MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở MÔN TOÁN TIỂU HỌC.
Có thể bạn quan tâm
MỘT SỐ TRÒ CHƠI Ở MÔN TOÁN TIỂU HỌC.
I. Mục đích
- Thông qua trò chơi học sinh hứng thú học tập hơn, tiếp thu bài học nhanh hơn, khắc sâu được kiến thức đã học, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái.
II. Nguyên tắc khi tổ chức trò chơi trong môn toán:
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong các giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
a. Thiết kế một số trò chơi toán học trong môn toán Tiểu học:
+ Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán Cấp Tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung các bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ, đầy đủ và đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, khắc sâu kiến thức của bài học, củng cố nội dung bài.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu học phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường hiện có.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng khối lớp.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nội dung.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
*Cấu trúc của Trò chơi trong dạy học ở môn Toán Tiểu học:
+ Tên trò chơi.
+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi: chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.
+ Nêu cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi :
Thời gian tổ chức trò chơi khoảng từ 2 - 5 phút cho mỗi trò chơi.
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi :
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của ngươi tham dự, giáo viên có thể nêu thêm
những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ....)
III. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3,4,5
1. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 3:
Trò chơi : “Ong đi tìm nhụy”
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia 7)
a) Mục đích:
+ Rèn tính tập thể.
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia.
b) Chuẩn bị:
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
+ Phấn màu
c) Cách chơi :
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nao, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được các chú Ong không ?
- 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau
để khắc sâu bài học
+ Vì sao chú Ong 35 : 7 không tìm được đường về nhà của mình ?
+ Phép tính "35 : 7" có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi : Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)
a) Mục đích:
+ Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 8. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì.
b) Chuẩn bị:
+ Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 8, 16, 24, 32, 40, 48,...80 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng: 1 x 8; 8 x 1 ; 2 x 8; 8 x 2, 3 x 8; 8 x 3...
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
c) Cách chơi :
+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói :
Bác đưa thư ơi
Cháu có thư không?
Đưa giúp cháu với
Số nhà .............. 24
Khi đọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 24" thì đồng thời em đó giơ số nhà 24 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "8 x 3" hoặc "3 x 8" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ người nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được giáo viên tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
TRÒ CHƠI NÀY CÓ THỂ CẢI TIẾN NHIỀU TỐP CHƠI 1 LÚC
2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 4:
Trò chơi : “ Đi tìm ẩn số ”
a)Mục đích: Củng cố phép cộng , trừ , nhân , chia .
b) Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị bốn bảng kẻ ô theo mẫu .
Mẫu 1 :
Mẫu 2 :
c) Cách chơi: Phát cho mỗi nhóm 1 bảng kẻ ô số ( Một trong 2 mẫu trên ) và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện xong đính vào bảng đựơc treo phía sau của nhóm. Đại diện một em trình bày bài của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét kiểm tra bài làm của nhóm ( Một em trình bày hàng ngang của nhóm mình trong nhóm ). Nhóm có số bài đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
Trò chơi : “ Xây Nhà ”
a) Mục đích:
Củng cố nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. Nhân, chia nhẩm với 10, 100. 1000 , ….
b) Chuẩn bị:
+ Hình cắt các viên gạch và mái nhà có gắn nam châm.
+ Các viên gạch màu đỏ ghi các số.
Ví dụ:
- Số lượng học sinh: Cả lớp .
c) Cách chơi:
+ Hãy xây nhà bằng những viên gạch có phép tính đúng với kết quả được ghi trên bức tường nhà màu vàng.
+ Hai đội thi tiếp sức. Đội nào làm nhanh và đúng nhất sẽ thắng cuộc. Cả lớp tuyên dương.
3. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 5:
Trò chơi : Cướp cờ tính điểm
a) Mục đích:
- Giúp học sinh nắm vững cấu tạo hàng của của số thập phân và cách ghi số theo vị trí ứng dụng linh hoạt trong tình huống chơi.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thông minh sáng tạo.
b) Đối tượng chơi:
- Hoạc sinh lớp 5.
c) Chuẩn bị
- Chuẩn bị 5 lá cờ gồm các màu; xanh, đỏ, tím, vàng, trắng, 5 bút để cắm cờ. 1 miếng bìa màu đỏ để làm dấu phẩy.
- Giáo viên cử một học sinh làm thư ký và ghi thứ tự lá cờ được cắm và điểm của từng nhóm.
d) Luật chơi:
- 2 đội xếp hàng, điểm số từ 1 – 5 như sau:
Xếp hàng: 5, 4, 3, 2, 1. ; 1, 2, 3, 4, 5
Cắm cờ.
Phần nguyên Phần thập phân
- Khi giáo viên hô (1) thì 2 em số 1, ở 2 đội chạy lên cướp cờ và chỏ được cướp 1 lá cờ hàng cao nhất của số thập phân.
- Người cướp được ở hàng nào phải hô to lên hàng đó, lần lượt các em số 2 cướp 1 lá cờ ở hàng cao nhất còn lại, các em còn lại tùy thuộc vào dấu phẩy đặt ở đâu thì cờ được cướp được sẽ đạt ddierm tương ứng.
- Đội nào đạt được điểm nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc
Trò chơi : Hãy tìm thấy ngôi nhà của bạn
a) Mục đích:
- Giúp học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số ứng dụng linh hoạt.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thông minh sáng tạo.
b) Đối tượng chơi:
- Hoạc sinh lớp 5. (Thời gian khoảng 3-5 phút)
c) Chuẩn bị
- Chuẩn bị một số giây chun buộc, vẽ hình 2 ngôi nhà, trên mỗi ngôi nhà có ghi một phân số.
- 8 bút chì và 8 tấm bìa có ghi các phân số khác nhau.
- Mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi một lần.
d) Hướng dẫn cách chơi.
- Giáo viên tráo đều các thẻ rồi chia cho các đội viên của 2 đội một cách xen kẽ, yêu cầu học sinh quan sát số nhà ghi trên hình vẽ của 2 tào nhà và quan sát kĩ trên thẻ để xem mình được ở ngôi nhà nào. Khi đó lấy bút màu ghi tên ở phía dưới ngôi nhà vừa chọn đúng.
g) Luật chơi.
- Trong quá trình chơi, nếu độ nào tìm đúng chủ nhân của ngôi nhà theo số đã ghi trên tấm bìa thì tổ đó thắng cuộc.
Trò chơi : “ Đừng trùng số nhé ”
a) Mục đích:
+ Củng cố dấu hiệu chia hết
+ Phát triển tư duy linh hoạt
b) Chuẩn bị:
Lựa chọn khẩu lệnh chơi:
+ Số có hai chữ số chia hết cho 2 hoặc cho 3, cho 5, cho 9.
+ Số có 3 chữ số chia hết cho 2 hoặc cho 3, cho 5, cho 9.
Số lượng học sinh tham gia : Cả lớp
c) Cách chơi:
Chẳng hạn, giáo viên phát lệnh “ tìm số có 2 chữ số chia hết cho 3 ”. Giáo viên cho học sinh 1 phút để các em tự suy nghĩ tìm cho mình 1 vài số. Hết thời gian giáo viên chỉ định 1 em.
Ví dụ: Em này nói 36, giáo viên ghi 36 trên bảng ( và lần lượt ghi tất cả các số mà học sinh tìm được ). Bạn nào trong 5 giây không tìm được hoặc tìm trùng với số trên bảng mà giáo viên ghi thì giáo viên cho đứng tại chỗ. Trong khoảng thời gian cho phép, giáo viên cho dừng trò chơi và yêu cầu em bị đứng hô lớn “ Em sẽ cố gắng nhiều ”.
Từ khóa » Trò Chơi Trong Môn Toán Lớp 4
-
7 Trò Chơi Trong Dạy Học Môn Toán Lớp 4, 5
-
Top 7 Trò Chơi Toán Học Lớp 4 Thú Vị Nhất Hiện Nay - Monkey
-
Trò Chơi Toán Học Lớp 4
-
SKKN Một Số Trò Chơi Học Tập ở Môn Toán Lớp 4 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 25 Trò Chơi Trong Dạy Học Toán ở Các Khối Lớp Tiểu ... - Tikibook
-
GAME: CHINH PHỤC TOÁN LỚP 1,2,3,4,5
-
Đề Tài Tổ Chức Một Số Trò Chơi Toán Học Nhằm Gây Hứng Thú Học Tập ...
-
7 Trò Chơi Trong Dạy Học Môn Toán Lớp 4, 5
-
Skkn Một Số Trò Chơi Học Tập ở Môn Toán Lớp 4
-
Top 25 Trò Chơi Trong Dạy Học Toán ở Các Khối Lớp Tiểu ...
-
SKKN Một Số Kinh Nghiệm Về Thiết Kế Và Tổ Chức Trò Chơi Trong Dạy ...
-
Trò Chơi Toán Học Lớp 4 - EAS - HotaVN
-
7 Trò Chơi Trong Dạy Học Môn Toán Lớp 4, 5
-
Toán Lớp 4 - Go Go Edu