VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
-
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
- Lãnh đạo đơn vị
- Chức năng, nhiệm vụ
- Tổ chức và cơ chế hoạt động
- Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin địa phương
- Tin chuyên ngành
- Tin chỉ đạo
- Tin cũ
- HOẠT ĐỘNG
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
- Y tế cộng đồng
- Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
- Hợp tác quốc tế
- Chỉ đạo tuyến
- HỆ THỐNG VĂN BẢN
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Thủ tục hành chính
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản dự thảo - góp ý
- HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
- Thư điện tử công vụ
- Hệ thống văn bản điện tử
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
Tin tức
Một số thông tin về kiến ba khoang
12/10/2015 In bài viết
_
1. Khái quát: Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,... , thuộc giống Paederus (có 622 loài), họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng [7]. Nó là con vật sống trên ruộng đồng vườn tược từ hàng ngàn năm nay, là người bạn tốt của bà con nông dân, vì nó chính là một trong những con thiên địch tốt nhất trên đồng ruộng, chuyên ăn của các loài sâu rầy gây hại hoa màu. Do nạn khai thác rừng bừa bãi, nạn săn bắt thú hoang, sử dụng thuốc trừ sâu, công trình thủy điện, đô thi hóa... đã khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng ngày càng trầm trọng. Nhiều loài là thiên địch của sinh vật có thể biến mất, do đó thời gian gần đây xuất hiện rắn lục đuôi đỏ, bọ đậu đen, bọ xít, kiến ba khoang, sâu rầy gây hại... bùng phát và xâm nhập các khu dân cư hoặc khu vực mà trước đây chúng không có là điều tất nhiên. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây kiến ba khoang thường xuất hiện ở các khu dân cư: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… nơi gần với cánh đồng lúa. Loài này thường xuất hiện vào mùa thu, thời gian vào dịp thu hoạch vụ mùa lúa, với mật độ nhiều hơn so với các tháng trong năm. Đặc biệt từ tháng 9 đến 10/2015 nhiều vụ kiến ba khoang xâm nhập nơi ở của người dân: + Năm 2011, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kiến ba khoang đã xâm nhập gây hoang mang cho bệnh nhân và cán bộ bệnh viện, qua nhiều lần xử lý của các cá nhân đơn vị kinh doanh dịch vụ diệt côn trùng nhưng không đạt kết quả, sau đó Viện Sốt rét – KST – CT TP. HCM xử lý mới có kết quả. + Ngày 9/10/2015, các hộ dân ngụ ở tòa chung cư N03, khu tái định cư Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh tình trạng kiến ba khoang vào nhà thường xuyên trong những ngày gần đây. Có hộ dân mỗi tối bắt và diệt từ 10 - 20 con kiến. + Tháng 9/2015, tại Đại học Quốc gia TP.HCM (P. Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM), có 294 sinh viên bị bỏng da dokiến ba khoang; từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10/2015 đã có 630 lượt các phòng trong KTX phát hiện loại kiến này. + Nhiều ngày qua, tại BV đa khoa TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) kiến ba khoang xâm nhập, gây tổn thương da bệnh nhân và người nhà. Kiến ba khoang xuất hiện rất nhiều trong BV và hầu như khoa phòng nào cũng có. 2. Một số đặc điểm sinh học kiến ba khoang - Về hình thể: Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi, bay và chạy rất nhanh; về màu sắc, đôi khi có màu cam tối hay sậm màu, vùng bụng trên và đầu màu đen, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra). Một đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng. Đầu nhỏ có hai râu đơn chia đốt mở rộng về phía trước. Có một cái đầu đen, sau bụng và elytra (cấu trúc này bao gồm các cánh và 3 phân đoạn bụng đầu tiên), và một phần ngực màu đỏ và phía trước bụng trong một xen kẽ màu đen - đỏ - đen - đỏ - đen, tương ứng với đầu - ngực – elytra - trước bụng - sau bụng [3]. Hình 1. Hình thể kiến ba khoang (nguồn: Nikbakhtzadeh, 2008) – Về phân bố: Kiến ba khoang phân bố rộng khắp thế giới. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng. Kiến ba khoang thường tìm thấy trên các ruộng lúa, môi trường trường học, ký túc xá, khu ở trọ, nhà ở tập thể công nhân ngoại ô thành phố, nơi có cỏ mọc xung quanh. Trong mùa mưa, bão, lũ lụt loại côn trùng này di chuyển đến các vùng khô ráo hơn. Sau những ngày mưa lũ làm ngập đồng ruộng, ao hồ thì vào ban đêm, kiến ba khoang theo côn trùng khác, theo ánh đèn bay vào nhà. Khi bất thường, nó tăng kích thước phần bụng lên, có cử chỉ đe dọa như con bọ cạp, chúng cũng có thể bay và chạy nhanh trên nước [3]. Về chu kỳ phát triển: Trứng thường được đẻ riêng rẽ vào các đường nứt trên bề mặt đất. Con cái đẻ khoảng 18 - 100 trứng, bắt đầu đẻ trứng từ cuối tháng 4 hoặc giữa tháng 5 đến tháng 7. Sau 3 - 19 ngày trứng nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một từ 4 ngày đầu đến ngày thứ 22, giai đoạn hai ngày thứ 7 đến ngày 36. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 3 đến 12 ngày. Tổng số ngày hoàn thành vòng đời khoảng từ 22 đến 50 ngày, trung bình là 32,5 ngày [4]. Con trưởng thành và ấu trùng ăn các loài côn trùng nhỏ hơn và tuyến trùng (nematodes) trong đất, rau trong tự nhiên. Trứng và ấu trùng cũng bị tấn công bởi các loại côn trùng khác và nhện [4]. Hình 2. A. Con trưởng thành; B. Nhộng; C. Ấu trùng 2; D. Ấu trùng 1
(nguồn: Nikbakhtzadeh, 2008) 3. Vai trò y học Ngoài kiến ba khoang (P. fuscipes) còn có loài bọ cánh cứng khác như P. pietschmanni, P. spectabilis, P. riparius và P. littoralis [6]. Các loài côn trùng này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của chúng có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da [5]. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng nào đó hoặc vô ý đập làm cho chúng chết trên da thì chất độc theo dịch cơ thể chúng tiết ra ngoài, dính vào da người, gây bệnh ngay tại vùng da đó... Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả [4]. Biểu hiện viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoangthì thường xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, lưng, tay, chân,... Kiến có thể gây viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Ban đầu người bệnh thấy hơi ngứa rát, căng da, biểu hiện đỏ một vùng da, sau 6 - 12 giờ, đỏ cộm thành vệt, trên đó nổi những mụn nước to nhỏ không đều 1 - 5mm, 1 đến 3 ngày sau thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này thấy cảm giác đau, rát càng tăng. Có thể kèm theo sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, nách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tay bị dính chất độc khi đập kiến, chà xát và sờ vào mắt có thể làm bỏng mắt. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sưng húp cả hai mắt, 2, 3 ngày mới đỡ, ở bẹn có thể nổi hạch bẹn sưng đau khó đi lại. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm da sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo động tác khi ta đập, giết và chà xát kiến trên da. Cũng có ít trường hợp chỉ nổi vết đỏ, lấm tấm mụn nước nhỏ hơi ngứa, lặn sau 3 - 5 ngày, không thành phỏng [4]. Hình 3. Các san thương do độc tố pederin và paederus dermatitis gây ra (Anuj Taneja, 2013; Nikbakhtzadeh, 2008) 4. Phòng chống Nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Ngăn cản kiến ba khoang vào nhà bằng cách: + Sử dụng lưới các cửa sổ và cửa ra vào, đóng cửa thường xuyên sau khi ra vào. + Nên ngủ trong màn. + Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn tốt cho loài này. Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài nhà, nhất là ở những vùng gần đồng ruộng, khu dân cư nhiều ánh đèn, gần công trình đang xây dựng. Khi làm việc trên đồng ruộng, nhất là vào mùa thu hoạch, mùa mưa bão, cần chú ý sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như: mặc quần áo dài tay, đội mũ, nón, khẩu trang, đi ủng để tránh tiếp xúc với côn trùng. Nếu đã tiếp xúc với kiến ba khoang hoặc nghi ngờ là đã tiếp xúc với chúng, nên thực hiện một số bước sau: + Nếu có một con kiến ba khoang đang bò trên người bạn, hãy lấy nó ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với loài côn trùng này. + Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. + Đến cơ sở y tế để báo và thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 5. Xử lý kiến ba khoang Có 4 loại thuốc trừ sâu được sử dụng để diệt kiến ba khoang (Deltamethrin, Fipronil, Fenitrothion và Imidacloprid) phun tồn lưu trên tường vách, sàn nhà và vật dụng là ba chất khác nhau (gạch, gỗ dán, và vật liệu khác). Hiệu quả tiêu diệt kiến 3 khoang như sau: Deltamethrin > Imidacloprid > Fipronil > Fenitrothion. Mặc dù Deltamethrin cho thấy khả năng gây chết nhanh nhưng tỷ lệ kiến ba khoang hồi phục sau 48 giờ là 25% trên nền gạch và gỗ dán là 80%. Ngược lại, Fipronil khả năng gây chết chậm nhưng có hơn 80% kiến ba khoang chết sau 4 tuần xử lý trên nền gạch và dán gỗ. Imidacloprid tỷ lệ gây chết cao (gần như 100%) sau 48 giờ xử lý, nhưng chỉ trên nền gạch. Trong số bốn loại hoá chất trừ sâu được thử nghiệm, Fenitrothion là hiệu quả thấp nhất nhất vì tỷ lệ gây chết thấp hoặc không khả năng làm kiến ba khoang chết [2]. Để xử lý triệt để, tránh tình trạng kiến ba khoang lan tràn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, khi có đàn kiến ba khoang xuất hiện ở khu dân cư, bà con nên liên hệ ngay với đơn vị y tế chuyên trách (các Viện Sốt rét – KST – CT, các Trung tâm YTDP huyện/thị...) để hướng dẫn và phối hợp xử lý. Tài liệu tham khảo - Anuj Taneja et al. Clinical and epidemiological study of Paederus dermatitis in Manipal, India. Manipal University, India. 2013
- Bong LJ. Contact toxicity and residual effects of selected insecticides against the adult Paederus fuscipes (Coleoptera: Staphylinidae). J Econ Entomol. 2013
- CC Heo et al. Dermatitis caused by paederus fuscipes curtis, 1840 (coleoptera: staphilinidae) in student hostels in selangor, malaysia. Faculty of Medicine, Universiti Teknologi MARA, Sungai Buluh Campus, Jalan Hospital, Sungai Buluh, Selangor, Malaysia. 2013
- Kurosa Kazuyoshi. Studies on the life history of Paederus fuscipes Curtis (Staphylinidae) : Studies on poisonous beetle, III. Medical entomology and zoology. Department of Parasitology, Institute for Infectious Diseases, University of Tokyo. 1958
- Luciano Schiazza. Paederus dermatitis. Via Cesarea, 17/4. 16121 Genova - Italy
- Nikbakhtzadeh MR. Tirgari S. Medically important beetles (insecta: coleoptera) of Iran. Department of Medical Parasitology and Entomology, College of Medical Sciences, Tarbiat Modares University, Tehran, Iran. 2008
- https://en.wikipedia.org/wiki/Paederus
Ban Biên tập trang thông tin điện tử vncdc.gov.vn
Theo Khoa Côn trùng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM Admin
Chia sẻ:
Tin tức liên quan
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể đẻ những nơi bạn không ngờ tới
_
Xem chi tiết
Hà Nội bố trí thêm 14 tỷ đồng phòng chống dịch sốt xuất huyết
Thành phố Hà Nội tiếp tục chi thêm 14 tỷ đồng để quyết tâm khống chế dịch sốt xuất huyết trong 3 tháng cuối năm 2015. Dự kiến bằng nguồn kinh phí bổ sung, Hà Nội tiếp tục trang bị bổ sung máy móc, hóa chất; tổ chức thêm hàng loạt các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diện rộng tại vùng có dịch và các vùng có nguy cơ cao..
Xem chi tiết
“Alô” hẹn giờ chích ngừa cho con
_
Xem chi tiết
Trường hợp mắc bệnh MERS-CoV cuối cùng của Hàn Quốc nhập viện trở lại sau khi xét nghiệm dương tính với MERS-CoV.
_
Xem chi tiết
- Tin nổi bật
- Tin chỉ đạo
- Tin địa phương
Tin tức nổi bật
Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 2024
Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030