Vết Thương Hở Bị Bầm Tím Có Nguy Hiểm? - Nacurgo
Có thể bạn quan tâm
Vết thương hở bị bầm tím gây ra nhiều lo lắng và bất an, không biết vết thương hở bị bầm tím này có nguy hiểm không và cách xử lý chúng như thế nào là thắc mắc của hầu hết những người đang gặp phải tình trạng này đặt ra. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
☛ Tham khảo trước: Vết thương hở: nguyên nhân và cách xử lý nhanh nhất!
Mục lục
- 1. Nguyên nhân khiến vết thương hở bị bầm tím
- 2. Vết thương hở bị bầm tím nguy hiểm như thế nào?
- Vết bầm tím do va đập
- Vết bầm tím không do va đập
- 3. Sai lầm thường mắc phải khi xử lý vết thương hở bị bầm tím
- 4. Xử lý đúng cách vết thương hở bị bầm tím
- Bước 1: Làm sạch và loại bỏ dị vật ở vết thương
- Bước 2: Che phủ và bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
- Bước 3: Xử lý tình trạng bầm tím ở vết thương hở
- Bước 4: Theo dõi vết thương
1. Nguyên nhân khiến vết thương hở bị bầm tím
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta rất dễ bị các vết thương hở trên da. Ví dụ một vết đứt tay hay trầy xước cũng được xem là một vết thương hở. Vậy định nghĩa vết thương hở là gì?
Vết thương hở là một chấn thương ngoài da khiến các tế bào bề mặt bị tan rã làm lộ ra các mô dưới da. Nguyên nhân gây ra vết thương hở thường là do ngã xe, tai nạn với các vật sắc nhọn.
Khi vết thương hở xảy ra làm cho da bị rách, điều này đồng nghĩa với các mạch máu nhỏ dưới da cũng sẽ bị vỡ. Từ đó, máu thoát ra ngoài, tụ tại dưới da và hình thành nên các vết bầm tím hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này rất dễ xảy sau khi bạn có vết thương hở, đặc biệt là những vết thương gây ra bởi va chạm mạnh.
Tùy vào mức độ va đập nhẹ hay nặng khiến cho mạch máu bị tổn thương mà vết bầm tím này sẽ nhỏ hoặc lớn. Với những vết bầm không quá nghiêm trọng, thông thường chỉ sau 2-5 ngày, vết bầm sẽ nhạt dần. Ban đầu chúng sẽ từ màu đỏ đậm chuyển thành màu đen sậm trong vài giờ. Sau đó khi vết thương hở lành dần, vết bầm tính từ màu đen sậm sẽ có xu hướng xuất hiện màu tím trong một thời gian trước khi mờ dần thành tím xanh rồi ngả vàng xanh và từ từ biến mất.
2. Vết thương hở bị bầm tím nguy hiểm như thế nào?
Vết bầm tím do va đập
Đối với tình trạng bầm tím ở vết thương hở gây ra bởi va chạm mạnh trong quá trình bị thương thì đây là điều dễ hiểu. Nếu gặp phải trường hợp này bạn không cần quá lo lắng, những vết bầm này cùng với miệng vết thương hở sẽ gây đau trong vài ngày đầu, sau đó chúng sẽ nhạt dần rồi biến mất cùng với quá trình lành thương.
☛ Cảnh báo: Vết thương hở không chảy máu dễ bị chủ quan
Vết bầm tím không do va đập
Trường hợp vết thương hở không bị va đập mà vẫn xuất hiện vết bầm tím thì đây lại là tình trạng đáng lưu ý. Nó không những không biến mất mà còn lan rộng ra khắp người kèm theo các biểu hiện bị hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, đau đầu, ù tai, mắt mờ, sốt về đêm. Những vết bầm tím này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ tiềm ẩn một số bệnh nguy hiểm như:
Thiếu chất dinh dưỡng
Cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, cụ thể là các loại vitamin thì khi có vết thương hở sẽ kèm theo bầm tím. Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất máu, vitamin K làm giảm đông máu, vitamin C thúc đẩy hoạt động sản xuất tế bào, tham gia vào quá trình chữa lành vết thương.
Khi thiếu các vitamin trên, mạch máu sẽ bị yếu. Do đó, dù vết thương hở không có va đập thì mạch máu cũng dễ bị vỡ, từ đó hình thành lên các vết bầm tím.
Nhiễm trùng
Vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ gây tổn thương mô và suy đa cơ quan, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Dấu hiệu trên da của tình trạng nhiễm trùng là vết thương sưng đỏ, kèm theo các đốm máu nhỏ li ti trên da, sau đó chúng sẽ trở nên to hơn và hình thành vết bầm tím.
Đọc chi tiết bài viết: Nhiễm trùng vết thương hở
Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud là một chứng rối loạn máu hiếm gặp, thường xảy ra ở ngón tay và ngón chân. Tình trạng này khiến cho các mạch máu bị thu hẹp khi bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng. Khi điều này xảy ra, máu không thể lên bề mặt da. Kết quả là khu vực này chuyển sang màu xanh lam hoặc trắng. Điều này lý giải cho lý do vì sao các vết đứt tay dù không bị va đập vẫn có thể bị bầm tím.
Bệnh về máu
Vết bầm tím có thể là dấu hiệu của các bệnh về máu như suy giảm tiểu càu, rối loạn đông máu. Các căn bệnh này khiến máu không dễ đông và người bệnh hay bị chảy máu dưới da. Từ đó các vết bầm tím xuất hiện ngay cả khi bạn có vết thương hở do va đập hay không.
Ung thư
Vết bầm tím có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu – một loại ung thư máu và tủy xương nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều các vết bầm tím bất thường trên da, đi kèm với đó là tình trạng chảy máu chân răng, chân bị sưng đau, mao mạch lộ rõ.
Tiểu đường
Nếu thường xuyên xuất hiện những mảng da bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Cụ thể, bệnh tiểu đường khiến máu lưu thông kém, làm giảm lưu lượng máu đến vết thương. Theo thời gian, tuần hoàn máu kém khiến cho vết thương lâu lành, đồng thời vùng da xanh quanh vết thương không được cung cấp đủ máu sẽ xuất hiện tình trạng thâm đen giống như các vết bầm tím.
3. Sai lầm thường mắc phải khi xử lý vết thương hở bị bầm tím
Rất nhiều người gặp phải tình trạng: Muốn nhanh chóng loại bỏ các vết bầm tím nhưng lại không có đủ kiến thức khiến họ gặp phải nhiều sai lầm trong quá trình xử lý như:
Mặc kệ vết bầm tím vì nghĩ rằng chúng có thể tự khỏi
Rất nhiều người cho rằng vết bầm tím sẽ tự động biến mất nên họ thường có xu hướng mặc kệ và để chúng tự khỏi. Điều này mang lại rất nhiều rủi ro, đặc biệt khi bạn không vệ sinh vết thương sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, hoại tử phải cắt bỏ khu vực bị thương, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của bạn.
Chườm nóng ngay khi bị bầm tím, phù nề
Chườm lạnh hay chườm nóng đều không có tác dụng nếu không biết chọn đúng thời điểm. Việc chườm nóng ngay khi vết thương vừa mới xảy ra khiến mao mạch giãn nở, vùng da quanh vết thương vì thế mà cũng trở nên đỏ, dễ bầm tím hơn.
Đúng theo quy trình, trong vòng 72 giờ kể từ khi vết thương hở xảy ra, bạn không phải chườm nóng mà thay vào đó chườm lạnh sẽ giúp mạch máu và các mô dị dập ở vết thương co rút lại, làm giảm tình trạng sưng viêm.
Dùng dầu gió xoa bóp để giảm đau và bầm tím
Nhiều người suy nghĩ rằng vết bầm tím là do tụ máu và có thể tan bằng cách xoa dầu nóng. Do đó, họ lựa chọn dầu gió hay mật gấu để xoa lên vùng da bị bầm tím ở vết thương hở. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì chúng có thể gây đau xót, thậm chí là nhiễm trùng vết thương hở.
Không chỉ vậy, dầu nóng có tác động mạnh lên bề mặt da và tế bào, càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Vết bầm tím không những không được loại bỏ mà tình trạng sưng ở vết thương có thể tăng lên.
4. Xử lý đúng cách vết thương hở bị bầm tím
Đối với những vết thương hở bị bầm tím, người bệnh cần quan tâm đến 2 vấn đề:
- Sơ cứu vệ sinh cho vết thương hở sạch sẽ, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
- Thực hiện các biện pháp giúp vết bầm tím mờ dần.
Để đảm bảo được hai vấn đề trên, bạn cần biết xử lý vết thương hở như thế nào cho đúng. Dưới đây là các bước giúp xử lý vết thương hở bị bầm tím mà Nacurgo giới thiệu để bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Làm sạch và loại bỏ dị vật ở vết thương
Làm sạch vết thương là bước không thể thiếu trong quá trình xử lý vết thương hở. Đây là bước giúp làm sạch da, loại bỏ vi khuẩn và rửa trôi bụi bẩn bám quanh vùng da tổn thương, hạn chế nhiễm trùng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại dung dịch rửa vết thương, nhưng để tìm được một loại dung dịch rửa phù hợp, vừa rửa trôi được bụi bẩn, vừa có tác dụng diệt khuẩn nhưng không đau đớn cho vết thương hở thì không hề đơn giản.
Lưu ý: Đối với vết thương hở ngoài da, tuyệt đối không được rửa vết thương bằng oxy già hoặc cồn 90 vì chúng có thể gây đau xót, bào mòn các tế bào lành khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.Với những yêu cầu cần có để lựa chọn dung dịch làm sạch vết thương, các chuyên gia khuyên dùng dung dịch rửa vết thương Nacurgo (chai xanh) vì đáp ứng đủ các yếu tố “AN TOÀN – MÁT DỊU – NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – KHỬ MÙI”
Cách sử dụng dung dịch rửa Nacurgo rất đơn giản, bạn chỉ cần đổ trực tiếp lên dung dịch lên vết thương hoặc thấm dung dịch vào băng gạc để lau nhẹ nhàng vết thương hở.
Trường hợp vết thương hở có mắc các dị vật thì bạn cần loại bỏ chúng để việc làm sạch có thể diễn ra dễ dàng hơn. Sử dụng một chiếc nhíp đã được khử trùng để gắp bỏ dị vật. Chú ý quan sát nếu dị vật ghim sâu vào vết thương, tốt nhất bạn không nên tự gắp bỏ chúng, đặc biệt là cố gắng cạy hay đào sâu để lấy các mảnh vụn ra. Việc này chỉ làm cho vết thương thêm nghiêm trọng. Hãy nhờ đến bác sĩ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để đảm bảo vết thương được loại bỏ dị vật một cách an toàn.
Bước 2: Che phủ và bảo vệ vết thương bằng màng sinh học Nacurgo
Bước bảo vệ vết thương là bước đặt biệt quan trọng và cần thiết. Nếu bước bảo vệ không được thực hiện hiệu quả thì tác nhân gây nhiễm trùng vẫn có khả năng xâm nhập vào vết thương của bạn.
Nacurgo (chai màu vàng) với ưu điểm vượt trội khi ứng dụng thành công công nghệ màng sinh học Polyesteramide vào sản phẩm. Màng Polyesteramide có tác dụng như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ và làm lành vết thương hở nhanh gấp 3-5 lần.
Ngoài ra, màng sinh học Nacurgo có khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng nên người bệnh chỉ cần xịt một lớp mới lên vết thương, vừa giúp che phủ vết thương nhưng lại không gây bí bách.
Sản phẩm được sản xuất phân phối bởi Dược phẩm Newtech Pharm.
BẤM VÀO ĐÂY” XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN
Để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Bước 3: Xử lý tình trạng bầm tím ở vết thương hở
Để điều trị vết bầm tím trên da hiệu quả nhất, cần phải xử lý khi nó còn là một vết đỏ. Cụ thể, tiến hành áp dụng các biện pháp sau:
- Ngay khi bị va đập vào hãy nhanh chóng chườm đá lên vùng đang đau nhức từ 5 – 10 phút. Chườm đá sẽ giúp các mạch máu, mô chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng.
- Sau khoảng 48 giờ bị thương, kết thúc thao tác chườm đá thì dùng khăn ấm chườm lên vết bầm trong 10 phút hoặc lâu hơn. Điều này làm tăng lưu lượng máu đến vùng da bị thâm tím khiến chúng mờ dần đi. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để vết bầm tín tan nhanh hơn.
- Nếu vết thương hở xay ra ở chân, hãy kê cao chân khi ngồi hoặc nằm để tăng lưu thông máu, hạn chế tối đa vết bầm tím để lại.
Bước 4: Theo dõi vết thương
Sau khi đã thực hiện băng bó vết thương hở và tiến hành xử lý vết bầm tím, bạn cần tiếp tục theo dõi tình trạng tiến triển của vết thương. Nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào như sưng tấy, đau đớn kéo dài, mưng mủ, chảy dịch kèm theo mùi hôi thì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Lúc này hãy tới ngay các sơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Tham khảo: Điều trị vết thương hở mau lành không để sẹo
Kết luận: Như vậy, trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng vết thương hở bị bầm tím. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được thắc mắc “Vết thương hở bị bầm tím có nguy hiểm không?”, qua đó nắm được cách xử lý tình trạng này. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.
Từ khóa » Bầm Tím Quanh Vết Mổ
-
Ngừa Vết Bầm Tím Sau Phẫu Thuật
-
Tác Dụng Không Mong Muốn Của Phẫu Thuật
-
Chảy Máu Sau Mổ: Khi Nào Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Bầm Tím Da Sau Hút Mỡ Có đáng Lo Ngại Không? - Suckhoe123
-
Vết Thương Sau Phẫu Thuật
-
Tình Trạng Vết Bầm Tím Là Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Vết Bầm Cơ Thể - Khi Nào Cần Lo Lắng? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Vết Thương Hở Bị Bầm Tím Là Như Thế Nào? Cần Lưu ý Những Gì?
-
Một Số Thông Tin Cần Biết Về Phẫu Thuật Nội Soi
-
Phục Hồi Vết Khâu, đau Và Bầm Tím Sau Sinh - POH Thai Giáo
-
Vết Mổ Cổ Tử Cung Sưng, Chuyển Màu Bầm Tím Sau Cắt Chỉ Có Sao ...
-
Màu Sắc Của Vết Bầm Tím Có Nghĩa Là Gì?
-
Thuốc Tan Máu Bầm Sau Phẫu Thuật - Bidophar