Một Số Sâu Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng • Sài Gòn Hoa 2022
Có thể bạn quan tâm
Một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng
Hoa hồng từ khi còn là một chiếc nụ bé xíu đến khi nở ra rực rỡ, và ngay cả khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống thì chúng vẫn luôn đẹp; luôn hoàn hảo và không ngừng thay đổi. Vẻ đẹp của nó không bị thời gian hay bất kì điều gì làm mai một. Trong tâm trí của người thưởng thức đều đã lưu giữ hình ảnh một cây hoa hồng hoàn mỹ nhất.
Tuy nhiên, cũng vì vẻ đẹp tuyệt mỹ ấy mà cây hoa hồng có thể nói là một trong những loài hoa dễ mắc và thu hút nhiều sâu bệnh nhất như: Rệp; nhện đỏ; phấn trắng; sâu xanh; gỉ sắt; đốm đen….
Hãy cùng Sài Gòn Hoa tìm hiểu về một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng và cách phòng trừ chúng nhé!
Một số sâu bệnh thường gặp trên cây hoa hồng
1/ Một số sâu hại chính của cây hoa hồng
Rệp (Macrosiphum rosae)
Đặc điểm hình thái: Rệt có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn; mình hình bầu dục; hơi nhọn lại ở đuôi; hai đốt cuối màu đỏ chói. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn non cây hồng. Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.
Biện pháp phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá bị rệp hại để tiêu huỷ. Ngoài ra; Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, Emamectin-Benzoate, Cypermethrin …phun theo liều lượng khuyến cáo.
Bọ trĩ: (Frankliniella sp.)
Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1mm, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Biện pháp phòng trừ: Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày, sau đó phun phòng ngừa 2-3 tuần 1 lần. Sử dụng thuốc: Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC); Spinetoram (Radiant 60 EC) với nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Nhện đỏ
Đặc điểm hình thái: Nhện đỏ rất nhỏ, nhện non màu vàng cam. Trưởng thành, con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ xẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng.
Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Azadirachtin( Agiaza 4.5EC); Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD); Emamectin benzoate( Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC); Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC)); Fenpyroximate (Ortus 5 SC); Fenpropathrin(Vimite 10EC), Milbemectin (Benknock 1 EC) liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.
* Sâu xanh
Đặc điểm hình thái:
- Trưởng thành: Thân dài 15-20mm, màu nâu vàng. Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.
- Trứng: Hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.
- Sâu non: màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đẫy sức dài 40mm
- Nhộng: Dài 18-20mm, màu nâu sáng, nhẵn bóng, phía cuối bụng có một đôi gai ngắn màu đen.
Biện pháp phòng trừ: – Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa… Luân canh với một số cây trồng khác họ.
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.
***Khuyến cáo: Nên sử dụng Chế Phẩm Sinh Học Lục Diệp Trừ Sâu; bởi vì chúng có khả năng tiêu diệt các loại rầy; bọ; nhện đỏ; rệp sáp; rầy nâu, sâu xanh;… trên cây hoa hồng mà không lo quá liều, không gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
2/ Một số bệnh thường gặp trên cây hoa hồng
* Bệnh đốm đen
Đặc điểm triệu chứng:Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.
Biện pháp phòng trừ:– Để tránh bệnh vườn hồng phải thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễm bệnh. Làm sạch cỏ và thu dọn những tàn dư gây bệnh.
Có thể dùng một trong các thuốc sau: Carbendazim (Carbenzim 500 FL) ; Cucuminoid (Stifano 5.5 SL), Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), Imibenconazole (Manage 5 WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh phấn trắng
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.
Biện pháp phòng trừ: -Cắt huỷ cành lá bệnh, tăng cường lượng phân Kali. Vệ sinh mái che thường xuyên để đảm bảo lượng ánh sáng trong trong nhà kinh
Có thể dùng một trong các thuốc : Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh gỉ sắt
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi màu vàng da cam hoặc màu nâu sắt gỉ, thường hình thành ở mặt dưới lá. Mặt trên mô bệnh mất màu xanh bình thường, chuyển sang màu vàng nhạt.
Biện pháp phòng trừ: -Loại bỏ tàn dư cây bệnh và cỏ dại. Có thể dùng một trong các thuốc: Hexaconazole (Anvil 5SC, Dibazole 10 SL) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh mốc xám
Đặc điểm triệu chứng: Bệnh hại chủ yếu trên hoa. Vết bệnh là nhiều đốm nhỏ màu xám trên nụ và hoa, thường làm hoa bị thối.
Biện pháp phòng trừ: – Cắt bỏ và tiêu hũy các bộ phận bị bệnh, dọn vệ sinh và những lá bệnh rơi rụng trong vườn. Có thể sử dụng thuốc Lilacter 0.3 SL. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Carbendazim, Benomyl, Chlorothalonil, Propineb, Thiophanate-Methyl
* Bệnh thán thư
Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, hình thành từ chót lá, mép lá hoặc ở giữa phiến lá. Ở giữa vết bệnh màu xám nhạc hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Trên thân cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy. Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn. Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân.
Biện pháp phòng trừ: Có thể dùng một trong các thuốc: Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ); Trichoderma + K-Humate + Fulvate + Chtosan + Vitamin B1(Fulhumaxin 5.65SC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.
* Bệnh khô cành
Đặc điểm triệu chứng: Bệnh chủ yếu hại cành non. Vết bệnh lúc đầu là các đốm màu đen, giữa có bột trắng, xung quanh viền đỏ, đốm bệnh lồi lên và nứt ra. Bệnh lan dần xuống phía dưới thành đốm lớn, trên đó có nhiều đốm đen, đó là các ổ nấm.
Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Do nấm Coniothyrium spp., thuộc lớp nấm nang Ascomycetes gây nên. Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-300C, bệnh lan truyền xâm nhập vào cành cây qua vết xây xát.
Biện pháp phòng trừ: Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gãy hoặc bị bệnh.
***** Ngoài ra để phòng ngừa các bệnh trên cây hoa hồng hiệu quả, bạn có thể sử dụng Chế Phẩm Sinh Học Lục Diệp Trừ Bệnh Cây Trồng.
Chế phẩm sinh học này có thể điều trị được hầu hết các bệnh lý trên cây hoa hồng như: đóm đen; mốc xám; phấn trắng; rỉ sắt… Bên cạnh đó, sản phẩm có cách sử dụng dễ dàng, không gây độc hại, không sợ quá liều; giúp bạn có vườn hồng luôn khỏe mạnh và ngập tràn sắc màu.
Sài Gòn Hoa
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Triệu Chứng Bệnh Của Cây Hoa Hồng
-
TOP 12 Bệnh Hoa Hồng Thường Gặp Và Cách Điều Trị - Rosava
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Hoa Hồng Của Bạn Đang Gặp Nguy Hiểm
-
Các Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng
-
11 Loại Bệnh Của Hoa Hồng Thường Gặp Nhất - 1989 JSC
-
13 Loại Bệnh, Côn Trùng Hại Thường Gặp Trên Hoa Hồng - Gốm Sân Vườn
-
Các Bệnh Thường Gặp ở Hoa Hồng Và Cách Xử Lý - Bách Thảo
-
Tổng Hợp 13 Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Hiện Nay
-
Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng
-
Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Trị Hiệu Quả
-
Tops 05 Loại Bệnh Phổ Biến Trên Hoa Hồng Do Nấm Gây Ra
-
Nhìn Lá Đoán Bệnh Hoa Hồng Dễ Dàng Ai Cũng Nên Biết
-
Phòng Và điều Trị Một Số Bệnh Hại Phổ Biến Trên Cây Hoa Hồng
-
Các Loại Nấm Bệnh Trên Cây Hoa Hồng Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Bọ Trĩ Hoa Hồng Và Cách Khắc Phục - Happy Trees