Một Số Thông Tin Cần Biết Về Phẫu Thuật Nội Soi
Có thể bạn quan tâm
1. Khái quát chung về phương pháp phẫu thuật nội soi
Phẫu thuật nội soi là như thế nào?
Đây là một phương pháp rất tiên tiến nhằm mục đích điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn. Theo đó, bác sĩ phải sử dụng ống soi gắn sẵn máy camera cùng các thiết bị khác để quan sát, chụp ảnh, gắp dị vật ra hoặc sinh thiết, thậm chí xử trí các thao tác lên vùng tổn thương.
Vết mổ ngắn hơn nhiều so với mổ mở
Ưu điểm vượt trội của phẫu thuật nội soi: Sẹo mổ thường nhỏ hơn do chỉ cần dùng vết cắt nhỏ, vết mổ chóng lành nên sức khỏe được phục hồi nhanh , thời gian nằm viện ngắn, giảm được nguy cơ nhiễm trùng,…
Phẫu thuật nội soi trải qua các bước nào?
Bước 1: Trước ngày được chỉ định phẫu thuật nội soi, người bệnh cần: tới bệnh viện để tiến hành thăm khám cũng như làm các xét nghiệm cần thiết, nhịn ăn và thụt tháo (vào buổi tối hôm trước theo sự hướng dẫn của bác sĩ).
Bước 2: Mở đầu quá trình phẫu thuật, bệnh nhân thay đồ của bệnh viện và nằm lên bàn mổ. Sau đó, các bác sĩ tiến hành gây mê toàn cơ thể, lắp máy thở hoặc có thể gây tê vị trí ngoài màng cứng.
Các bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân
Bước 3: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bụng (thường là dưới rốn) nhằm đưa ống nội soi đã gắn camera có khả năng thu - dẫn truyền hình ảnh rõ nét vào bên trong và kết nối màn hình đặt ở ngoài. Một số vết rạch khác tiếp tục được tạo ra để đưa thêm dụng cụ vào thăm dò, chẩn đoán, khảo sát phục vụ cuộc phẫu thuật. Đồng thời, loại khí chuyên dụng được bơm vào giúp bác sĩ quan sát và thực hiện các thao tác được dễ dàng hơn.
Bước 4: Kết thúc quá trình phẫu thuật, ống nội soi, lượng khí đã bơm, các thiết bị khác được rút ra. Vết mổ được khâu lại bằng loại chỉ đặc biệt của y tế. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đưa tới phòng hồi sức.
Hậu phẫu, việc đặt ống thở có thể khiến người bệnh bị đau cổ họng và lượng nhỏ khí chưa thoát ra sẽ gây ra hiện tượng đau vai, lưng,... Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái, đau vị trí mổ. Thông thường, các biểu hiện trên sẽ tự thuyên giảm trong vài giờ đồng hồ thậm chí 2 đến 3 ngày, nếu kéo dài hơn, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra.
2. Những vấn đề bệnh nhân có thể gặp sau phẫu thuật
Tuy có nhiều ưu thế so với phương pháp mổ truyền thống nhưng bệnh nhân được phẫu thuật nội soi vẫn có thể gặp phải những vấn đề sau:
-
Vết mổ bị đau: Mức độ đau của bệnh nhân phụ thuộc vào kích thước của đường mổ, số lượng mô bị cắt, vị trí khi phẫu thuật và tình trạng sức khỏe trước đó. Do vậy, để người bệnh được dễ chịu tạm thời nên sử dụng thuốc giảm đau.
-
Chảy máu hậu phẫu: Quá trình xâm lấn khi phẫu thuật đã tác động đến mạch máu dẫn đến tình trạng mất máu. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như bề mặt da lạnh, hoa mắt, chóng mặt, môi nhợt nhạt,… Đây là một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật nên người bệnh cần thận trọng.
-
Sưng vết mổ: Các phản ứng xung quanh khu vực được phẫu thuật làm vết mổ sưng lên và chỉ giảm dần khi vết mổ lành.
-
Vết mổ bị nhiễm trùng: Nếu người bệnh bị sốt kèm các dấu hiệu như vết mổ sưng tấy, nóng ran, chảy dịch thì khả năng cao vết mổ đã bị nhiễm trùng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do quá trình vệ sinh vết mổ chưa đảm bảo vệ sinh nên tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Trong trường hợp nặng hơn, xung quanh vết mổ thường xuất hiện mủ và có mùi hôi. Bởi vậy, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân cũng cần thông báo kịp thời cho bác sĩ.
-
Vết mổ bị bầm tím, phù nề và cảm giác tê: Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do máu bị rò và một số dây thần kinh bị cắt bỏ khi phẫu thuật gây ra.
Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù là phương pháp can thiệp tối thiểu nên vấn đề chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản và rút ngắn được thời gian hơn nhưng để sức khỏe cũng như vết mổ được hồi phục một cách đảm bảo nhất, người bệnh cần được các bác sĩ theo dõi sát sao để có thể can thiệp nếu có sang chấn bất ngờ xảy ra.
3. Lời khuyên của MEDLATEC với bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi
-
Người bệnh cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương cũng như liều lượng khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để phòng ngừa trường hợp kháng thuốc,…
-
Khi cơ thể vẫn còn yếu, người thân nên cho bệnh nhân ăn các món dễ tiêu và chế độ ăn bình thường trở lại nếu vết mổ dần hồi phục. Do bị mất một lượng máu đáng kể, thực đơn của người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Tránh ăn các loại thực phẩm mà người bệnh có tiền sử dị ứng.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
-
Vệ sinh vết thương phải an toàn tuyệt đối, thực hiện theo chỉ dẫn mà bác sĩ căn dặn.
-
Người nhà cần thường xuyên động viên, tạo không khí thoải mái vui tươi để người bệnh cảm thấy dễ chịu, nhanh chóng hồi phục vết mổ.
Phẫu thuật nội soi hiện nay là phương pháp hiện đại được các cơ sở y tế ứng dụng trong điều trị nhiều loại bệnh như: U xơ tử cung, viêm ruột thừa, u buồng trứng, cắt túi mật, ung thư tuyến tiền liệt, sỏi thận, tai - mũi - họng,… Tuy nhiên lựa chọn bệnh viện nào uy tín, chất lượng nhất để phẫu thuật là vấn đề mà người bệnh cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để khả năng để lại biến chứng thấp nhất!
Với hệ thống máy móc vượt trội, cơ sở vật chất hiện đại cùng với độ ngũ y bác sĩ đủ tâm - đức, giàu kinh nghiệm chuyên môn, MEDLATEC hi vọng là địa chỉ tin cậy để quý bệnh nhân gửi gắm niềm tin và chúng tôi sẽ hết mình phục vụ.
Phẫu thuật nội soi là một ứng dụng hiện đại cải thiện được nhiều hạn chế mà phương pháp mổ hở chưa làm được. MEDLATEC mong rằng bài viết này đã cung cấp những kiến thức bổ ích, góp phần giải đáp các thắc mắc liên quan của bạn!
Từ khóa » Bầm Tím Quanh Vết Mổ
-
Ngừa Vết Bầm Tím Sau Phẫu Thuật
-
Tác Dụng Không Mong Muốn Của Phẫu Thuật
-
Chảy Máu Sau Mổ: Khi Nào Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Bầm Tím Da Sau Hút Mỡ Có đáng Lo Ngại Không? - Suckhoe123
-
Vết Thương Sau Phẫu Thuật
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Vết Thương Hở Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? - Nacurgo
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Vết Thương Hở Bị Bầm Tím Là Như Thế Nào? Cần Lưu ý Những Gì?
-
Phục Hồi Vết Khâu, đau Và Bầm Tím Sau Sinh - POH Thai Giáo
-
Vết Mổ Cổ Tử Cung Sưng, Chuyển Màu Bầm Tím Sau Cắt Chỉ Có Sao ...
-
Màu Sắc Của Vết Bầm Tím Có Nghĩa Là Gì?
-
Thuốc Tan Máu Bầm Sau Phẫu Thuật - Bidophar