Một Số Tiến Bộ Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Lợ đạt Hiệu Quả Cao

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu trung tâm
    • Hệ thống khuyến nông
    • Danh bạ điện thoại
  • Tin tức
    • Trồng trọt
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
    • Thông tin huấn luyện
    • Tin dạy nghề
    • Nông thôn mới
    • Tin trong nước
  • Cẩm nang kỹ thuật
    • Trồng trọt
    • Phương pháp khuyến nông
    • Chăn nuôi
    • Lâm nghiệp
    • Thủy sản
  • Cơ sở dữ liệu
    • Tư vấn - dịch vụ
      • Xem tin mua bán
      • Đăng tin mua bán
    • Dạy nghề - tập huấn - truyền thanh truyền hình
      • Dạy nghề
      • Tập huấn
      • Truyền thanh truyền hình
    • Xây dựng mô hình
  • Thư viện khuyến nông
  • Chuyện nhà nông
    • Truyện cười
    • Trang thơ
    • Gương khuyến nông điển hình
  • Thư viện
    • Ảnh mô hình
    • Ảnh thông tin tuyên truyền
    • Ảnh đào tạo tập huấn
  • Liên hệ
Thứ tư, 27/11/2024, 08:43
  • Trang nhất
  • Thủy sản
Một số tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm nước lợ đạt hiệu quả cao Thứ tư - 30/12/2020 11:10 1.107 0 Với tình hình thời tiết ngày càng phức tạp, môi trường nước nuôi ngày càng khó quản lý. Tình hình dịch bệnh xẩy ra thường xuyên khiến người nuôi tôm trong tỉnh ngày càng đứng trước nhiều khó khăn.
Một số tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm nước lợ đạt hiệu quả cao
Để giúp bà con giảm thiểu khó khăn trong nuôi tôm, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quản năng suất trong quá trình nuôi chúng tôi xin giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm nước lợ đạt hiệu quả cao hiện nay như : Công nghệ biofloc; Nuôi tôm 2 giai đoạn; Nuôi tôm trong nhà lưới: để bà con tham khảo và áp dụng 1. Công nghệ biofloc, nuôi tôm ít thay nước Trong ao nuôi tôm có một lượng lớn chất thải được bài tiết từ vật nuôi và thức ăn thừa tích lũy, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nuôi nghiêm trọng. Một trong những tiến bộ kỹ thuật có thể cải thiện là kỹ thuật bioflocs thông qua việc kiểm soát tỉ lệ carbon và nitơ. Hệ thống bioflocs tốt là một hệ thống mà thức ăn có hàm lượng thấp protein và các nguồn carbon nitơ vô cơ được đưa vào ao sẽ được chuyển hóa thành sinh khối vi sinh vật. Cộng đồng vi sinh vật sẽ phát triển, tập hợp lại và hình thành các khối nhỏ chứa vi sinh vật, với tên gọi là bioflocs. Các bioflocs có thể trở thành nguồn thức ăn của vật nuôi trong ao. Sự phát triển của các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, tảo và vi sinh vật khác sẽ tạo vòng tuần hoàn dưỡng chất trong ao nuôi. Ao nuôi với công nghệ biofloc cho thấy tăng 41,3% sản lượng tôm, tỉ số hiệu qủa chuyển đổi protein tăng 12%, và tỉ lệ chuyển hóa thức ăn thấp hơn 7,22%. Hệ thống biofloc kết hợp với quy trình nuôi ít thay nước có thể giảm 70% lượng nước thay thế và giảm thất thoát đến 77% lượng nitơ so với hệ thống nuôi thay nước truyền thống. Đối với hệ thống bioflocs trong nuôi tôm sú còn có thể tiết kiệm 20-30% giá trị thức ăn cần thiết. 2. Nuôi tôm 2 giai đoạn Áp dụng công nghệ này sẽ làm tăng sản lượng từ 20-30% và giảm giá thành sản xuất. Mật độ ương từ 500-10.000 PL/m3 với cỡ thu từ 0,3-3g (1-3 kg/m3), người nuôi thả tôm từ PL45trở đi thay vì PL10-12 như trước đây nên tỷ lệ sống tăng, rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm từ 20-30 ngày và giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn từ 10-30%. Đồng thời cũng làm giảm bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi, tạo con giống khỏe mạnh và được thuần dưỡng trong môi trường ương trước khi thả nuôi. Đối với tôm lớn sẽ có hệ miễn dịch phát triển hoàn chỉnh hơn tôm nhỏ. Ương tôm cũng là biện pháp ngừa bệnh đốm trắng đối với vùng nuôi có nhiệt độ thấp. Đối với việc quản lý thức ăncần chọn thức ăn không bị vụn nát vì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước. Người nuôi chọn thức ăn có protein, năng lượng cao, cách 2 giờ cho tôm ăn 1 lần. Lượng thức ăn được điều chỉnh tùy thuộc vào kết quả kiểm tra sàng ăn, chất lượng nước và tốc độ tăng trưởng của tôm. Kỹ thuật vận chuyển tôm từ ao ương sang ao nuôi rất quan trọng, nếu không tốt sẽ dễ gây sốc cho tôm, tôm yếu và tăng mức độ mẫn cảm với mầm bệnh. Tùy thuộc vào khoảng cách giữa ao ương và ao nuôi mà chọn cách vận chuyển cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là đảm bảo cung cấp oxy đầy đủ trong quá trình vận chuyển và mật độ khi vận chuyển. Đối với ao ương sát bên ao nuôi có thể vận chuyển trong thùng có thể tích 20 lít nước có sục khí và chứa được 2 kg tôm cỡ 0,4-1g/tôm. Với khoảng cách xa hơn có thể vận chuyển 20-40 kg tôm trong thể tích bể vận chuyển 1.000-2.000 lít. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao cần có sự đầu tư cao, thích hợp về kỹ thuật cũng như kiểm soát tốt hệ thống ao ương,đòi hỏi người nuôi phải vững kỹ thuật và vận hành tốt. 3. Nuôi tôm trong nhà lưới Mô hình nuôi tôm trong nhà lưới đang được nhân rộng bởi cho thu nhập cao và kiểm soát được ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đầu tư cho mô hình khá hiện đại và khép kín nên tốn kém, đòi hỏi có sự quản lý tốt mới mang lại hiệu quả.Người nuôi có thể thả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độtừ 200-250 con/m2, sau thời gian nuôi 2,5-3 tháng với năng suất 60-70 tấn/ha.Cơ sở nuôi phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng như máy phát điện dự phòng, máy bơm nước, máy móc, dụng cụ đo các yếu tố môi trường... và các thiết bị phụ trợ khác.Ao nuôi cần được trang bị tốt hệ thống sục khí để có thể cung cấp đủ oxy trong quá trình nuôi. Diện tích ao lắng chiếm ít nhất là 25% tổng diện tích mặt nước trang trại nuôi. Nhà bao che trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh là một hệ thống mái che nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động xấu của yếu tố bên ngoài đến tôm nuôi.Việc thiết kế và xây dựng đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của vùng nuôi tôm. Hàng ngày kiểm tra các yếu tố chất lượng nước như pH, nhiệt độ nước, oxy hòa tan, độ trong.Ngoài ra còn chú ý xi phông để loại thải chất cặn bã.Các chỉ tiêu khác cần kiểm tra theo định kỳ 2-3 ngày/lần như NO2-N, NH3-N, PO4-P, độ kiềm, H2S, Vibrio tổng số. Quan trọng nhất là việc duy trì chất lượng nước ổn định và an toàn sinh học trong quá trình nuôi. Nuôi tôm trong nhà lưới tại Huyện Quỳnh Lưu- Nghệ An Thu Phương - TP Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết Tweet

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
  • Những tin mới hơn
  • Những tin cũ hơn
  • Nông dân Nghệ An nuôi cua biển cho thu nhập cao

    (26/01/2021)
  • Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản

    (26/01/2021)
  • Ứng dụng tiến bộ công nghệ khoa học - kỹ thuật vào khai thác và bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác

    (02/02/2021)
  • Ốc Hương – đối tượng thay thế tiềm năng tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    (02/02/2021)
  • “Sản xuất lươn giống” hướng phát triển kinh tế mới tại Yên Thành

    (22/01/2021)
  • Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Hồng Mỹ trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

    (20/01/2021)
  • Quỳ Châu:  Hướng đi mới phát triển mô hình nuôi cá lồng trên hồ đập

    (13/01/2021)
  • Hiệu quả mô hình nuôi thương phẩm cá Chẽm trong ao/hồ gắn với tiêu thụ sản phẩm

    (15/01/2021)
  • Ốc Hương – đối tượng thay thế tiềm năng tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Nghệ An

    (15/01/2021)
  • Đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản mặn lợ góp phần phát triển một cách bền vững Bài, ảnh:  Nguyễn Hải

    (12/01/2021)
  • Đa dạng hóa đối tượng nuôi mặn lợ, hướng đi mới của nuôi trồng thủy sản Nghệ An

    (25/09/2020)
  • Một số lưu ý trong nuôi thủy sản để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

    (10/11/2020)
  • Cách nào để hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng  thủy sản ở Nghệ An

    (01/09/2020)
  • Nghệ An: Bàn về công tác quản lý tôm thẻ chân trắng vụ 1 năm 2020

    (01/09/2020)
  • Nuôi tôm một số yếu tố cần giám sát

    (30/12/2020)
  • Cách nhận biết màu nước tốt, xấu trong ao nuôi thủy sản

    (30/12/2020)
  • Một số lưu ý chống rét và nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi

    (30/12/2020)
  • Kết quả xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống nghêu năm 2020

    (30/12/2020)
  • Sử dụng chế phẩm sinh học sự lựa chọn đúng và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản

    (30/12/2020)
  • Bảo quản tôm sau thu hoạch bằng đá lạnh

    (30/12/2020)
Văn bản mới

Chủ động phòng, chống đói rét trên đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025

lượt xem: 12 | lượt tải:17

Đề án: Tổ chức sản xuất trồng trọt vụ xuân năm 2025

lượt xem: 59 | lượt tải:36

THÔNG BÁO: Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An

lượt xem: 179 | lượt tải:98

Công văn chỉ đạo: V/v khắc phục sản xuất trồng trọt sau cơn bão số 3 - YAG

lượt xem: 172 | lượt tải:80

Công điện: Về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lỡ đất, lũ ống, lũ quét trong thời gian tới

lượt xem: 214 | lượt tải:85 Xem tiếp Tin nổi bật
  • UBND tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2025 UBND tỉnh Nghệ An: Tổ chức Hội nghị triển khai Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2025
  • Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông Chuyển đổi số trong hoạt động Khuyến Nông
  • Lễ kết nạp Đảng viên mới Lễ kết nạp Đảng viên mới
  • Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024. Hội nghị kết nối khách hàng, nhà phân phối, đơn vị sản xuất thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An năm 2024.
  • Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP” Hội thảo tập huấn “ Xây dựng mô hình áp dụng chế phẩm sinh học trong chế biến nước mắm đạt chứng nhận OCOP”
  • Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học Hiệu quả từ chăn nuôi lợn an toàn sinh học
  • Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An. Tình hình buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sinh vật gây hại trên cây lúa tại Nghệ An.
  • Nghệ An phấn đấu cung ứng 41 triệu giống cây lâm nghiệp chất lượng cao Nghệ An phấn đấu cung ứng 41 triệu giống cây lâm nghiệp chất lượng cao
  • Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An” Hội nghị tập huấn “ Chuyển đổi nghề khai thác hải sản xâm hại, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản sang các nghề có tính chọn lọc cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An”
Thư viện ảnh mo-hinh-che-huu-co.jpg hoi-nghi-thang-9-6.jpg mo-hinh-ga-2.jpg mo-hinh-luon-4.jpg Kiem-tra-san-xuat.jpg tap-huan-tinh-huyen-5.jpg mo-hinh-buoi-1.jpg a12-6.jpg a26-4.jpg a23-1.jpg image-20240813150406-1-6.png a24-2.jpg a11-3.jpg a25-4.jpg h3-13.jpg Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Thức ăn Nuôi Tôm Nước Lợ