MỘT SỐ TỰ KHÁNG THỂ THƯỜNG GẶP TRONG CÁC BỆNH HỆ ...

Tổng quan Bệnh tự miễn chiếm khoảng từ 3-5% dân số. Bệnh tự miễn là do có sự hình thành các kháng thể tự miễn kháng lại các thành phần mô cơ quan bao gồm nhân tế bào, bào tương, màng tế bào…gây tổn thương các cơ quan theo các cơ chế khác nhau. Bệnh tự miễn chia làm 2 nhóm chính: Bệnh tự miễn đặc hiệu cơ quan và bệnh tự miễn hệ thống. Sự lưu hành các kháng thể tự miễn trong các bệnh lý tự miễn là rất đa dạng và phức tạp về cả cấu trúc, nguồn gốc, vai trò trong sinh bệnh học của bệnh tự miễn. Các kháng thể tự miễn hay gặp: ANA, dsDNA, ssDNA, ScL – 70, Ro/SSA, La/SSB, ANCA, kháng thể kháng phospholipid…Việc tìm hiểu về sự lưu hành và vai trò của các kháng thể tự miễn trong cơ chế bệnh sinh của bệnh tự miễn để từ đó tìm hiểu giá trị chẩn đoán và tiên lượng của các kháng thể này là rất quan trọng trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu trong chuyên ngành dị ứng và miễn dịch lâm sàng.

Tự kháng thể là gì?

Tự kháng thể là các kháng thể (các protein miễn dịch) do nhầm lẫn mục tiêu và tổn thương các mô đặc hiệu hoặc các bộ phận của cơ thể. Một hoặc nhiều tự kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của một người khi nó không phân biệt giữa protein "ngoại lai " và " tự thân".

Thông thường, hệ thống miễn dịch có khả năng phân biệt giữa các chất lạ ("ngoại lai") và các tế bào của cơ thể ("tự thân"). Nó chỉ tạo ra các kháng thể khi nó nhận thấy rằng những gì nó đã được tiếp xúc là một mối đe dọa (" ngoại lai "); khi hệ thống miễn dịch không còn nhận ra một hoặc nhiều thành phần bình thường của cơ thể là "tự thân", nó có thể sản xuất tự kháng thể tấn công các tế bào, các mô, và/hoặc các cơ quan tự thân, gây viêm và tổn thương.

Các nguyên nhân tự miễn dịch rất đa dạng và không được hiểu rõ, không có một liên kết trực tiếp, người ta cho rằng nhiều trường hợp sản xuất tự kháng thể là do yếu tố di truyền kết hợp với một kích thích môi trường, chẳng hạn như nhiễm siêu vi hoặc tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất độc hại. Một số gia đình có một tỷ lệ cao với các rối loạn tự miễn; tuy nhiên, các thành viên gia đình có thể có các rối loạn tự miễn dịch khác nhau hoặc có thể không bao giờ phát triển.

Các loại rối loạn tự miễn dịch, bệnh xảy ra và số lượng tế bào bị hủy trong cơ thể phụ thuộc vào các hệ thống hoặc các bộ phận là mục tiêu của các tự kháng thể. Rối loạn do tự kháng thể chủ yếu ảnh hưởng đến một cơ quan duy nhất, chẳng hạn như tuyến giáp trong bệnh Graves hay viêm tuyến giáp Hashimoto, thường dễ dàng chẩn đoán hơn vì nó thường có biểu hiện triệu chứng liên quan với cơ quan. Rối loạn do hệ thống tự kháng thể, làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể hoặc các hệ thống, có thể làm chẩn đoán khó khăn hơn nhiều. Các dấu hiệu và triệu chứng mà chúng gây ra là tương đối phổ biến và có thể bao gồm: viêm khớp - dạng đau khớp, mệt mỏi, sốt, phát ban, triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng, giảm cân, và yếu cơ. Biến chứng khác có thể bao gồm viêm mạch máu và thiếu máu. Các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau từ người này sang người khác và nó có thể thay đổi theo thời gian, giảm dần đi và sau đó bộc phát bất ngờ.

Một số người có thể có nhiều hơn một tự kháng thể hoặc thậm chí nhiều hơn một rối loạn tự miễn; ngoài ra còn có những người có rối loạn tự miễn dịch mà không phát hiện một mức độ của một tự kháng thể nào; những trường hợp này có thể làm cho việc xác định nguyên nhân chính và đưa đến chẩn đoán sẽ khó khăn.

Tại sao thực hiện xét nghiệm tự kháng thể?

Xét nghiệm tự kháng thể có thể được chỉ định khi một người có biểu hiện mãn tính, các triệu chứng viêm khớp liên tục, sốt, mệt mỏi, yếu cơ, và /hoặc phát ban có thể không dễ dàng được giải thích. Một trong những xét nghiệm phổ biến nhất được chỉ định là xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA). ANA dương tính với một loạt các bệnh tự miễn dịch, bao gồm cả lupus ban đỏ hệ thống (SLE), hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp và viêm gan tự miễn. Ở bệnh nhân có ANA dương tính, một nhóm 4 hoặc 6 xét nghiệm tự kháng thể được gọi là extractable nuclear antigens (ENA) thường được chỉ định. Các mô hình của tự kháng thể giúp bác sĩ xác định xem có khả năng có một rối loạn tự miễn dịch đặc hiệu. Tự kháng thể đặc hiệu thường hiện diện trong một tỷ lệ phần trăm của những người có rối loạn tự miễn dịch đặc thù. Ví dụ, lên đến 80% những người có bệnh lupus ban đỏ sẽ có một xét nghiệm anti-dsDNA dương tính, nhưng chỉ có khoảng 25-30% có một Anti Ribonucleoprotein (Anti RNP) dương tính. Một số cá nhân với một rối loạn tự miễn dịch sẽ có kết quả xét nghiệm tự kháng thể âm tính, nhưng vào một ngày sau đó rối loạn tiến triển, tự kháng thể có thể phát triển. Một tỷ lệ nhỏ trong dân số nói chung có thể có một hoặc nhiều tự kháng thể có trong máu của họ nhưng không có triệu chứng liên quan. Xét nghiệm tự kháng thể cũng được sử dụng phổ biến ở người lớn tuổi.

Xét nghiệm tự kháng thể được thực hiện cùng với x-quang, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác và có thể sinh thiết để chẩn đoán chứng rối loạn tự miễn dịch. Trong một số trường hợp, chúng được sử dụng để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, giám sát hoạt động của bệnh, và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị.

Các kháng thể tự miễn thường có vai trò chủ yếu trong chẩn đoán, ít sử dụng trong theo dõi điều trị. Một bệnh có thể có nhiều tự kháng thể lưu hành và một kháng thể có thể gặp trong nhiều bệnh.

Một số Xét nghiệm tự miễn và chỉ định

STT

TÊN XÉT NGHIỆM

Môt số chỉ định

1

Định lượng Kháng thể kháng nhân (ANA)

- Lupus ban đỏ hệ thống

- Xơ cứng bì

- Viêm da cơ – Viêm đa cơ

- Bệnh mô liên kết hỗn hợp

- Hội chứng Sjogren

- Hội chứng CREST

- Viêm khớp

- Viêm mạch hệ thống

2

Định lượng Kháng thể kháng chuỗi kép

(Ds DNA )

- Lupus ban đỏ hệ thống

- Xơ cứng bì

- Viêm da cơ – Viêm đa cơ

- Bệnh mô liên kết hỗn hợp

- Hội chứng Sjogren

- Hội chứng CREST

- Viêm khớp

- Viêm mạch hệ thống

3

Định lượng Kháng thể kháng CARDIOLIPIN

- Hội chứng Antiphospholipid

- Giảm lượng tiểu cầu

- Chứng huyết khối ĐM,TM

- Bệnh động kinh

- Sảy thai tái phát

- Thai lưu

4

Định lượng Kháng thể kháng

PHOSPHOLIPID

- Hội chứng Antiphospholipid

- Huyết khối ĐM,TM…

- Sảy thai tái phát

- Thai lưu

5

Định lượng kháng thể kháng Sm

- Lupus ban đỏ hệ thống

6

Định lượng kháng thể kháng Scl-70

- Xơ cứng bì

7

Định lượng kháng thể kháng Jo-1

- Viêm da cơ

8

Định lượng kháng thể kháng SS-A (Ro)

- Hội chứng Sjogren

- Lupus ban đỏ hệ thống

9

Định lượng kháng thể kháng SS-B (LA)

- Viêm cơ.

- Lupus sơ sinh – block nhĩ thất

10

Định lượng kháng thể kháng Histone

- Lupus do thuốc

11

Định lượng kháng thể kháng SS-Ap200

- Bệnh tim bẩm sinh liên quan đến bệnh tự miễn (SLE)

12

Định lượng kháng thể kháng RNP-70

- Bệnh mô liên kết hỗn hợp

- Xơ cứng bì

- Viêm da cơ

13

Định lượng Kháng thể kháng

β2 - GLYCOPROTEIN

- Hội chứng Antiphospholipd

- Chứng múa giật

- Thiếu máu não cục bộ

- Bệnh huyết khối TM, ĐM…

Tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, chúng tôi có thực hiện các xét nghiệm đễ hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi các bệnh hệ thống bằng kỹ thuật ELISA* cụ thể như sau:

1. XN. Định lượng Kháng thể kháng nhân (ANA)

2. XN. Định lượng Kháng thể kháng nhân (ANA) 8 profile

3. XN. Định lượng Kháng thể kháng chuỗi kép (dsDNA)

4. XN. Định lượng kháng thể kháng Sm

5. XN. Định lượng Kháng thể kháng CARDIOLIPIN IgM/IgG

6. XN. Định lượng Kháng thể kháng PHOSPHOLIPID IgM/IgG

Nguyên tắc của kỹ thuật ELISA*:

Xét nghiệm dựa trên sự cố định của các kháng nguyên đặc hiệu (pat-ented) trên bề mặt dĩa vi phiếm và dính kết theo sau của kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân. Các kháng thể dính kết được xác định với 1 kháng thể thứ cấp peroxidase-labelled chống lại trực tiếp IgG người. Sau khi thêm vào dung dịch cơ chất, độ đậm nhạt của màu mới xuất hiện sẽ tỉ lệ với nồng độ và/ hay lực hút của kháng thể xác định được. Sau khi thêm dung dịch ngưng, sự tạo màu được dừng lại và bắt đầu đo cường độ màu.

Quy cách mẫu: 2mL máu trong ống không có chất chống đông.

Bảng giá chi phí thực hiện: Chi phí xét nghiệm căn cứ vào bảng giá dịch vụ hiện hành của Bệnh viện.

Hệ thống ELISA bán tự động

Tài liệu tham khảo:

1. Karsten Conrad, Werner Schöbler., 2007. Autoantibodies in Systemic Autoimmune Diseases: A Diagnostic Reference, 2 nd ed. PABST SCIENCE PUBLISHER, 49525 Lengerich.281 pages

2. Kavanaugh AF, Solomon DH, and the American College of Rheumatology Ad Hoc Committee on Immunologic Testing Guidelines. Guidelines for immunologic laboratory testing in the rheumatic diseases: anti-DNA antibody tests. Arthritis Rheum. 2002;47:546. [PMID: 12382306]

3. K. Michael Pollard., 2006. Autoantibodies and Autoimmunity, 1st ed. WILEY-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim, Germany. 635 pages.

4. Maria Laura Bertolaccini, Oier Ateka-Barrutia, and Munther A. Khamashta., 2010. Antiphospholipid Syndrome Handbook, 1st ed. Springer London Dordrecht Heidelberg New York. 98 pages.

5. Von Muhlen CA, EM Tan. Autoantibodies in the Diagnosis of Systemic Rheumatic Diseases. Semin Arthritis Rheum. 1995. 24:323–358

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Khoa Miễn dịch (lầu 2) - Bệnh viện Truyền máu Huyết học;

Số 118 Hồng Bàng, P 12, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 028 3957 1342 (máy lẻ 184 hoặc 181)

Từ khóa » Các Bệnh Hệ Thống Là Những Bệnh Gì