyền và phổ biến các kiến thức y học TDTT trong nhà trường. Kiểm tra và đánh giá sự phát triển thể lực còn thông qua phương pháp quan sát, nhân trắc . b. Nhiệm vụ chính của tự kiểm tra trong tập luyện TDTT của học sinh là ghi chép hàng ngày các kết quả qua kiểm tra thu được vào một quyển nhật ký riêng, gọi là “ nhật ký tập luyện”. Trong GDTC ở nhà trường , tự kiểm tra có thể bao gồm các chỉ số cơ bản là cảm giác chung , ngủ, cảm giác ăn uống, mạch đập, cảm giác đau, cân nặng, tập luyện TDTT, thành tích tập luyện, các vi phạm chế độ sinh hoạt. Đối với nữ trong “ nhật ký tập luyện” cần phải theo dõi cả đặc điểm và sự thay đổi về kinh nguyệt. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 10 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS Nội dung tập luyện và thành tích một số bài tập chính của phần cơ bản cũng có những mục quan trọng của tự kiểm tra. Các số liệu theo dõi cho phép giải thích các biến đổi trạng thái cơ thể và có thể xác định được khả năng tập luyện của từng học sinh. Tôi đã hướng dẫn học sinh lập một quyển “ Nhật ký tập luyện” . 4. Phương pháp phát triển sức bền chung - BT thực hiện trong t’ dài - BT có chu kỳ, trong đk đủ 02, mạch không quá 150 l/phút - TL có hệ thống, thường xuyên và hạn chế nghỉ giữa SB chung ở tuổi THCS nên tập tối thiểu 1 – 2 lần/ tuần nhằm ổn định khả năng cơ quantuần hoàn, hô hấp Phương pháp phát triển SB chung: a. Phương pháp chạy đồng đều (không nghỉ giữa, t’ 20’ đến 1 giờ, tốc độ 50% sức), trong quá trình chạy cần thoải mái hít thở sâu theo nhịp 2-3 bước hít vào 2-3 bước thở ra. b. Phương pháp chạy lặp lại - T’ chạy khoảng 1 – 1,5 phút (250-300m: 10-14t; 400-500m: 15-16t) - Tốc độ chạy 50% sức (tốc độ tối đa # thành tích chạy 20m tốc độ cao) - Tần số mạch # 130-160 l/phút mạch chạy biến tốc có thể đạt 180 l/phút - Thời gian nghỉ # 3-4 phút hoặc mạch trước khi chạy khoảng 110-120 l/phút c. Phương pháp chạy biến đổi - Thời gian thực hiện bài tập ngắn, cường độ thực hiện cao #75% sức. Kích thích phát triển quá trình hô hấp ở những lần tiếp theo - Khi tập chú ý hoàn thiện kỵ thuật chạy, phối hợp tay, chân, thở, đặc biệt rèn luyện ý chí khắc phục mệt mỏi 5. Phương pháp phát triển sức bền tốc độ Nhằm đạt thành tích cao, phát triển sức bền yếm khí; nâng cao hoạt động trong điều kiện đủ 02 là nền tảng để phát triển SB tốc độ * Hoàn thiện cơ chế năng lượng CP - Tốc độ: trên mức tới hạn - Thời gian thực hiện bt: 3” - 8” - Thời gian nghỉ giữa quãng: 2’ – 3’. Sau 3-4 lần phân hủy CP giảm - Hình thức nghỉ: tích cực Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 11 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS - Số lần lặp lại: phụ thuộc vào trình độ và không được giảm tốc độ nhiều ở lần sau * Hoàn thiện cơ chế phân giải glucôza - Tốc độ: 90-95% tốc độ của cự ly, vài lần sau tốc độ có giảm nhưng gần tối đa với khả năng lúc đó - T’ thực hiện: 20” đến 2 phút (200-600m) - T’ nghỉ giữa: rút ngắn dần sau mổi lần tập - Hình thức nghỉ: Không cần nghỉ tích cực nhưng không nên nghỉ hoàn toàn - Số lần lặp lại: 3-4 lần/tổ; nghỉ giữa tổ dài 15-20 phút; nếu không sẽ chuyển sang trạng thái đủ 02 6. phương pháp tập luyện: 1. Chạy biến tốc: chạy tốc độ tối đa 90-95% sức. Đoạn đường từ 1/3-1/4 cự ly thi đấu CLTB; 1/5-1/10 cự ly thi đấu của CLD – CVD. 2. Phương pháp lặp lại: Cự ly ngắn hơn cự ly thi đấu, cường độ cao hơn. Chạy với một cự ly hoặc các cự ly khác nhau giảm dần hoặc tăng dần… 800m : từ 150 – 600m; 1500m : từ 400 – 1000m. thời gian nghỉ từ 4-7’ So với phát triển SBC ; SB tốc độ yêu cầu ý chí nghị lực là cao hơn những căng thẳng, mệt mỏi trong tập luyện là lớn hơn. Huấn luyện SB TĐ nhất thiết phải có HLV chuyên nghiệp. Đối với HS PT chỉ với mục đích sức khỏe và đạt tiêu chuẩn RLTT. Chỉ cần tập luyện thường xuyên là đủ. GV chỉ căn cứ nhiệm vụ cụ thể của HS để có hướng dẫn cụ thể để đạt mục đích đề ra 7. Thuận lợi : - Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và các tổ chức nhà trường tạo điều kiện bãi tập, trang thiết bị liên quan, đôn đốc và động viên học sinh trong quá trình học tập và tập luyện. - Được sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn …và tinh thần nhiệt tình tập luyện của học sinh. - Điều kiện thuận lợi học sinh ăn ở tại chỗ, đoàn kết cùng nhau tập luyện hàng ngày - Học sinh xác định được động cơ học tập, tập luyện của mình và sự quan tâm, nhiệt tình của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 12 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS - Nhiều học sinh có thói quen tự giác tập luyện. Đạt khá, giỏi chiếm tỷ lệ cao - Về kỹ thuật động tác đại đa số các em tương đối hoàn thiện về kỹ thuật . 8. Khó khăn : - Sự nắm bắt về kiến thức, kỹ thuật động tác còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra của giáo viên. Một số em chưa bắt nhịp được mức độ tập luyện, do cơ thể dư kí ( mập) hoặc ốm yếu. - Môn điền kinh thường khô khan, tập luyện ở cường độ thường là cao, lượng vận động nhiều hơn so các môn đá cầu, cờ vua. - Độ tuổi đi học các em thường là chênh lệch nhiều so với độ tuổi bình thường đi học. - Một số em chưa hăng say tập luyện, ý thức tự giác tập luyện chưa cao. - Thời gian tập ngoại khóa chưa nhiều do thời gian hạn chế cũng như ý trí tập luyện của học sinh . - Một số học chưa nhận thức đúng về môn điền kinh phân chạy bền, việt dã có tầm quan trọng đối với cơ thể ….( thường học hình lười vận động..) 9.Khả năng duy trì : Với bài tập trên giáo viên tổ chức tốt cho học sinh duy trì tập luyện trong giờ học thể dục, giờ ngoại khóa . Từ đó các em có tinh thần tự giác tập luyện nâng cao sức khỏe cho bản thân, đồng thời giúp cho các em học tốt , lao động tốt hoàn thành kế hoạch học tập của mình. Vấn đề nâng cao bài tập giáo viên phải cô đọng chốt lại kiến thức trọng tâm cho học sinh nắm và vận dụng hàng ngày ở nhà. Về xây dựng nhóm tập luyện phải phù hợp nhóm sức khỏe, đoàn kết trong khi tập luyện, khi tập luân phiên hợp lí từ nhóm này qua nhóm kia. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 13 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS Lượng vận động cần được tăng dần theo buổi tập thời gian hợp lí. Các bài tập cần được thay đổi luân phiên tránh sự nhàm chán cho học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh phải chặt chẽ, tâm lí với học sinh, hiểu học sinh thông qua các buổi tập từ đó có bài tập cụ thể phù hợp từng buổi tập. Giáo viên phối kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong trường giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, BGH …… Chế độ dinh dưỡng cho học sinh cần phù hợp với lượng vận động của học sinh. Trang thiết bị, sân tập, địa điểm học tập phải an toàn đủ điều kiện cho học sinh tập luyện PHẤN III: KẾT QUẢ Trong naêm hoïc vöøa qua vaø hoïc kyø I naêm hoïc 2012 - 2013 toâi ñaõ aùp duïng phương pháp neâu treân nhaän thaáy caùc lôùp tieán boä vaø thaønh tích cuûa hoïc sinh ñaït cao hôn nhieàu so vôùi caùc naêm tröôùc. Năm 2011 - 2012 Kyø 1 2012-2013 Số lớp Khối Tổng số GIỎI KHÁ TRUNG YẾU BÌNH học sinh SL % SL % 90 44 55 27 0 47 34 20 0 7 6,7,8,9 205 70 34 5 6,7,9 170 56 33 80 SL % SL % So vôùi naêm hoïc tröôùc keát quaû ñaït ñöôïc laø raát khaû quan vaø taïo ñöôïc söï höng phaán, tích cöïc cuûa hoïc sinh trong caû tieát hoïc. Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 14 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS Naêm hoïc 2010 - 2011 chöa aùp duïng saùng kieán naøy keát quaû nhö sau: Năm Số lớp 2010 - 2011 5 Khối Tổng số GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH học sinh 6,8,9 176 YẾU SL % SL % SL % SL 30 17 75 43 71 40 0 % So saùnh keát quaû thöïc teá nhöõng naêm khoâng aùp duïng bài tập, phöông phaùp naøy thì thaáy thaønh tích chung cuûa hoïc sinh rất thấp . Sau khi áp dụng các bài tập, phương pháp huấn luyện trên vào các tiết học Tôi thấy ôû caùc noäi dung chạy cự li trung bình, việt dã ñöôïc naâng leân roõ reät. Ngoaøi ra ñaõ coù nhieàu hoïc sinh trong nhöõng naêm gaàn ñaây tham gia thi ñaáu TDTT và hội khỏe phù đổng cấp thị xã, cấp tỉnh đã ñaït nhieàu keát quaû cao. - Đạt kết quả học sinh giỏi bộ môn thể dục : Môn điền kinh Năm Môn thi Cấp thị xã Cấp tỉnh 2011- 2012 Điền kinh 7 học sinh 2 học sinh 2012 - 2013 Điền kinh 9 học sinh Ghi chú Chuẩn bị dự thi cấp tỉnh PHẤN IV: KẾT LUẬN. Trong quá giảng dạy và huấn luyện các phương pháp trên Tôi thấy học sinh phát triển rất có hiệu quả về sức bền , giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng học tập – tập luyện . Giúp cho học sinh nâng cao khả năng chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi hồi phục nhanh chóng sau một giờ tập , buổi tập. Làm cho các em Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 15 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS luôn tích cực hăng say và hiểu rõ được kỹ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học chạy bền. Nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện về đức , trí , thể , mĩ trong nhà trường phổ thông. Theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hôm nay. Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.  Baøi hoïc kinh nghieäm: -Ñeå phương pháp giảng dạy và huấn luyện naøy coù hieäu quaû khi aùp duïng phöông phaùp ñoøi hoûi ngöôøi giaùo vieân phaûi thöôøng xuyeân thay ñoåi veà hình thöùc tổ chức tập luyện phuø hôïp vôùi noäi dung giôø daïy, taïo ñieàu kieän cho taát caû học sinh ñöôïc taäp luyeän vaø thi đấu baèng caùch söû duïng nhieàu hình thöùc khaùc nhau vaø thay ñoåi caáu truùc trong töøng tieát daïy. - Khả năng tổ chức bài tập chia nhóm tập luyện của học sinh rất phong phú, đa dạng. Tạo đđiều kiện cho học sinh có điều kiện tập luyện, ý thức tự giác tập nâng cao sức khỏe. - Xây dựng , hình thành và phát triển cho ban cán sự khả năng tổ chức diều khiển buổi tập luyện trong giờ dục thể dục nói riêng, các tập ngoại khóa … nói chung, nhằm tác động cho các em sáng tạo, phát triển tố chất, năng lực thể thao. Đồng thời xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập thể, trong ngôi nhà chung của trường dân tộc nội trú, xây dựng sự gần gũi giữa thầy với trò giữa trò với trò, góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Nếu như GV không có kế hoạch tổ chức tập luyện chu đáo, phân công nhiệm vụ không cụ thể, thì tạo ra cho học tính ỉ lại tính tập luyện không cao, các em đánh giá chưa sát thực với khả năng của mình, chất lượng của giờ học đơn điệu, nhàm chán trong tư tưởng học sinh. Vì vậy, xây dựng kế hoạh tổ Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 16 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS chức, nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, GV là nguồn động lực, là chỗ dựa cho học sinh . Đây là một kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục tại trường Dân Tộc Nội Trú Thị x Bình Long . Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và sự đánh giá của Hội Đồng Khoa Học xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm các cấp. Thị xã Bình Long, ngày.. 05 tháng .03. năm 2013 Ngöôøi vieát Hoàng Hữu Nho Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 17 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS * Ý kiến của tổ chuyên môn: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… *Ý kiến của hội đồng khoa học trường PTDTNT TX Bình Long ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… *Ý kiến của hội đồng khoa học cấp trên : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 18 Một số phương pháp giảng dạy – Huấn luyện cự li trung bình, việt dã ở THCS ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………… Hoàng Hữu Nho Trường PTDTNT TX.Bình Long 19 Tải về bản full

Từ khóa » Cư Ly Trung Bình