Một Số Ví Dụ Về Chiến Lược Nhân Sự Dành Cho Doanh Nghiệp Số
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu các ví dụ về chiến lược nhân sự giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn thực trạng đội ngũ lao động của mình. Từ đó, xây dựng lộ trình phát triển nguồn lực lao động bền vững hơn nữa trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho nhà quản lý thông tin chi tiết về chiến lược nhân sự. Cùng tìm hiểu ngay!
Table of Contents
- Chiến lược nhân sự là gì?
- Mục tiêu của xây dựng chiến lược nhân sự trong doanh nghiệp
- Xác định khía cạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu
- Xác định sứ mệnh – nhiệm vụ – tầm nhìn – giá trị cốt lõi
- Phân tích nguồn lực phù hợp với mục đích
- Đánh giá hiệu quả
- Lợi ích của xây dựng chiến lược nhân sự doanh nghiệp
- Ví dụ về chiến lược nhân sự của các doanh nghiệp
- Kết luận
Chiến lược nhân sự là gì?
Tìm hiểu thêm:
>> 4 bước hoạch định chiến lược nhân sự hiệu quả cho mọi nhà quản lý
>> 3 mô hình xây dựng chiến lược nhân sự phổ biến hiện nay
>> 5 chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Có thể nói, chiến lược nhân sự là phương hướng, kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ đề ra để phát triển, hiện thực hóa các chiến lược phát triển kinh doanh trong tương lai. Đây là cách giúp cho doanh nghiệp hoàn thành hay đạt được hiệu quả kinh doanh bằng đội ngũ nhân sự sẵn có trong doanh nghiệp.
Một cách dễ hiểu hơn, chúng ta có thể định nghĩa chiến lược nhân sự là một hệ thống gồm có các chính sách, hoạt động và quy trình quản trị nguồn nhân lực. Nó được thiết kế cho các nhóm nhân lực hay nhóm công việc cụ thể, khác nhau ở trong doanh nghiệp để đáp ứng các mục tiêu ban đầu mà chiến lược đã đề ra. Cũng từ đó mà thực hiện, hoàn thành các mục tiêu chiến lược nhân sự đem lại hiệu quả tốt hơn trong hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu của xây dựng chiến lược nhân sự trong doanh nghiệp
Là sợi dây gắn kết giữa đội ngũ nhân sự với việc hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, chiến lược nhân sự được xây dựng nhằm các mục đích:
Xác định khía cạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu
Thông thường, mục tiêu chiến lược nhân sự được xây dựng và phát triển dựa vào tổ chức của doanh nghiệp. Chính từ văn hóa doanh nghiệp đã xây dựng nên chiến lược nhân sự, đồng thời cũng làm nổi bật phong cách quản lý ở đây. Chính vì vậy, HR sẽ phải dựa vào các khía cạnh của doanh nghiệp đang có để tuyển dụng được nhân sự phù hợp, sẵn sàng đáp ứng được những mục tiêu dài hạn.
Xác định sứ mệnh – nhiệm vụ – tầm nhìn – giá trị cốt lõi
Mỗi doanh nghiệp trước khi xây dựng đều chuẩn bị và xác định trước cho mình sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và nhiệm vụ trọng tâm. Những yếu tố trên có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên cũng như sự cố gắng, cống hiến của họ trong doanh nghiệp. Những yếu tố này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những chiến lược và mục tiêu mà HR định hướng.
Phân tích nguồn lực phù hợp với mục đích
Đây là yếu tố quyết định chiến lược nhân sự với sự tập trung chủ yếu vào cách thức sắp xếp bộ máy, văn hóa công ty, chính sách, chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho nhân viên. Việc phân tích nguồn nhân lực đang sở hữu cũng giúp cho doanh nghiệp nắm được hiện trạng của mình để định hướng đường lối phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả
Mọi ngành nghề đều có sự thay đổi nhanh chóng theo thời gian từ yêu cầu của khách hàng, cách tiếp cận khách hàng cũng như các dịch vụ cung cấp. Do đó, doanh nghiệp cũng nên chú trọng xây dựng chiến lược đào tạo nhân sự, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho nhân viên, đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường.
Việc đánh giá hiệu quả của chiến lược nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận được những điểm được cũng như chưa được, để kịp thời điều chỉnh. Bên cạnh đó, nâng cao dự linh hoạt, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường để tạo thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Lợi ích của xây dựng chiến lược nhân sự doanh nghiệp
Tìm hiểu thêm:
>> 3 bước xây dựng chiến lược nhân sự dành cho doanh nghiệp
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
Việc xây dựng và áp dụng chiến lược quản lý nhân sự bộc lộ rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Những lợi ích dễ dàng nhìn thấy, đó là:
- Điều phối được nguồn lực con người
- Đáp ứng được số lượng, chất lượng nhân sự để thực hiện chiến lược dài hạn.
- Đảm bảo được sự nhất quán với các chính sách và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp
- Sử dụng cho hiệu quả nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới của thị trường, của người lao động
- Tạo điều kiện để nhân sự phát huy được năng lực cá nhân trong môi trường làm việc
- Tăng sự hài lòng của nhân viên, từ đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững, phát triển.
- Để mục tiêu chiến lược nhân sự đem lại hiệu quả, doanh nghiệp phải nắm rõ được số lượng nhân sự ở hiện tại để thực hiện, chất lượng nguồn nhân sự có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu công việc hay không. Cũng từ đây, doanh nghiệp sẽ dự báo và cung cấp được nhân lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh.
Ví dụ về chiến lược nhân sự của các doanh nghiệp
Nghiên cứu các doanh nghiệp trong nước, ta có thể kể tới những ví dụ nổi bật cho việc xây dựng chiến lược nhân sự như: ICP, VPBank và TMG.
Đầu tiên là ICP, năm 2013 họ đã lọt vào top 100 danh sách những địa điểm làm việc tốt nhất ở Việt Nam. Đây cũng chính là minh chứng cho những doanh nghiệp biết cách đề ra mục tiêu chiến lược nhân sự để thực hiện và phát triển thành công. Sau ICP, Vpbank với hoạt động tái cấu trúc nhân sự để thích nghi với mục tiêu mới cũng đã rất thành công. Họ đã nhanh chóng đứng trong top 3 các ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam và giữ luôn vị trí trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất.
Còn Thiên Minh Group (TMG), chuyên cung cấp chuỗi dịch vụ lữ hành và khách sạn, vừa được vinh danh trong danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất Đông Á năm 2014, lại đáng để học hỏi trong xu hướng quốc tế hóa của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Khi mới thành lập cách đây 20 năm, TMG chỉ có khoảng 2-3 nhân sự. 4 năm trước, tức năm 2010, con số này là 600. Hiện nay, toàn tập đoàn có khoảng 2.500 nhân sự đến từ 14 quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Trong đó, nhân sự nước ngoài là 800 người.
Kết luận
Nghiêm túc xây dựng chiến lược nhân sự đúng đắn, hợp lý, kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệp thay đổi, hoàn thiện và phát triển hơn với nhu cầu của xu thế hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những nhìn nhận tổng quan và đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng để bắt tay ngay vào việc xây dựng chiến lược quản lý nhân sự cho doanh nghiệp mình.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Ví Dụ Về Quản Trị Nguồn Nhân Sự
-
Quản Trị Nhân Sự Là Gì? Cách Quản Trị Nhân Sự Hiệu Quả Cho Doanh ...
-
Ví Dụ Về Kỹ Năng Quản Trị Nhân Sự
-
(DOC) Vi Dụ Về Nguồn Nhan Lực | Thuhuyen Vo
-
Quản Trị Nguồn Nhân Lực - Slideshare
-
Ví Dụ Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực Quốc Tế - Mới Cập Nhập - Update Thôi
-
Ví Dụ Về Quản Lý Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp - 123doc
-
Ví Dụ Về Quản Trị Nguồn Nhân Lực - 123doc
-
Quản Trị Nguồn Nhân Lực - Vai Trò, Mục Tiêu Và Các Chức Năng Chính
-
7 Chức Năng Cơ Bản Về Quản Lý Nhân Sự Mà Mọi Chuyên Gia ... - Tanca
-
Quản Trị Là Gì? Lấy Ví Dụ Minh Họa? Sự Khác Nhau Với Quản Lý?
-
Chính Sách Quản Lý Nguồn Nhân Lực Là Gì? Mục Tiêu Của Chính Sách ...
-
Xu Hướng Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp ở Kỷ Nguyên ...
-
Khái Niệm Và Vai Trò Của Quản Trị Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp