Một Số Vấn đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Nội Dung Và Phương Thức Cầm ...
Có thể bạn quan tâm
Nhận thức chung về đảng chính trị và đảng cầm quyền
1. Đảng chính trị
Quá trình hình thành của đảng chính trị bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là thời kỳ ra đời các hệ thống chính trị của các nhà nước tư sản non trẻ ở Tây Âu và Mỹ(1). Các tổ chức tiền thân của các chính đảng là các nhóm chính trị, các câu lạc bộ. Tại nước Anh, các tổ chức đảng được phôi thai từ thế kỷ XVII(2). Ở Pháp, sự phát triển của các nhóm nhỏ mà được coi là các đảng mới được hình thành, phôi thai từ cuộc cách mạng năm 1789(3)... Nhưng phải đến cuối thế kỷ XVIII, đảng chính trị mới xuất hiện. Ở Mỹ, Đảng Dân chủ xuất hiện năm 1792 với tư cách là một nhóm cử tri ủng hộ Thomas Jefferson trở thành Tổng thống năm 1801 (Đảng Cộng hòa ra đời muộn hơn, vào năm 1854).
Trong lịch sử phát triển của loài người, khi xã hội phân chia thành giai cấp thì xuất hiện mâu thuẫn về lợi ích giai cấp. Lịch sử đấu tranh giai cấp đã chứng minh rằng, đấu tranh giai cấp phát triển đến một trình độ nhất định thì các đảng chính trị mới có khả năng ra đời. Các đảng chính trị được xuất hiện trong cách mạng tư sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa và không được truyền cho con cháu theo nguyên tắc “cha truyền con nối”. Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước được tiến hành bằng phương pháp bầu cử phổ thông, đầu phiếu.
Xét về phương diện tổ chức quyền lực nhà nước, đảng chính trị xuất hiện như là kết quả việc hạn chế quyền lực của nền quân chủ chuyên chế, của sự ra đời quyền bầu cử (thế kỷ XIX)(4). Trong bối cảnh đó, các lực lượng muốn chiếm giữ quyền lực và nhân rộng tầm ảnh hưởng trong xã hội cần phải bảo đảm cho mình sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng. Chính đảng chính trị đã trở thành công cụ hợp pháp để phản ánh quyền lợi của những nhóm cử tri khác nhau và để chọn lựa giới thượng lưu cho xã hội. Đây chính là những lý do khách quan cho sự ra đời của đảng chính trị.
Sự ra đời và phát triển của các chính đảng có liên quan chặt chẽ đến ba khái niệm cơ bản: quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền các nhóm được kiểm soát và chi phối lãnh đạo, hạn chế quyền của phái đa số cầm quyền(5). Biểu hiện tập trung, cụ thể và thiết thực của ba khái niệm đó là quyền giành quyền lực bằng con đường tuyển cử và bằng đấu tranh ở Quốc hội. Một số quốc hội ra đời sớm ngay khi còn chế độ quân chủ chuyên chế như Quốc hội Anh (giữa thế kỷ XIV), Quốc hội Pháp (giữa thế kỷ XV). Sự kiện đó đã phản ánh mối quan hệ thống trị, đấu tranh và hợp tác giữa nhà vua, quý tộc, tư sản và nông dân trong một thời gian tương đối dài trước khi có các cuộc cách mạng tư sản. Tại Hoa Kỳ, Quốc hội và Chính phủ đều ra đời qua thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thiết lập chính quyền tư sản. Trong bối cảnh đó, các chính đảng dần dần ra đời và phát triển.
Trên thế giới đã có nhiều quan niệm về đảng chính trị, vừa có nét tương đồng, vừa có sự khác biệt, thậm chí khác nhau khá xa. Nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đưa ra định nghĩa về đảng chính trị từ phương diện một thuộc tính tiêu biểu của đảng chính trị, đó là vai trò của đảng trong các cuộc bầu cử để tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo đó, phạm trù đảng chính trị bao gồm những dấu hiệu sau(6):
- Đảng tồn tại với mục đích nắm giữ quyền lực nhà nước. Đây là mục đích mang tính công khai, nhất quán đối với tất cả các đảng chính trị. Khác với những tổ chức khác hoạt động trên chính trường, đảng công khai đấu tranh vì những vị trí trong nghị viện và chính phủ. Vai trò, vị thế của các đảng chính trị được thể hiện ở sự tham gia tích cực vào đời sống chính trị ở mọi giai đoạn của hoạt động chính trị: tham gia vào các cuộc bầu cử, hình thành các cơ quan nhà nước, đưa các quyết định chính trị vào hoạt động của nhà nước và việc thực hiện chúng.
- Phương thức giành quyền lực nhà nước của đảng chính trị là phương thức cạnh tranh trong bầu cử, là con đường hòa bình. Đây là phương thức được các chính trị gia phương Tây đề cao, bởi theo họ, đó là con đường chính trị ưu việt, phù hợp với tinh thần dân chủ cao nhất.
- Để trở thành một đảng chính trị, tồn tại và phát triển với vị thế là một đảng chính trị thì các tổ chức đảng chính trị phải có các yếu tố cấu thành: các đảng đều phải có hệ tư tưởng riêng, phải là một tổ chức có kỷ cương và phải được sự thừa nhận, điều chỉnh của luật pháp. B. Konstan đại diện cho trường phái bảo thủ ở Anh cho rằng, đảng phái là tập hợp những người theo những học thuyết chính trị giống nhau(7).
Nhà triết học chính trị Xôviết Anatôli Butenkhô đã đưa ra định nghĩa: “Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực nhất của một giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và thể hiện (trong cương lĩnh và các văn kiện khác) những lợi ích cơ bản của giai cấp đó. Chức năng quan trọng nhất của đảng là tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những hoạt động của giai cấp và của các đồng minh của nó”(8).
Trong lịch sử, không có một giai cấp cầm quyền nào mà lại tự nguyện từ bỏ quyền lực chính trị của giai cấp mình. Đấu tranh chính trị đòi hỏi giai cấp phải có mục tiêu chính trị rõ ràng, phải có tổ chức chặt chẽ để tập hợp lực lượng của giai cấp, để huy động lực lượng đồng minh đánh bại kẻ thù, giành thắng lợi. Các đảng chính trị ra đời là do đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh chính trị giữa các giai cấp. Đảng là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định (các đảng công nhân, tư sản, nông dân, dân chủ cách mạng...). Đảng chính trị, về nguyên tắc, là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp, tập hợp những người giác ngộ nhất về lợi ích giai cấp, kiên quyết nhất trong đấu tranh để bảo vệ lợi ích giai cấp khi chưa giành được quyền lực chính trị cũng như khi đã giành được quyền lực chính trị.
Từ khóa » Tiểu Luận Vai Trò Của đảng Cộng Sản Việt Nam Hiện Nay
-
10+ Tiểu Luận Vai Trò Của đảng Cộng Sản Việt Nam đúng Chuẩn Nhất
-
Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Của đảng Cộng Sản Việt Nam Trong Hệ ...
-
Top 5 Tiểu Luận Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Việt Nam - ViecLamVui
-
Tiểu Luận Phân Tích Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối Với ...
-
Đề Tài Làm Rõ Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Luận Văn
-
Tiểu Luận: Vai Trò Lãnh đạo Của đảng đối Với Sự Nghiệp Cách Mạng
-
[123doc] Tieu Luan Vai Tro Cua Dang Chinh Tri Cam Quyen Trong To Chuc ...
-
Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Trong Quá Trình Thực Hiện Sứ Mệnh Lịch Sử ...
-
Tiểu Luận Về đảng Cộng Sản Việt Nam - Trần Gia Hưng
-
[PDF] đảng Cộng Sản Việt Nam Lãnh đạo đổi Mới Nội Dung, Phương Thức ...
-
[PDF] Nhận Thức Về Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con đường đi Lên Chủ
-
Top 10 Tiêu Luận Vai Trò Của đảng Trong Hệ Thống Chính Trị 2022
-
TopList #Tag: Tiểu Luận Vai Trò Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Hiện Nay
-
Tiểu Luận: Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc đối Với Việc Thành Lập Đảng ...